Trong q trình hoạt động, có thể do khách quan hoặc chủ quan mà tổ chức nhận tiền gửi có thể bỏ qua các quy định về an toàn trong hoạt động dẫn đến vi phạm các chỉ tiêu an tồn. Để phát hiện được các vi phạm chỉ có thể bằng biện pháp kiểm tra tại chỗ hoặc thông qua giám sát từ xa. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại số lượng cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra cịn hạn chế khơng thể thực hiện thanh, kiểm tra thường xun được. Vì vậy, chỉ có cơng tác giám sát từ xa được thực hiện thường xuyên mới phát hiện kịp thời các vi phạm của tổ chức nhận tiền gửi để cảnh báo giúp tổ chức nhận tiền gửi có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động.
Vì mục tiêu lợi nhuận, tổ chức nhận tiền gửi có thể khơng lường hết những rủi ro xảy ra trong tương lai hoặc có thể chấp nhận rủi ro quá mức. Nếu rủi ro ở mức thấp thì tổ chức nhận tiền gửi có thể xử lý được, nhưng nếu rủi ro cao thì khơng những làm cho tổ chức nhận tiền gửi đó khó khăn có thể dẫn đến phá sản mà còn gây ra đổ vỡ dây chuyền đối với cả hệ thống gây nên khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới. Tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi sẽ được hạn chế nếu làm tốt công tác cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro. Dưới tác động của hoạt động giám sát, các tổ chức nhận tiền gửi sẽ tự nâng cao ý thức trong việc chấp hành các văn bản, các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Không những thế, tổ chức nhận tiền gửi cũng phải nâng cao năng lực tài chính, cải tiến cơng nghệ, nâng cao năng lực quản trị điều hành để đảm bảo an toàn trong hoạt động và đứng vững trong cạnh tranh.
Hiện nay, hầu hết ở các nước phát triển đều sử dụng công cụ giám sát từ xa như một kênh thông tin để phát hiện những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi.