FDIC là tổ chức có sự quan tâm chú ý đến công tác kiểm tra, giám sát các ngân hàng nhất trong số các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới. Ngay từ khi mới thành lập tổ chức này đã có hơn 4.000 ủy viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và cho tới nay con số này đã lên tới khoảng 8.000 người.
Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:
- Kiểm tra, giám sát việc đảm bảo là thành viên tham gia bảo hiểm tiền gửi và bổ sung vốn nhằm đảm bảo quy định về vốn trong hoạt động ngân hàng
- Kiểm tra, giám sát khả năng đảm bảo hoạt động lành mạnh và an toàn của ngân hàng với bốn nội dung:
+ Xác định chất lượng tài sản hiện có
+ Phát hiện các hoạt động phát sinh có thể dẫn đến khó khăn tài chính + Thẩm định điều hành ngân hàng
+ Phát hiện các hoạt động khơng bình thường và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Hoạt động giám sát từ xa của FDIC cũng dựa trên cơ sở xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, phân loại và xếp hạng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. FDIC sử dụng hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng theo CAMELS, theo đó giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về các mặt như: mức đủ vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản lý, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, sự nhạy cảm rủi ro thị trường. Hệ thống xếp hạng đánh giá dựa trên các chỉ tiêu định tính và định lượng. Các chỉ tiêu định lượng được cho điểm từng chỉ tiêu và từng hạng mục. Các chỉ tiêu định tính nhận xét và đánh giá theo dạng bảng hỏi. FDIC yêu cầu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác giám sát. Đồng thời FDIC cũng sử dụng kết quả giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng để có thêm cơ sở đánh giá thực trạng của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi