Một số kinh nghiệm về việc nâng cao năng lực cạnh tran hở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang trong thời kỳ hội nhập (Trang 35)

mại để các Ngân hàng thương mại có thể mở rộng hoạt động nhanh chóng hơn và thậm chí có thể mở rộng hoạt động ra nước ngồi.

Đối với sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại sẽ tạo điều kiện góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tập trung tốt nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế vào Ngân hàng và sử dụng nguồn vốn đó dưới hình thức cho vay - đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sự lớn mạnh của hệ thống các Ngân hàng thương mại thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ là sự phát triển toàn diện của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

1.3 Một số kinh nghiệm về việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số nước nước

1.3.1 Bài học từ kinh nghiệm tạo lập môi trường cạnh tranh.

Cho đến nay nhờ có một mơi trường cho hoạt động cạnh tranh mà Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương các nước tạo ra, đã góp phần nâng cao năng

lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên thế giới. Với việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, có hệ thống Ngân hàng hiện đại và quy mô hoạt động mang tính tồn cầu có thể rút ra bài học cho Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương về việc tạo môi trường cạnh tranh cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam như:

* Tạo quyền chủ động, giảm bớt kiểm soát trực tiếp trong quyết định kinh doanh của các Ngân hàng thương mại.

Trước đây Chính Phủ các nước thường tham gia vào phân bổ tín dụng. Đến nay những nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều tạo quyền tự chủ cho các Ngân hàng thương mại trong việc kinh doanh. Chính Phủ hay Ngân hàng Trung ương các nước thường chỉ ban hành những luật lệ, quy định mang tính nguyên tắc, các Ngân hàng thương mại được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định kinh doanh, đầu tư, cấp tín dụng. Kinh nghiệm này được rút ra từ kinh nghiệm hoạt động của các nước có nền kinh tế thị trường hiện đại như tại Mỹ, tại các nước Châu Âu, Châu Á; mấy năm trở lại đây các nước có nền kinh tế tập trung chuyển đổi sang kinh tế thị trường như Trung Quốc, Nga, Việt Nam cũng đã thực hiện theo hướng này.

* Hình thành các công ty mua bán nợ.

Để cho các Ngân hàng thương mại thu hồi vốn và tập trung vào kinh doanh, làm sạch bảng tổng kết tài sản đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nước đã thành lập công ty mua bán nợ hoặc công ty bảo quản tài sản có (AMC). Các cơng ty này sẽ đứng ra mua hoặc quản lý các tài sản nợ khó địi cho các Ngân hàng thương mại.

Mơ hình cơng ty mua bán nợ đã được hình thành ở nhiều nước. Khu vực Asian có Thái Lan và gần đây nhất là Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản có của 4 Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước, đến cuối

năm 1999 các AMC đã mua 42,27 tỷ đô la Úc nợ khó địi của 4 Ngân hàng thương mại nhà nước bằng cách bán trái phiếu Chính Phủ kỳ hạn 10 năm, lãi suất 2,5%/năm. Hàn Quốc cũng thành lập công ty quản lý tài sản (Korean Asset Management Cooporation - KAMKO) với số vốn 21.000 tỷ Won tương đương 5%GDP. Công ty này cũng đã tiến hành mua các khoản nợ khó địi từ các Ngân hàng thương mại.

* Bán đấu giá nợ xấu cho Ngân hàng nước ngoài.

Để các Ngân hàng thương mại nhà nước thu hồi một phần vốn từ tài sản có khơng sinh lời, nâng cao tiềm lực tài chính có thể bán phần tài sản đó cho các tập đồn tài chính, Ngân hàng thương mại nước ngoài. Kinh nghiệm này rút ra từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

- Chính phủ Trung Quốc bên cạnh việc bỏ ra nguồn ngân sách để xử lý một phần nợ xấu, thì cũng cho phép bán đấu giá nợ xấu của một số Ngân hàng thương mại nhà nước. Khoản nợ xấu này chủ yếu là các khoản cho vay đầu tư bất động sản. Tập đồn tài chính Morgan Stanley của Mỹ và Deutsche Bank của Đức mua số nợ xấu với giá 171 triệu (chi bằng 1/3 giá trị khoảng nợ ban đầu).

- Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á đã bán 51% Korea Firt Bank cho New Bridge Bank (Mỹ); 70% Seoul Bank cho Hong Kong- Sang Hai Bank Cooporation.

* Cho phép các tổ chức tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế trong một số Ngân hàng thương mại nhà nước.

Trung Quốc trong tiến trình cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại nhà nước đã cho phép một số tập đồn tài chính nước ngồi mua cổ phần hạn chế tại một số Ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa. Năm 2004, tập đồn tài chính và đầu tư Newbridge Capital (Mỹ) mua 150 triệu USD (chiếm 18%) cổ phần của Ngân hàng phát triển Thẩm Quyến. HSBC mua 8% cổ phần của

Ngân hàng Thượng Hải, một Ngân hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc. CitiBank mua 5% cổ phần của Ngân hàng Phố Đơng Thượng Hải.

* Xóa bỏ những chi nhánh kinh doanh thua lỗ.

Đối với các Ngân hàng thương mại, mục tiêu ban đầu của việc thành lập thêm các chi nhánh nhằm thu hút thêm khách hàng, phát triển thêm dịch vụ, mở rộng quy mô. Nhưng thực tế đã không diễn ra như dự kiến, các chi nhánh có thể sẽ khơng góp phần tạo ra lợi nhuận mà còn làm thua lỗ sẽ giúp Ngân hàng thương mại tập trung nguồn lực vào những hoạt động có ích có khả năng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.

Biện pháp này cũng áp dụng khá nhiều nước trong đó có Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc:

- Thái Lan sau khủng hoảng tài chính 1997, đã đóng cửa hoặc sáp nhập 70 Ngân hàng thành 6 nhóm tài chính chủ yếu;

- Sau khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á, Hàn Quốc đã đóng cửa 16 Ngân hàng thương mại và các cơng ty tài chính thiếu vốn;

- Giai đoạn 1998-2001, Trung Quốc cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước đã xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ của các Ngân hàng thương mại nhà nước, thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần địa phương ở 300 tỉnh, thành phố.

* Mở chi nhánh đến các khu vực đang phát triển.

Việc mở cửa chi nhánh đến các vực đang phát triển là xu hướng ngược với việc xóa bỏ những chi nhánh kinh doanh thua lỗ. Một Ngân hàng có thể thực hiện theo cả 2 hướng ngược chiều này, nhờ có việc phát triển chính sách mà đến nay đã hình thành những tập đồn tài chính có mạng lưới khắp toàn cầu như: CitiBank, Morgan, FujiBank, Dueche bank… Việc phát triển chi

nhánh đã tạo ra thị trường tiềm năng rộng lớn, mang tính tồn cầu Ngân hàng thương mại; mặt khác, cũng tránh rủi ro tập trung vào nền kinh tế.

* Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong hoạt động và công nghệ.

Tại Inđơnêxia, Chính phủ hỗ trợ đối với Ngân hàng nào hiện đại hóa cơng nghệ, do đó các Ngân hàng này đã tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ. Đến nay chất lượng dịch vụ của nhiều Ngân hàng ở Inđônêxia được nâng cao. Cuối năm 1997, Inđônêxia cũng bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á, được sự hỗ trợ của các Chính Phủ, các tổ chức tài chính quốc tế và sự cố gắng của từng Ngân hàng thương mại nên hệ thống Ngân hàng ở Inđơnêxia trở lại hoạt động bình thường sau một thời gian ngắn.

1.3.2 Bài học từ kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại.

Từ những năm 70 của thế kỷ 21 một số tập đồn tài chính đã bắt đầu hình thành và đến nay đã thành những tập đồn tài chính khổng lồ trên thế giới, có tiềm lực tài chính mạnh, có hệ thống mạng lưới và có khả năng thu hút khách hàng những công ty hàng đầu trên thế giới và có thị trường rộng khắp hầu như trên toàn cầu. Trong số các tập đồn tài chính, Ngân hàng đó phải kể đến đó là: Deutsche Bank (Đức), Sumitomo (Nhật), Fuji Bank (Nhật), Bank of Yokyo-Mitsubishi (Nhật), Credit Agricole Mutuel (Pháp), ABN- ARMO Holdings (Hà Lan), CitiGroup (Mỹ), The Chase Manhattan Bank (Mỹ), Morgan Guaranty Trust Company (Mỹ).

Qua nghiên cứu sự thành công của các Ngân hàng, có thể rút ra được một số kinh nghiệm từ chiến lược hoạt động của các Ngân hàng, tập đồn tài chính này đó là:

- Sáp nhập các Ngân hàng nhỏ với nhau hay giữa các Ngân hàng với các tổ chức tài chính phi Ngân hàng, giữa các Ngân hàng với các nhà sản xuất để

trở thành những Ngân hàng, những tập đồn tài chính lớn. Để một mặt có đủ sức đối chọi với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Ngân hàng thương mại, định chế tài chính xâm nhập từ nước ngồi và có đủ sức vươn thị trường ra bên ngồi nền kinh tế; mặt khác mở rộng quy mơ Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu quy mô vốn càng gia tăng của các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính xuyên quốc gia.

Ví dụ tại Nhật Bản: nhiều Ngân hàng, tập đồn tài chính khổng lồ thơng qua hoạt động sáp nhập được hình thành ở Nhật Bản như: vụ sáp nhập các Ngân hàng IBJ, DKB, FUJI thành Ngân hàng Mizuho ngày 20/08/1999 với tổng tài sản sau khi sáp nhập là 141,8 ngàn tỷ Yên; các Ngân hàng Sanwa, Tokai, Ashi sáp nhập ngày 14/03/2000 với tổng tài sản sau khi sáp nhập là 102,5 ngàn tỷ Yên; các Ngân hàng BOTM, Misubishi Trust, Nippon Trust, Tokyo Trust sáp nhập ngày 09/04/2000 với tổng tài sản sau sáp nhập là 91,1 ngàn tỷ Yên; Ngân hàng Sumitomo và Sakura sáp nhập với nhau tháng 04/2000, với tổng tài sản sau khi sáp nhập là 936,3 tỷ USD.

Tại Mỹ, hầu như hàng tuần đều có diễn ra hoạt động mua bán hay thơn tính các định chế tài chính; thơng qua biện pháp này mà hiện nay mặc dù có tới hàng ngàn Ngân hàng nhưng chỉ có 25 đã chiếm tới 45% thị phần.

Tại Malaysia: Ngân hàng Ban Hin Lee và Soa Them sáp nhập tháng 07/2000 thành Ngân hàng mới có tổng tài sản sau sáp nhập là 17 tỷ Ringit (tương đương 4,47 tỷ USD)

- Các Ngân hàng luôn theo chân sát các công ty trong nước một mặt hỗ trợ cho các hoạt động các công ty, một mặt phát triển thêm thị trường ra bên ngoài nền kinh tế. Citi Bank đã theo chân các tập đoàn của Mỹ phát triển thị trường trên khắp toàn cầu, phục vụ cho các hoạt động thanh toán, tài trợ vốn cho các công ty. Các Ngân hàng như Citi Group đã thực hiện chiến lược mở rộng chi nhánh ra nước ngồi từ những năm 1916. Đến nay Citi Group có một

mạng lưới chân rết rộng trên khắp các châu lục và quốc gia mà có các Cơng ty của Mỹ đến kinh doanh.

- Xây dựng một thiết chế điều hành có hiệu quả: để cho những tập đồn lớn có mạng lưới rộng khắp hầu như tồn cầu có thể hoạt động một cách thơng suốt do các Ngân hàng đã xây dựng một quy chế, chuẩn mực hoạt động, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, chi nhánh một cách hiệu quả.

- Xây dựng một chiến lược khách hàng trong dài hạn, trong đó xác định rõ các mục tiêu, chính sách và biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu đó. Citi Bank luôn trung thành với khách hàng kể cả những lúc thăng trầm trong kinh doanh của khách hàng.

- Lấy khách hàng làm trọng tâm, mọi hoạt động đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, các Ngân hàng luôn thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của các bộ phận. Nhân viên các Ngân hàng có một kỹ năng giao tiếp tốt, mặc dù khách hàng đến và chưa phát triển quan hệ giao dịch nhưng nhân viên đều có thái độ tận tình niềm nở.

- Đa dạng hóa hoạt động trên cơ sở chất lượng, dựa trên sự chun mơn hóa cao độ và vẫn tập trung vào những lĩnh vực mà mình có lợi thế.

- Luôn bám sát sự đổi mới, phát minh các công nghệ hiện đại, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, để ứng dụng một cách kịp thời các thành tựu đó vào lĩnh vực hoạt động Ngân hàng để tạo nên tính mới mẻ và độc đáo của sản phẩm tăng khả năng thu hút khách hàng.

- Có chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng: để khuyến khích khách hàng vay vốn, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Nhật Bản đã cơng bố hình thức cho vay vốn trực tiếp đối với các công ty hợp doanh giữa các công ty Nhật Bản với nước ngồi. Khi vay vốn các cơng ty sẽ được miễn một phần thuế đánh vào

việc thanh toán lợi tức, do vậy các cơng ty hợp doanh nước ngồi sẽ có thể được tài trợ với chi phí thấp.

- Xây dựng tốt thương hiệu Ngân hàng trên cơ sở chuẩn hóa và đồng nhất chất lượng dịch vụ tại các chi nhánh trên tồn cầu.

- Có chính sách tiền lương, nguồn nhân lực có hiệu quả để thu hút nhân tài từ các quốc gia vào làm việc tại các chi nhánh trên toàn cầu.

- Thâm nhập thông qua con đường hợp tác và tài trợ: Một số tập đồn tài chính, Ngân hàng thương mại lớn như: Citi Bank… đã dùng chính sách mon men dần vào các Ngân hàng, tập đồn khác thơng qua con đường hợp tác về công nghệ, đào tạo. Thông qua đó tạo nên sự đổi mới trong nhận thức, mối quan hệ và sự phụ thuộc về công nghệ.

Kết luận chương I: Bằng sự phân tích, tổng hợp về mặt lý luận của luận

văn cao học kinh tế, chương I đã làm rõ được về mặt lý luận của cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Từ đó đặt ra một vấn đề là phải tìm các giải pháp để nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, những giải pháp này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại phát triển của các Ngân hàng thương mại, trong đó có các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH AN GIANG

2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang đối với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữa hai dịng sơng Tiền và sơng Hậu. Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia có đường biên giới dài gần 100 km, với hai cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương thuộc huyện Tân Châu, cửa khẩu Tịnh Biên thuộc huyện Tịnh Biên và một khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình thuộc huyện An Phú, phía Tây Nam giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Đơng Nam giáp thành phố Cần Thơ.

Với diện tích tồn tỉnh là 3.535,51 km2 An Giang chiếm 1,05% diện tích tồn quốc và chiếm 8,71% diện tích tồn vùng ĐBSCL. An Giang hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và chín huyện An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Tri Tôn, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tân Châu.

An Giang có đường giao thơng thủy, bộ khá thuận tiện. Đường bộ với trục chính là quốc lộ 91 nối với quốc lộ 2 của Campuchia. Đường thủy với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tạo nên những tuyến giao thông quan trọng nối các tỉnh trong vùng ĐBSCL với các nước Lào, Thái Lan và vùng biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang trong thời kỳ hội nhập (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)