Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang trong thời kỳ hội nhập (Trang 25 - 33)

1.2 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một Ngân

thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính. Do vậy người ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại qua yếu tố trung gian – môi trường cạnh tranh. Người ta đánh giá yếu tố mơi trường có tạo thuận lợi hay hạn chế các Ngân hàng thương mại phát triển các dịch vụ tài chính. Trong mơi trường đó, các Ngân hàng thương mại có được quyền quyết định, tạo ra cho khách hàng sự lựa chọn sử dụng sản phẩm hay không. Với yếu tố môi trường, một Ngân hàng thương mại sẽ tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ được đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao hơn so với nếu cùng Ngân hàng đó cạnh tranh trong mơi trường khơng hồn hảo. Vì trong mơi trường cạnh tranh hồn hảo Ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội phát triển dịch vụ và khách hàng sẽ có nhiều khả năng lựa chọn sản phẩm hơn.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại hàng thương mại

Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại có vai trị quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển của các nhân tố cũng như chiều hướng tác động của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại để có sự lựa chọn chiến lược cạnh tranh thích hợp cũng như sự lựa chọn các giải pháp. Có thể tổng quát các nhân tố ảnh hưởng

trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại thơng qua mơ hình 1.1 như sau:

Mơ hình 1: Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

thương mại.

1) Mơi trường vĩ mơ

Phân tích mơi trường vĩ mơ thường được các Nhà kinh tế, Ngân hàng trên thế giới áp dụng theo nội dung phân tích PEST (Political, Economic, Social, Technological) đó là những yếu tố mang tính Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Cơng nghệ.

a) Hệ thống chính trị:

Hệ thống chính trị mỗi quốc gia có tầm ảnh hưởng tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội, bao gồm cả các hoạt động Ngân hàng. Xem xét hệ thống chính trị trên hai góc độ đó là hệ tư tưởng và hệ thống luật pháp.

Môi trường Năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại Người cung ứng Người sử dụng dịch vụ Các sản phẩm thay thế Các đối thủ tiềm năng Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

+ Hệ tư tưởng có khả năng tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động Ngân hàng. Nó sẽ tác động gián tiếp khi thơng qua hệ tư tưởng sẽ tác động đến sự hình thành hệ thống luật pháp trong kinh doanh các hoạt động Ngân hàng. Nó sẽ trực tiếp tác động đến chiến lược kinh doanh của một Ngân hàng khi mà những tiếng nói của các nhà lãnh đạo, hay một hệ tư tưởng của một Đảng phái ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành, cũng như chiến lược hoạt động của Ngân hàng.

Mức độ ảnh hưởng của hệ tư tưởng cịn tùy thuộc vào thể chế chính trị của một quốc gia. Hệ tư tưởng của một Đảng phái sẽ có tầm ảnh hưởng lớn khi Đảng đó là Đảng cầm quyền.

+ Hệ thống luật pháp: Hệ thống luật pháp là tiền đề pháp lý trong kinh doanh các hoạt động Ngân hàng, là cơ sở pháp lý để các Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện các chiến lược cạnh tranh.

Hệ thống luật pháp chi phối trực tiếp đến cơ chế hoạt động của các Ngân hàng thương mại; chi phối đến việc mở rộng hay thu hẹp các chủ thể khác cạnh tranh với các Ngân hàng trên thị trường tài chính. Hệ thống luật pháp còn chi phối đến việc mở rộng hay giới hạn quy mô hoạt động của Ngân hàng nhằm duy trì độ an tồn, hiệu quả của các Ngân hàng.

Khi xây dựng chiến lược cạnh tranh các Ngân hàng thương mại phải xem xét đến sự tác động của hệ thống chính trị, đường lối chiến lược và mức độ ảnh hưởng của hệ thống chính trị đến xu hướng hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế như:

Sự thay đổi của luật pháp quy định những lĩnh vực mà Ngân hàng thương mại được hay không được kinh doanh; quy định điều kiện, thủ tục cấp phép hoạt động; quy định giới hạn quy mơ cấp tín dụng cho một

khách hàng so với vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại; quy định giới hạn quy mô tài sản có quy đổi theo mức độ rủi ro so với vốn chủ sở hữu.

Mơi trường cạnh tranh có cho phép thêm nhiều đối thủ tham gia cạnh tranh hay không, nếu môi trường cạnh tranh phát triển, nới lỏng điều kiện gia nhập thị trường là động lực thúc đẩy buộc các Ngân hàng thương mại phải luôn tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Mức độ tự do hóa thị trường tài chính (cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá…) sẽ tác động đến khả năng tham gia các hoạt động của các chủ thể cạnh tranh trên thị trường tài chính.

Các nổ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy q trình tồn cầu hóa có thể làm thay đổi gia tăng hay kìm hãm chiến lược cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế.

b) Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là nơi nuôi sống các Ngân hàng thương mại, môi trường kinh tế bao gồm mơi trường trong nước và mơi trường ngồi nước, một số yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại như:

+ Sức mạnh của nền kinh tế một quốc gia (qui mô và mức tăng GDP); độ ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối) sẽ tác động đến khả năng tích luỹ và đầu tư, khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cấp tín dụng, đầu tư của các Ngân hàng thương mại;

+ Lãi suất, tỷ giá tăng hay giảm sẽ làm giảm hay tăng nhu cầu đầu tư, từ đó làm giảm hay tăng nhu cầu mở rộng tín dụng – cũng như mở rộng thị phần, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại;

+ Độ mở cửa của nền kinh tế (đánh giá thông qua các rào cản và sự gia tăng các hoạt động xuất nhập khẩu); tiềm năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, sẽ tác động đến khả năng phát triển thị trường của các Ngân hàng thương mại ra nước ngoài và khả năng thu hồi nợ của các Ngân hàng thương mại.

+ Sự biến đổi trong mức độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát, lãi suất của các quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh chi phối đến nền kinh tế trong nước và các nước mà Ngân hàng có thị trường hay có chiến lược hướng tới.

c) Môi trường xã hội:

Tâm lý, tập quán tiêu dùng, trình độ dân trí làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển các dịch vụ của Ngân hàng thương mại. Ví dụ, tâm lý ưa thích du lịch, tiêu dùng trước khi có thu nhập của người dân Châu Âu đã cho phép các Ngân hàng phát triển mạnh các dịch vụ cho vay tiêu dùng, thanh toán séc du lịch.

Trình độ dân trí, sự am hiểu về Ngân hàng của dân chúng ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Khách hàng ngày càng đòi hỏi các Ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ; đồng thời khả năng tiếp cận thông tin của khách hàng ngày càng nhiều, các Ngân hàng thương mại không thể đạt một giá dịch vụ cao trong khi khách hàng đã biết được tại Ngân hàng khác cũng có dịch vụ đó, với cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn.

+ Sự phát triển của công nghệ

Sự phát triển của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin sẽ cho phép Ngân hàng thương mại có thể ứng dụng các công nghệ hiện đại và phát triển các danh mục dịch vụ cho phép các Ngân hàng thương mại gia tăng các thông tin cho khách và mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng.

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thu hẹp khoảng cách giữa các Ngân hàng thương mại với người tiêu dùng và các

hãng, thơng qua đó giúp các Ngân hàng thương mại có thể phát triển thị trường ra nước ngoài một cách thuận tiện.

2) Các nhân tố thị trường.

Việc phân tích ảnh hưởng các nhân tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại được xem xét dựa trên mơ hình của M.E. Porter – Giáo sư nổi tiếng về chiến lược cạnh tranh ở đại học Harvard. Có thể cụ thể hóa mơ hình của M.E. Porter về các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại theo các nhóm nhân tố sau:

+ Các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Các đối thủ đang cùng cạnh tranh hiện tại là những đối thủ đang cùng tham gia cung ứng dịch vụ tài chính như những dịch vụ và thị trường mà Ngân hàng thương mại đang cung cấp. Trong phạm vi các quốc gia đối thủ đó là các Ngân hàng thương mại khác, các định chế tài chính phi Ngân hàng được phép kinh doanh một số hoạt động Ngân hàng tại nền kinh tế nơi có Ngân hàng đang phân tích (Ví dụ, ở Việt Nam các đối thủ cạnh tranh hiện tại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam là các Ngân hàng thương mại khác từ trong và ngồi nước, các tổ chức tín dụng, các công ty kinh doanh bảo hiểm từ trong và ngồi nước; tiết kiệm bưu điện,… ngồi ra cịn có sự tham gia của các hoạt động khơng có tổ chức như: cho vay nặng lãi, cho vay nóng).

Trong điều kiện hội nhập, khi một Ngân hàng thương mại mở rộng thị phần ra ngoài phạm vi nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại còn chịu tác động của các đối thủ ở nước ngoài - nơi Ngân hàng thương mại phát triển thị phần. Các đối thủ nước ngoài phong phú đa dạng về nhiều mặt, đối với các Ngân hàng thương mại các nước đang phát triển sẽ chịu áp lực rất lớn của cạnh tranh khi phát triển thị phần ra nước ngoài.

Số lượng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì cường độ cạnh tranh càng cao; nếu các đối thủ có năng lực cạnh tranh mạnh sẽ thu hút, chiếm lĩnh thị phần của Ngân hàng thương mại, làm giảm lợi nhuận, làm giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.

Để có thể thắng trong cạnh tranh với các đối thủ hiện tại trước hết đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải phân tích các đối thủ cạnh tranh, nắm bắt các hành động đang và sẽ thực hiện của đối thủ trong tương lai – hay thực hiện chiến lược “Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng”. Các yếu tố chính cần nắm bắt và phân tích đó là:

Chiến lược cạnh tranh hiện tại của đối thủ; Mục tiêu tương lai của đối thủ cạnh tranh; Điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ.

+ Người cung ứng.

Đối với Ngân hàng thương mại, người cung ứng chủ yếu là người gửi tiền, những người cung cấp cho Ngân hàng thương mại một nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của Ngân hàng thương mại. Người cung ứng của Ngân hàng thương mại có thể là cá nhân, hộ gia đình, cơng ty, các tổ chức xã hội, thậm chí là Chính phủ và các tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại trong và ngồi nước kể cả quốc tế. Mục đích của người cung ứng có thể là: để giao dịch, kiếm lời, hay ký thác cho Ngân hàng thương mại nhằm mục tiêu an toàn.

Quyền của người cung ứng phụ thuộc vào luật pháp. Ngày nay, người cung ứng có quyền lựa chọn Ngân hàng thương mại, định chế tài chính có khả năng đáp ứng mục tiêu của họ một cách tốt nhất. Địi hỏi Ngân hàng thương mại phải tìm hiểu một cách cặn kẽ mục tiêu của người cung ứng. Một số nội dung cần tìm hiểu phân tích đó là:

Phân loại khách hàng;

Tập quán sinh hoạt của khách;

Niềm tin của khách hàng với Ngân hàng;

Những sản phẩm mà Ngân hàng đã và chưa thỏa mãn mục tiêu của người cung ứng;

Người cung ứng cịn có thể xem xét đến với góc độ là người cung cấp thiết bị, công nghệ hiện đại cho Ngân hàng, trên cơ sở khả năng cung cấp các sản phẩm hiện đại của họ trong tương lai, các Ngân hàng sẽ ứng dụng vào phát triển dịch vụ của mình.

+ Người sử dụng (mua) dịch vụ của Ngân hàng thương mại.

Người sử dụng dịch vụ hay còn gọi là những người mua các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại. Mục đích của người sử dụng dịch vụ thường rõ ràng qua các sản phẩm mà Ngân hàng thương mại cung ứng cho họ. Với tư cách người mua thường có tâm lý và có quyền lựa chọn những Ngân hàng nào mà cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho họ với giá rẻ nhất, tiện ích nhất, giao dịch thuận tiện nhất, chính xác nhất. Tuy nhiên, khi giảm giá cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính các Ngân hàng thương mại nào có điểm hịa vốn mà Ngân hàng có thể chấp nhận được. Ngân hàng thương mại nào có điểm hịa vốn của giá cung ứng các dịch vụ thấp sẽ có năng lực cạnh tranh cao.

Khi phân tích về quyền thương lượng của người sử dụng các dịch vụ các Ngân hàng thương mại cần:

Phân loại khách hàng theo các loại sản phẩm của mỗi sản phẩm phân theo mức độ rủi ro, số lần, số lượng đã mua.

Xây dựng chiến lược kinh doanh (chiến lược tổng thể, chiến lược đối với từng loại khách).

+ Các đối thủ tiềm năng (thành viên mới trên thị trường)

Các đối thủ tiềm năng là những đối thủ có khả năng và có thể sẽ cùng kinh doanh những dịch vụ tài chính trên thị trường với Ngân hàng thương mại trong tương lai.

Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập sự có mặt của các đối thủ tiềm năng ngày càng nhiều. Lý do chính của xu hướng đó là:

Sự nới lỏng của luật pháp, tạo điều kiện gia nhập thị trường ngày càng dễ dàng, các đối thủ có thể tự nguyện gia nhập hay tự do rút khỏi thị trường một cách đơn giản;

Sự lớn mạnh về tài chính của các chủ thể trên nền kinh tế và trên toàn cầu hiện tại chưa đủ, chưa tham gia cạnh tranh, nhưng trong tương lai khi có đủ tiềm lực họ sẽ tham gia mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang trong thời kỳ hội nhập (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)