Ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 81)

3.3 Giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3.3.4 Ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ rất quan trọng và là cách thức quản lý chất lượng tín dụng tiên tiến mà Ngân hàng muốn quản lý rủi ro tốt cần phải cĩ. NHNN khuyến cáo các Ngân hàng khẩn trương xây dựng hệ thống này.

Ngân hàng muốn thực hiện phân loại nợ một cách chính xác ( dù áp dụng phương pháp phân loại nợ theo Điều 6 hay Điều 7 QĐ 493) đều cần phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Cụ thể, hệ thống này sẽ là cơ sở quan trọng, tin cậy cho các Ngân hàng khi thực hiện phân loại nợ theo Điều 6. Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, nếu Ngân hàng nhận thấy khách hàng cĩ sự suy giảm khả năng trả nợ, Ngân hàng được quyền tự phân loại khách hàng này vào nhĩm nợ cĩ mức độ rủi ro cao hơn theo quy định tại khoản 4 Điều 6. Cịn đối với những Ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 thì hệ thống này là một trong những điều kiện tiên quyết và khơng thể thiếu.

VCB đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2003, tuy nhiên chỉ dùng để đánh giá khách hàng và làm cơ sở để xác định giới hạn tín dụng chứ hệ thống này chưa được dùng để phân loại nợ. Thời

gian từ đĩ đến nay là bước trải nghiệm cần thiết và cĩ điều kiện rút kinh nghiệm để chuyển sang giai đoạn áp dụng sâu rộng hơn, đồng bộ hơn. Hiện tại VCB đã xây dựng hồn chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, và đã được NHNN cho phép áp dụng chính thức.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ( HTXHTDNB) là cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được sử dụng để xem xét cấp tín dụng, phân loại nợ và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng.

Mục đích của HTXHTDNB của các Ngân hàng cũng như HTXHTD của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody,s , Standard&Poor đều nhằm đánh giá về rủi ro tín dụng của Ngân hàng, rủi ro do khách hàng khơng cĩ khả năng hồn trả vốn vay hoặc rủi ro do Ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba. Tuy nhiên, do dựa trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên cĩ thể cĩ những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của HTXHTDNB của các NHTM so với các tổ chức xếp hạng quốc tế.

Các đặc điểm về cấu trúc, thiết kế và vận hành của HTXHTDNB cĩ thể khác nhau giữa các Ngân hàng, ví dụ như: cơ cấu các chỉ tiêu đánh giá, trọng số các chỉ tiêu, số lượng các mức xếp hạng, ước tính mức rủi ro gắn liền với các mức xếp hạng, các chính sách khách hàng, chính sách tín dụng áp dụng cho từng mức xếp hạng… Nhìn chung, khi xây dựng một HTXHTDNB các Ngân hàng đều cân nhắc đến các yếu tố như: chi phí và lợi ích của việc đánh giá và thu thập thơng tin, tính nhất quán của các tiêu chí đánh giá, tính hợp lý của các mức xếp hạng tương ứng với các mức rủi ro xác định, các chính sách đối với quản lý khách hàng, chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và việc ứng dụng các kết quả xếp hạng vào hoạt động quản trị Ngân hàng.

Tuy nhiên, dù cĩ sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của HTXHTDNB giữa các Ngân hàng nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc chấm điểm, xếp hạng trên cơ sở các chỉ số tài chính kết hợp với các yếu tố phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hĩa rủi ro mà Ngân hàng cĩ thể sẽ gặp phải.

Một số các yếu tố phi tài chính thường được sử dụng trong HTXHTDNB gồm:

- Quy mơ hoạt động của khách hàng ( vốn, số lượng lao động,doanh thu, tổng tài sản…)

- Trình độ quản lý của khách hàng ( năng lực điều hành, khả năng xử lý các vấn đề như bãi cơng, hệ thống kiểm sốt nội bộ… )

- Mức chịu đựng các thay đổi thị trường của khách hàng;

- Danh tiếng, uy tín, chất lượng nhân lực và năng suất lao dộng của khách hàng;

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng;

- Các chỉ số về tốc độ tăng trưởng về vốn, tài sản, nợ, doanh thu, lợi nhuận qua từng kỳ.

Một số các chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng trong HTXHTDNB gồm:

- Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh cho biết tình hình sử dụng nguồn lực của khách hàng:

- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp:

- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ cân nợ để đánh giá mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay cho các hoạt động kinh doanh của mình, gồm:

- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời để đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng quản lý của doanh nghiệp:

Hồn thiện HTXHTDNB cũng đặt ra yêu cầu phải phù hợp với thơng lệ quốc tế nhưng khơng xa rời với điều kiện kinh doanh riêng biệt của VCB, vừa phải đảm bảo tính linh hoạt cĩ thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tương lai, các chỉ tiêu chấm điểm XHTD phải đảm bảo khơng quá phức tạp và sát với thực tế để mọi người tin tưởng thực hiện.

Nhìn chung HTXHTDNB của VCB đã bám sát khung hướng dẫn của NHNN nhưng cĩ sự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm trên thế giới. HTXHTDNB khơng chỉ cĩ ý nghĩa to lớn đối với VCB trong việc nâng cao chất lượng cấp phát tín dụng, tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, mà nĩ cịn mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được chính sách ưu tiên cấp tín dụng, được ưu đãi về lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay, điều kiện về tài sản đảm bảo… Tuy nhiên, HTXHTD cũng đồng thời gây khĩ khăn cho những khách hàng xếp hạng thấp ( từ BB đối với doanh nghiệp và B đối với cá nhân xuống đến D ), tùy theo mức độ xếp hạng, VCB sẽ tăng dần các yêu cầu về điều kiện cho vay và tài sản đảm bảo, thậm chí cĩ thể tập trung thu hồi nợ.

Tuy nhiên, nếu Ngân hàng chỉ dựa vào mơ hình chấm điểm, XHTD để đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay thì kết quả đạt được cĩ thể vẫn cách xa với thực tế do sự biến động của điều kiện kinh doanh, và khơng cĩ phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào cĩ thể hồn tồn thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên mơn của cán bộ tác nghiệp. Cho nên vẫn cần phải cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và cơng nghệ trong XHTD khách hàng nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách cĩ hiệu quả. Cần phải tăng cường cơng tác kiểm tra khách hàng, thu thập thơng tin kịp thời về các biến động của khách hàng để điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp, đơn đốc khách hàng tuân thủ pháp luật về kế tốn và kiểm tốn.

Thiết lập kênh trao đổi thơng tin giữa các Ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sử dụng tiến bộ cơng nghệ tin học trong quản trị thơng tin là một trong những yếu tố then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)