a) Giám sát từng ngân hàng
Giám sát từng ngân hàng theo các tiêu chí khả năng về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn, rủi ro khác. Ngồi các chỉ tiêu giám sát, việc phân tích, đánh giá cịn dựa trên các khoản mục về tài sản nợ, tài sản có, vốn, đối chiếu, so sánh với số liệu của quý trước liền kề và cùng kỳ năm trước. Trong trường hợp cán bộ giám sát thấy cần thiết, thực hiện kiểm tra chi tiết các báo cáo ngân hàng gửi như tài khoản của Bảng cân đối tài khoản, các khoản mục của Báo cáo thu nhập chi phí. Giám sát từng ngân hàng là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và vị trí của ngân hàng trong nhóm. Cán bộ giám sát đưa ra những vi phạm đối với các quy định của Ngân hàng nhà nước và BHTGVN và những vấn đề cần lưu ý; đánh giá tổng quát chung đối với các vấn đề chuyển biến tốt. Từ đó xác định tình trạng của ngân hàng theo 2 mức: hoạt động bình thường hoặc cần theo dõi.
Số liệu giám sát tính đến cuối quý 4/2007 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trong quý 4/2007 hoạt động của ngân hàng tăng nhẹ về quy mô so với quý trước, bằng chứng là Tổng nguồn vốn tăng 1,5%, trong đó vốn điều lệ tăng 1,9%, vốn huy động giảm 0,1%, vốn vay tăng 52,2%, vốn và các quỹ giảm 2,1%.
So với quý trước, Vốn huy động thị trường 1 tăng 4,1%, trong đó tăng chủ yếu ở các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn mặc dù có chi phí thấp hơn nhưng tính chất kém ổn định hơn so với vốn có kỳ hạn. Vốn huy động thị trường 2 giảm 24,7%.
Vốn vay tăng mạnh 52,2%, so với quý trước, trong đó Vay Ngân hàng nhà nước tăng 92,1%, vay các ngân hàng khác tăng 232,4%. Cho thấy ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn, phải đi vay để đáp ứng nhu cầu về vốn.
Tổng dư nợ đạt 129.218 tỉ đồng, tăng 6,2%. Nợ xấu giảm 9,9%, giảm nhiều ở dư nợ nhóm 5. Từ cuối năm 2006 nợ xấu của ngân hàng giảm dần theo các quý. Trong quý này tỷ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ chỉ cịn 3,2%, Cho thấy chất lượng tín dụng được quan tâm cải thiện và nâng cao.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ của Ngân hàng Đầu Tư
0.01.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0
Quý 4/2006 Quý 1/2007 Quý 2/2007 Quý 3/2007 Quý 4/2007
%
Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Tỷ lệ Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ là 22,9%, giảm nhẹ so với quý trước nhưng vẫn ở mức cao. Trong đó ngân hàng cần lưu ý đến việc gia tăng các khoản nợ thuộc nhóm 3 để có biện pháp thu hồi nợ, ngăn ngừa rủi ro tín dụng.
Nợ quá hạn / (Vốn cấp 1 + Dự phòng rủi ro) là 255,1% cao nhất trong khối NHTMNN, tuy dự phòng rủi ro tăng mạnh 70,5% nhưng vẫn chưa cải thiện đáng kể tỷ lệ này. Tuy nhiên, xu thế cho thấy ngân hàng đã nỗ lực để giảm dần tỷ lệ này.
Tài sản có sinh lời trên Tổng tài sản là 91,9%, thấp nhất trong nhóm NHTMNN. Cùng với tỷ lệ Nợ quá hạn và Nợ xấu cao nhất cho thấy chất lượng tài sản có của ngân hàng ở mức thấp nhất so với các NHTMNN khác.
Tiền gửi có kỳ hạn trên Nguồn vốn huy động là 58,4% và Tổng tài sản có có tính thanh khoản cao trên Tổng tài sản có là 16,8%, đều giảm so với quý trước, phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng có dấu hiệu suy giảm.
b) Giám sát theo nhóm ngân hàng
Nhóm các ngân hàng tương đồng được phân loại theo các nhóm: Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị (NHCPĐT), Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (NHCPNT), Ngân hàng liên doanh (NHLD), Chi nhánh ngân hàng nước ngồi (CNNHNNg). Giám sát theo nhóm ngân hàng là đánh giá tình hình của các nhóm ngân hàng tương đồng nhằm nắm bắt được tình hình hoạt động của nhóm, xác định đặc điểm của nhóm và mức tham chiếu của các chỉ tiêu giám sát của từng nhóm.
Số liệu giám sát tính đến cuối q 4/2007 của nhóm NHTMNN
Bảng số 1. Bảng chỉ tiêu giám sát nhóm NHTMNN năm 2007
STT CÁC CHỈ TIÊU CHUNG ĐVT 1/2007 Quý 2/2007 Quý 3/2007 Quý 4/2007 Quý I - Khả năng về vốn
1 VHĐ thị trường 1 / Tổng nguồn vốn % 72,66 74,24 73,22 73,022 VHĐ thị trường 2 / Tổng nguồn vốn % 9,92 9,58 9,85 9,26 2 VHĐ thị trường 2 / Tổng nguồn vốn % 9,92 9,58 9,85 9,26 3 Tổng tài sản có /Vốn tự có lần 21,63 19,42 19,72 21,48