Tỷ trọng dư nợ các Ngân hàng từ 2003 2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang trong thời kỳ hội nhập (Trang 52 - 54)

Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu Tổng dư nợ 100 100 100 100 100 _ NHTM Nhà nước 84,5 80,7 77,5 75 66 _ NHTM cổ phần 10,5 12,6 15,3 17 27 _ Tổ chức tín dụng khác 5 6,7 7,2 8 7 2007 2003 2004 2005 2006

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh An Giang 2003-2007)

Qua số liệu trong bảng 3 và bảng 4 trên cho thấy dư nợ tín dụng năm 2007 đạt 13.445 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2006, tín dụng tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá và đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Tỷ trọng dư nợ cho vay của các Ngân hàng thương mại nhà nước trong bốn năm từ năm 2003 đến 2006 luôn ổn định ở mức từ 75 đến 85%. Riêng năm 2007 giảm đi gần 10% so với năm 2006. Các Ngân hàng thương mại cổ phần chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 15% và hệ thống này đang có xu hướng tăng dần lên, riêng năm 2007 tăng 10% so với năm 2006. Nguyên nhân chính làm cho tỷ trọng dư nợ cho vay các Ngân hàng thương mại nhà nước giảm xuống và tỷ trọng dư nợ cho vay các Ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên trong năm 2007 là do có nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh, thành khác tiếp tục mở chi nhánh tại An Giang. Tạo thêm nhiều kênh chuyển vốn, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới… đầu tư phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đầu tư vào các chương trình, mục tiêu kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Các Ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay có lợi thế trong thị phần tín dụng do có chi nhánh rộng, khách hàng có quan hệ truyền thống, cạnh tranh được về lãi suất và không bị hạn chế trong giấy phép hoạt động. Các Ngân hàng thương mại nhà nước có khả năng mở rộng thị trường tới mọi miền đất nước và có khả năng chi phối cả dịch vụ bán lẻ lẫn dịch vụ bán buôn khi vốn được tăng lên.

Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay các Ngân hàng thương mại nhà nước có xu hướng giảm dần qua các năm, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự yếu kém của các Ngân hàng thương mại nhà nước là quyền tự chủ trong kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nhà nước chưa được tôn trọng. Việc cho vay của các Ngân hàng này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố phi kinh tế, đặc biệt là các khoản vay đối với doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn như sự can thiệp của chính phủ khi cho vay khơng có tài sản thế chấp để đầu tư vào các cơng trình tầm cỡ quốc gia, hiệu quả kinh tế không cao, gia hạn nợ, chuyển nợ Ngân hàng thành vốn ngân sách cấp. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho tiềm lực tài chính của các Ngân hàng thương mại nhà nước tăng chậm, nguồn vốn để tái đầu tư bị kiệt quệ do phải xử lý nợ theo chu kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh an giang trong thời kỳ hội nhập (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)