Dư nợ quá hạn theo hệ thống các Ngân hàng từ 2003-2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang trong thời kỳ hội nhập (Trang 54)

Đơn vị tính: tỷ VNĐ, % Năm Chỉ tiêu Tổng dư nợ quá hạn 134 104 265 223 176 _ NHTM Nhà nước 119 88 233 196 146 _ NHTM cổ phần 10 11 28 23 25 _ Tổ chức tín dụng khác 5 5 4 4 5 Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ 2,34 1,64 3,55 2,48 1,31 _ NHTM Nhà nước 2,46 1,72 4,02 2,89 1,65 _ NHTM cổ phần 1,67 1,38 2,45 1,50 0,68 _ Tổ chức tín dụng khác 1,74 1,17 0,75 0,58 0,57 2007 2003 2004 2005 2006

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh An Giang 2003-2007)

Năm 2004 nợ quá hạn giảm so với năm 2003, và đã đạt được kế hoạch đề ra là phải nhỏ hơn 2%/tổng dư nợ, thực tế nợ quá hạn chiếm 1,6%/ tổng dư nợ hệ thống.

Năm 2005 tỷ lệ tăng dư nợ của các chi nhánh Ngân hàng thương mại nhà nước tăng thấp, trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm/ dư nợ hệ thống cao (chiếm 4% tổng dư nợ hệ thống) và cao hơn tỷ lệ nợ q hạn trung bình của tồn tỉnh, thực hiện không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra là 2%/tổng dư nợ).

Năm 2006 trên cơ sở tổng hợp báo cáo thống kê của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tháng 05 năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm 2006 là khá ổn định. Tuy nhiên, đi đôi với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thì trong 5 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng nhanh và chiếm 3,7% tổng dư nợ, đây là tỷ lệ nợ quá hạn chiếm/tổng dư nợ cao nhất trong 5 năm qua. Để khắc phục hiện tượng nợ quá hạn tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang đã ban hành công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị đặc biệt quan tâm chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ có liên quan tập trung xử lý nợ quá hạn, cố gắng đến cuối năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn của từng

tổ chức tín dụng phải nhỏ hơn 3%/ tổng dư nợ của chính tổ chức tín dụng đó. Nhờ vậy nên cuối năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại cổ phần giảm rõ rệt, các Ngân hàng thương mại nhà nước có giảm nhưng giảm ít 2,9%/dư nợ.

Năm 2007 đã thực hiện đạt kế hoạch đề ra là tỷ nợ quá hạn chiếm dưới 3%/ tổng dư nợ, cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn đạt 1,3%/ tổng dư nợ tồn hệ thống.

2.4.1.3 Dịch vụ thanh tốn

Trong nền kinh tế quốc dân khi hệ thống thanh toán vận hành an tồn và hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả và là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển thị trường tiền tệ liên Ngân hàng và các thị trường tín dụng khác. Dịch vụ thanh tốn của các tổ chức tín dụng ngày càng phát triển theo sự phát triển của công nghệ Ngân hàng. Dịch vụ thanh toán được thực hiện qua các Ngân hàng thương mại chủ yếu bao gồm: mở tài khoản thanh toán, phát hành, đại lý thanh toán thẻ, thanh toán điện tử và thanh toán quốc tế.

Hệ thống thanh toán liên Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước giữ vị trí xương sống trong các hệ thống thanh toán, là hệ thống thanh toán quốc gia có vai trị điều hịa các luồng thanh tốn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các hệ thống thanh toán nội bộ của các Ngân hàng thương mại cũng là phần quan trọng trong việc duy trì dịng chảy tiền tệ, giữ ổn định hệ thống tài chính.

Bảng 2.6: Cơng tác thanh tốn từ 2005 – 2007

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

Năm Chỉ tiêu

_ Doanh số thanh tốn bù trừ 10.200 10.600 14.742 _ Số món thanh tốn bù trừ 44.075 53.200 64.881 _ Doanh số thanh tốn

khơng dùng tiền mặt nội địa

_ Số máy ATM 20 26 52 _ Số thẻ ATM 32.957 53.054 98.066

2005 2006 2007

19.700 25.637 194.750

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh An Giang 2003-2007)

Dịch vụ thẻ Ngân hàng thanh toán tăng trưởng đặc biệt nhanh, tốc độ bình quân của thị trường thẻ trong 10 năm qua đạt trên 300%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của bất kỳ dịch vụ nào ở Việt Nam. Đến nay, toàn tỉnh An Giang đã phát hành 98.066 thẻ thanh toán, 94.853 thẻ thanh toán nội địa và 3.213 thẻ thanh toán quốc tế, 52 máy rút tiền tự động ATM. Hiện nay, xu hướng sử dụng dịch vụ này tăng nhanh, do tiện ích của nó mang lại cho khách hàng.

Dịch vụ gia tăng đi kèm theo với phương tiện thanh tốn thẻ cũng tăng lên khơng ngừng. Phương tiện thẻ không chỉ đơn thuần dùng để rút tiền mà đã mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích khác như dịch vụ vấn tin số dư, in sao kê tài khoản, chuyển khoản sang một hay nhiều tài khoản khác, mua hàng hóa và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, trả phí định kỳ đối với các khoản thanh toán thường xuyên… Ngồi ra, một số Ngân hàng cịn có các chương trình khuyến mãi đặc biệt như miễn phí phát hành thẻ, phát hành thẻ dự thưởng… nhằm phát triển dịch vụ thẻ, tạo dựng được thương hiệu trong việc cung cấp dịch vụ thẻ với ý nghĩa là một trong những dịch vụ của Ngân hàng.

Hiện nay, xu hướng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng điện tử tăng nhanh, do sự tiện ích của nó mang lại cho khách

hàng như: an tồn, nhanh, chính xác… phục vụ kịp thời cho quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Doanh số thanh toán bù trừ phát sinh trong năm 2007 là 14.742 tỷ đồng với 64.881 món. Cơng tác thanh toán chuyển tiền điện tử qua Ngân hàng được thực hiện tốt, an tồn và chính xác. Doanh số phát sinh chuyển đi trong năm là 32.768 tỷ đồng và chuyển tiền đến là 9.212 tỷ đồng. Cơng tác thanh tốn bù trừ ln đảm bảo thơng suốt, nhanh chóng, chính xác, an tồn và đạt hiệu quả cao; đáp ứng được nhu cầu chuyển vốn của khách hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Dịch vụ thanh toán quốc tế đã được các Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngồi và một số ít các Ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện thông qua các hình thức: chuyển tiền, thư tín dụng, nhờ thu kèm chứng từ. Với đội ngũ nhân viên Ngân hàng quốc tế được nâng cao và số lượng khách hàng lớn, các Ngân hàng thương mại nhà nước đang có cơ hội phát triển, mở rộng thị phần thanh toán quốc tế.

2.4.1.4 Những ưu thế về khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh An Giang mại trên địa bàn Tỉnh An Giang

(1) Ưu thế do địa điểm, vị trí hoạt động mang lại:

Tất cả các nhà quản lý Ngân hàng đều nhận thức được vấn đề này, tuy nhiên lựa chọn được địa điểm kinh doanh tốt không phải là việc dễ dàng. Việc lựa chọn vị trí đặt trụ sở phải phù hợp với quy mơ hoạt động kinh doanh, nếu Ngân hàng có vốn ít mà chi phí xây dựng trụ sở tốn kém làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Các Ngân hàng thương mại nhà nước của tỉnh

An Giang do có q trình hoạt động lâu dài quy mơ lớn nên đều có trụ sở đặt tại trung tâm thương mại của tỉnh.

(2) Ưu thế quy mô, mạng lưới hoạt động:

Quy mô hoạt động của các Ngân hàng nhỏ cũng ảnh hưởng nhất định đến ưu thế về tâm lý khách hàng. Khách hàng thường quan niệm khi gửi tiền vào các Ngân hàng lớn thì sẽ an tồn hơn. Đã có nhiều trường hợp khách hàng không gửi tiền tại các chi nhánh mà mang tiền đi tới hội sở để gửi mặc dù lãi suất như nhau. Về mạng lưới hoạt động quốc tế là một trong những ưu thế lớn của các Ngân hàng nước ngồi. Cịn riêng ở Việt Nam đây là một lợi thế của các Ngân hàng thương mại nhà nước và một vài Ngân hàng thương mại cổ phần.

(3) Ưu thế do bề dày và kinh nghiệm hoạt động lâu đời:

Bề dày lịch sử hoạt động của Ngân hàng là ưu thế khá quan trọng. Khách hàng thường chọn nơi quen biết và có tên tuổi để gửi tiền. Thực tế đã cho thấy: ở các trung tâm đô thị, phần lớn nguồn tiền gửi cũng như thị trường tín dụng thương mại đều do các Ngân hàng thương mại nhà nước và các Ngân hàng thương mại cổ phần lớn nắm giữ vì lịng tin và uy tín vốn có của mình. Với bề dày về kinh nghiệm hoạt động của mình, các Ngân hàng thương mại nhà nước và các Ngân hàng thương mại cổ phần lớn luôn chiếm được các doanh nghiệp lớn tại tỉnh An Giang.

(4) Ưu thế do trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng:

Trình độ nhân viên Ngân hàng khơng chỉ là trình độ chun mơn mà cịn là phong cách thái độ giao tiếp có văn hóa và chuyên nghiệp. Trên thực tế chỉ có các Ngân hàng nào có chiến lược, chính sách đào tạo và thu hút nhân tài tốt, có chế độ trả lương cao mới sử dụng có hiệu quả ưu thế này.

Về trình độ nghiệp vụ cán bộ ngành Ngân hàng của tỉnh An Giang, chỉ tính riêng đội ngũ cán bộ có trình độ thạc sĩ, đại học và trung học chiếm

74,6%. Điều này nói lên nguồn lực của ngành Ngân hàng An Giang trong những năm qua đã được các Ngân hàng thường xuyên quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, từng bước nâng cao nhận thức về đạo đức, lối sống, trình độ năng lực cán bộ, nhận thức về chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới, có khả năng tiếp cận nhanh, ứng dụng có hiệu quả các quy trình cơng nghệ hiện đại, đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng đúng với định hướng là ngày càng cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

(5) Ưu thế do tính chất sở hữu:

Ngày nay khi mức dân trí được nâng cao, ưu thế này khơng cịn được rõ nét, xong vẫn còn một bộ phận khách hàng cá nhân quan niệm rằng gửi tiền vào các Ngân hàng thương mại nhà nước là tin tưởng hơn và không sợ mất.

2.4.2 Những mặt tồn tại về hoạt động cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang (2003 – 2007)

Những tồn tại chủ yếu trong hệ thống Ngân hàng thương mại hiện làm cho nhiều người quan tâm, khi đặt nó vào tiến trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế về Ngân hàng.

- Về chất lượng hoạt động tín dụng:

Thực tế trong những năm gần đây, dư nợ tín dụng tăng nhanh nhưng điều đáng lưu ý là chất lượng tín dụng khơng đảm bảo, làm thất thốt hàng nghìn tỷ đồng trong các vụ án kinh tế.

Trong các Ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần, tình trạng nợ cũ là khá lớn, nhưng cách xử lý của ta lâu nay chủ yếu bằng biện pháp dãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ diễn ra vừa dài, vừa khơng dứt

khoát, làm cho nợ cũ ngày càng trầm trọng thêm, từ đó làm cho tình hình tài chính của một số Ngân hàng thương mại có liên quan khó mà lành mạnh.

- Vi phạm các nguyên tắc tín dụng và điều kiện tín dụng

Việc vi phạm các nguyên tắc tín dụng và điều kiện tín dụng đáng lưu tâm là tại các Ngân hàng thương mại cổ phần và cả một số Ngân hàng thương mại nhà nước. Đã xuất hiện những doanh nghiệp đang có nợ quá hạn, xin vay thiếu thủ tục pháp lý hoặc kinh doanh không đúng với giấy phép được cấp nhưng vẫn được cấp tín dụng.

Điều đáng quan tâm hơn là thiếu kiểm tra hoặc kiểm tra hời hợt về tài sản đảm bảo nợ vay, từ đó, dẫn khách hàng đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, làm thất thốt vốn vay,… Ngồi ra, ngun tắc cho vay một khách hàng còn vi phạm, vi phạm về quy định cho vay vốn trong nước và nước ngoài, vi phạm về quy định thế chấp tài sản, về hạch toán kế toán.

- Hoạt động Ngân hàng thương mại còn đơn điệu

Khi đề cập đến hội nhập quốc tế về Ngân hàng, điều đầu tiên phải đặt ra là phải quốc tế hóa hoạt động và nghiệp vụ Ngân hàng. Rất tiếc hoạt động Ngân hàng của chúng ta hãy còn rất đơn điệu, phần lớn vừa tiến hành các nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống trong khi sự phát triển nghiệp vụ Ngân hàng thế giới diễn ra hết sức sâu sắc và toàn diện như phát triển nghiệp vụ Ngân hàng bán buôn, về quản trị tài sản nợ, nghiệp vụ Ngân hàng đa quốc gia, nghiệp vụ Ngân hàng Châu Âu, thị trường tiền tệ Châu Á, những công cụ về nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, tín dụng tuần hồn, tín dụng đa quốc gia, tín dụng chứng khốn, tín dụng cầm cố, bảo hiểm, các nghiệp vụ Option, Arbitrade, Future, Forwards và bán hàng trả chậm,… cùng với những đổi mới về cơng nghệ Ngân hàng diễn ra sâu sắc và tồn diện.

Công nghệ Ngân hàng chưa hiện đại, phương thức giao dịch, kênh phân phối vẫn chủ yếu thông qua hệ thống mạng lưới chi nhánh, các phương thức giao dịch, các kênh phân phối hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, Home Banking chưa được áp dụng và triển khai nhiều.

- Vốn ít, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh còn yếu

Vốn là một yếu tố cơ bản trong kinh doanh nhưng do hầu hết các Ngân hàng thương mại cổ phần được điều chỉnh từ các tổ chức tín dụng cũ và do vậy, vốn cổ phần thường là ít, gây khó khăn trực tiếp cho điều kiện để huy động vốn.

Bên cạnh vốn ít, phần lớn các Ngân hàng thương mại còn yếu về trình độ thẩm định và năng lực chun mơn về các ngành cần đầu tư – biểu hiện trực tiếp bằng sự hiểu biết kinh tế, chưa am hiểu thấu đáo về luật pháp.

Ngoài ra, ý thức trách nhiệm, phân quyền, phân trách nhiệm giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành không rõ ràng và cuối cùng rất khó phân rõ trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Vốn ít, kể cả các Ngân hàng thương mại nhà nước trở lại tác động đến khả năng huy động vốn và từ đó ln hạn chế năng lực cho vay.

- Chưa tách bạch rõ ràng nghiệp vụ Ngân hàng chính sách ra khỏi các Ngân hàng thương mại nhà nước

Trong tình hình mà các Ngân hàng thương mại nhà nước phải tiến hành những hoạt động hỗ trợ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội bằng các hoạt động cho vay và áp dụng loại giá cả tín dụng ưu đãi thì dứt khốt là khơng thể phản ánh đúng và đủ hiệu quả thực sự trong kinh doanh và do vậy là trở ngại lớn trong quá trình cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Quản trị Ngân hàng còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý và cơ chế nghiệp vụ còn rườm rà, thủ tục phức tạp mang nặng tính hình thức và mang

lại rủi ro cao, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại nhà nước. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có cơng cụ hiện đại để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng theo sản phẩm dịch vụ, theo kênh phân phối và theo khách hàng, không xác định được cụ thể lợi nhuận của từng sản phẩm dịch vụ mang lại, không xác định được mức độ lỗ, lãi mà mỗi khách hàng mang lại cho Ngân hàng,… vì vậy, việc xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược khách hàng mang nặng tính chủ quan, việc điều hành cịn dựa trên kinh nghiệm và cảm nhận chủ quan là chính.

Kết luận chương II: trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển Ngân hàng phải tạo ra cho mình một khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả. Điều này địi hỏi Ngân hàng phải khơng ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Đây chính là đòi hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang trong thời kỳ hội nhập (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)