Đơn vị tính: %
Năm Chỉ tiêu
1. Theo hình thái giá trị 100 100 100 100 100
_ VNĐ 94 93 95 92 91
_ Ngoại tệ (quy đổi VND) 6 7 5 8 9
2. Theo hệ thống 100 100 100 100 100 _ NHTM Nhà nước 80,7 77 78 68 60 _ NHTM cổ phần 8 10,2 10 19 28 _ Tổ chức tín dụng khác 11,3 12,8 12 13 12 2007 2003 2004 2005 2006
- Xét theo hình thái giá trị:
Huy động bằng VNĐ vẫn là nguồn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Trong năm năm qua luôn ổn định ở cao xấp xỉ trên 90%, còn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ khoảng dưới 10%. Nguyên nhân là do lãi suất huy động bằng VNĐ luôn cao hơn lãi suất huy động bằng ngoại tệ, thêm vào đó tỷ giá giữa VNĐ và ngoại tệ tương đối ổn định nên ít xảy ra tình trạng chuyển vốn từ VNĐ sang ngoại tệ.
Hai năm gần đây vốn huy động ngoại tệ có chiều hướng tăng do nhu cầu thanh tốn bằng ngoại tệ tăng vì có nhiều công ty xuất nhập khẩu ra đời trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Xét theo hệ thống:
Các Ngân hàng thương mại nhà nước có lịch sử hoạt động lâu dài và quan hệ khách hàng truyền thống nên tỷ trọng huy động tiền gửi luôn ở mức cao khoảng 70%, các Ngân hàng thương mại cổ phần chỉ chiếm tỷ trọng dưới 20%. Việc nắm giữ phần lớn nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân, các Ngân hàng thương mại nhà nước có khả năng cạnh tranh về lãi suất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tạo thành hệ thống huy động vốn rất thuận tiện. Các Ngân hàng thương mại nhà nước không bị giới hạn bởi giấy phép về các loại tiền gửi, hình thức huy động và số lượng tiền gửi được nhận.
Năm 2007 tổng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại nhà nước đạt 3.259 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2006, đây là mức tăng thấp nhất trong khối Ngân hàng. Điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của hệ thống Ngân hàng này đang có chiều hướng yếu đi, và những yếu tố (sở hữu nhà nước, mạng lưới rộng khắp…) vốn một thời được xem là các lợi thế lớn nay khơng cịn phát huy tác dụng. Các doanh nghiệp nhà nước nay khơng cịn chỉ quan hệ với các Ngân hàng thương mại nhà nước như trước kia.
Ngân hàng thương mại cổ phần tính đến ngày 31/12/2007 đạt 1.532 tỷ đồng so với năm 2006 tăng 818 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng rất cao 115%. Đây là kết quả khá ngoạn mục nhờ vào những nổ lực lớn trên nhiều lĩnh vực của khối Ngân hàng này trong giai đoạn gần đây. Có thể nói đây là một giai đoạn các Ngân hàng thương mại cổ phần vươn lên nhằm khẳng định vị trí của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời nó đã đặt ra những thách thức mới đối với chính sách huy động vốn của các Ngân hàng thương mại nhà nước trong tương lai.
2.4.1.2 Cho vay vốn
Dịch vụ cho vay được hiểu là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hồn lại bằng các nghiệp vụ cho vay. Dịch vụ cho vay của hệ thống Ngân hàng là một kênh cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của nền kinh tế và đặc biệt trong điều kiện thị trường tài chính, thị trường chứng khốn của Việt Nam còn ở giai đoạn phát triển ban đầu. Nguồn vốn vay qua hệ thống Ngân hàng chiếm khoảng 30-35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.