ĐỊA BÀN TP .HCM
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM
2.4.2. Đánh giá chung về dịch vụ tín dụng và chất lượng tín dụng của các NHTM
trên địa bàn:
2.4.2.1 Những thành tựu:
Thứ nhất, vốn điều lệ tăng trưởng cao:
Năm 2006, vốn điều lệ của các NHTM tại TPHCM đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay, riêng tổng vốn điều lệ của các NHTMCP đạt 11.246 tỷ, tăng
77,35% so với năm 2005 và tăng 5,78 lần so với năm 2001. Đến 31/12/2006, cĩ 04 ngân hàng đạt mức vốn trên 1.000 tỷ; 02 ngân hàng đạt mức vốn trên 700 tỷ; 04 ngân hàng đạt mức vốn trên 500 tỷ và 03 ngân hàng đạt mức vốn trên 300 tỷ. ( )6
Sự tăng trưởng về vốn tạo điều kiện cho các NHTM đảm bảo các chỉ số về an tồn trong hoạt động, nhằm mở rộng quy mơ, phát triển dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính và khả năng kinh doanh. Năm 2006, tổng tài sản cĩ của các NHTM trên địa bàn
đạt 441.308 tỷ, tăng 51% so với năm 2005. Đây là yếu tố cơ bản, điều kiện quan trọng để các NHTM trên địa bàn mở rộng tín dụng. Về mặt quản trị ngân hàng, quá trình
này được điều chỉnh bởi chính quy định về tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu H3: Vốn tự cĩ
Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (H3) = ----------------------------------------- = 8%
Tổng tài sản cĩ rủi ro quy đổi
Theo đĩ, các NHTM muốn đẩy mạnh tín dụng phải tăng trưởng vốn tự cĩ của ngân hàng, đồng thời nhu cầu về huy động vốn cũng tăng trưởng theo để cĩ nguồn vốn cho vay.
Thứ hai, dư nợ tín dụng cĩ tốc độ tăng trưởng ổn định: Trong giai đoạn 2002
– 2006, dư nợ tín dụng của các NHTM đã khơng ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 32,36% (kế hoạch đặt ra của NHNH – Chi nhánh TPHCM là
20% - 25%).
57
Thứ ba, các sản phẩm tín dụng cĩ chuyển biến tích cực hơn:
Các sản phẩm dịch vụ tín dụng của các NHTM ngày càng phát triển hồn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường và khách hàng. Kết quả là cĩ nhiều hình thức cấp tín dụng xuất hiện, gắn với các sản phẩm tín dụng cụ thể đáp ứng theo từng đối tượng khách hàng: cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay cầm cố cổ phiếu...; cho vay doanh nghiệp với các hình thức: cho vay
sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án, chiết khấu giấy tờ cĩ giá, bao thanh tốn, tín dụng thấu chi, ...
Thứ tư, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn nợ ổn định:
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn nợ khá ổn định, phù hợp với bản chất hoạt động
của các NHTM và của thị trường tài chính. Theo đĩ tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn luơn duy trì ở mức bình quân 40% trong tổng dư nợ. Năm 2002 tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn: 39,1%; năm 2003: 40,7%; năm 2004: 41,6%; năm 2005: 41,7% và năm 2006 tỷ lệ này là: 39,2%.
Thứ năm, chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn ngày càng cao:
Trong thời gian qua, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm dần và dưới mức quy định của NHNN:
Bảng 13: Chất lượng tín dụng giai đoạn 2002 – 2006:
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tốc độ tăng trưởng dư nợ 31,2% 36% 35,3% 28,6% 30,7%
Nợ quá hạn 13,2% 10,1% 8,3% 6,7% 5,6%
Nợ xấu 1,9% 3,2% 2,2% 1,9% 1,2%
(Nguồn: Số liệu, theo báo cáo thống kê của NHNN Chi nhánh TP.HCM)
Dư nợ tín dụng luơn tăng trưởng cao cả về mặt giá trị tuyệt đối và mặt tương đối, đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu so với tổng dư nợ cĩ xu hướng giảm dần qua
các năm. Năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn 13,2%; nợ xấu 1,9%; năm 2006 nợ quá hạn là 5,6%; nợ xấu 1,2%, trong đĩ nợ quá hạn, nợ xấu phân loại theo quyết định
58
chất tình hình nợ quá hạn, theo hướng bao gồm cả các khoản nợ đã cơ cấu lại. Vì vậy trong tỷ lệ nợ quá hạn 5,1% năm 2006 cĩ khoảng 30% nợ quá hạn do cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ). Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo lợi nhuận của
các NHTM trên địa bàn khơng ngừng tăng cao trong những năm qua:
Bảng 14: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002 - 2006:
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
Tốc độ tăng lợi nhuận 12,14% 30,3% 61,5% 97,2% 24,9%
Tỷ lệ thu từ hoạt động tín dụng/lợi nhuận
67,8% 69,3% 72,4% 85% 81,2%
(Nguồn: báo cáo thơng kê về kết quả kinh doanh của NHNN TP. Hồ Chí Minh)
Thứ sáu, các NHTM khai thác và sử dụng vốn hiệu quả:
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hoạt động của các NHTM trên địa bàn là rất lớn,
đồng thời trong kế hoạch kinh doanh của mình, các NHTM luơn cố gắng sử dụng
nguồn vốn hiệu quả, đảm bảo vốn “vận động” để sinh lời. Các NHTM đã chuyển dịch và đa dạng vốn đầu tư nhằm phân tán và giảm thiểu rủi ro, tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng tài sản cĩ giảm dần qua các năm (năm 2002, tỷ lệ này là 58,1%, đến năm 2006, giảm xuống cịn 52,1%) và tương đối phù hợp với mặt bằng chung ở hầu hết các NHTM trên thế giới.
Thứ bảy, mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn ngày càng mở
rộng hơn:
Hiện cĩ 669 đơn vị TCTD hoạt động trên địa bàn TPHCM (bao gồm hội sở
chính, sở giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch và quỹ tiết kiệm), cho phép khách hàng vay vốn tiếp cận ngân hàng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch, vay vốn, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đặt quan hệ với ngân hàng.
Thứ tám, khả năng kinh doanh của các NHTM trên địa bàn ngày càng cao, và chuyên nghiệp hơn. Đây là yếu tố nội tại gắn liền với chất lượng các nguồn lực
của các NHTM ngày càng được cải thiện, trong đĩ yếu tố cơng nghệ đã tạo ra sự thay
đổi cơ bản về các phương diện trong hoạt động kinh doanh như: phương thức giao
59
• Nguyên nhân đạt được những thành tựu trên:
Nhìn chung những kết quả đạt được trong lĩnh vực phát triển dịch vụ tín dụng của các NHTM trong thời gian qua, gắn liền với những ưu thế như sau:
Thứ nhất, ưu thế về quy mơ và mạng lưới hoạt động. Các NHTM trong nước
nĩi chung và các NHTM trên địa bàn nĩi riêng cĩ ưu thế về quy mơ và mạng lưới hoạt
động rộng khắp, tạo khả năng tiếp cận và cung ứng dịch vụ tín dụng cho khách hàng
tốt hơn. Đây là ưu thế cạnh tranh tuyệt đối so với các ngân hàng nước ngồi tại Việt
Nam (kể cả trong trường hợp các ngân hàng nước ngồi được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngồi theo cam kết thực hiện lộ trình gia nhập WTO bắt đầu từ 1/04/2007). Ưu thế này khơng những tạo điều kiện tiếp cận khách hàng tốt, khai thác và sử dụng vốn hiệu quả cũng như mở rộng và tăng trưởng hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng trong nước mà cịn tạo ra các cơ hội phát triển mới, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ - là lĩnh vực mà mọi NHTM hiện nay đã và đang phát triển trong chiến lược kinh doanh dài hạn, bởi xu thế cũng như lợi ích mà lĩnh vực này mang lại.
Thứ hai, văn hố kinh doanh phù hợp với khách hàng trong nước, điều này thể
hiện rất rõ khi đối tượng khách hàng của ngân hàng là các cá nhân cũng như các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với thĩi quen, văn hố tiêu
dùng mang đậm đà bản sắc dân tộc, thích tiếp cận, giao dịch với ngân hàng trong nước hơn, nhất là trong các quan hệ vay vốn tiêu dùng, vay vốn chăn nuơi, trồng trọt, phát triển kinh tế trang trại, ... trên các lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, thương mại, dịch vụ bán lẻ.
Với những lợi thế này, các NHTM trong nước biết khai thác linh hoạt và năng
động sẽ tạo điều kiện để các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: dịch vụ thẻ
ATM, dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân, dịch chuyển tiền, thanh tốn và ngân quỹ, ... phát triển và giữ ưu thế trong quá trình cạnh tranh.
Thứ ba, mơi trường pháp lý, đặc biệt là cơ chế chính sách của NHNN trong thời gian qua ngày càng được hồn thiện và thơng thống hơn đã tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao vai trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động trong hoạt động kinh
60
sách NHNN đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của hệ thống này an tồn và hiệu quả hơn. Cụ thể một số điểm thuận lợi về cơ chế chính sách của Nhà nước như sau:
- Tạo ra mơi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các NHTM:
+ Luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng là luật cơ bản nhất đối với hoạt động
ngân hàng. Cùng với các văn bản pháp luật khác, luật TCTD đã tạo điều kiện cho hoạt
động của các NHTM ngày càng hồn thiện và phát triển trong cơ chế thị trường đầy
biến động.
+ Luật các TCTD quy định những nguyên tắc chung trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã giúp cho các chủ thể tham gia cĩ thể áp dụng linh hoạt, tạo ra những thời cơ tốt trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh tiền tệ.
+ Luật các cơng cụ chuyển nhượng tạo điều kiện phát triển các cơng cụ chuyển nhượng được phát sinh trong các quan hệ kinh tế, thương mại giữa các khách hàng,
các doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các NHTM phát triển loại hình tín dụng như: chiết khấu và tái chiết khấu các cơng cụ chuyển nhượng.
+ Các quy định cụ thể của NHNN hướng dẫn về phát triển các sản phẩm phái sinh (option giá vàng, hốn đổi lãi suất, option ngoại tệ, ...) đã tạo thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động tín dụng ngoại tệ tăng trưởng hiệu quả, nhờ hạn chế rủi ro cho cả khách
hàng và ngân hàng.
- Tạo cơ chế chính sách thơng thống, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nĩi
chung và hoạt động dịch vụ tín dụng nĩi riêng của các NHTM:
+ Với quy chế cho vay, quy định về bảo đảm đảm tiền vay và các chính sách
khác cĩ liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTN đã tạo điều kiện cho các NHTM trên địa bàn TPHCM chủ động, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh. Chính cơ chế này giúp cho các NHTM năng động trong việc xem
xét, lựa chọn kỹ khách hàng trước khi cĩ quyết định cho vay, quyết định đầu tư nhằm bảo đảm mở rộng và tăng trưởng tín dụng bền vững.
+ Cơ chế lãi suất thoả thuận đối với VNĐ và cơ chế lãi suất thả nổi đối với
ngoại tệ, cùng với cơ chế tỷ giá linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường, mở rộng biên độ giao dịch, … đã tạo điều kiện cho các NHTM chủ động trong
61
hoạt động khai thác và sử dụng vốn, trong hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ và các hoạt động dịch vụ khác cĩ liên quan.
- Quy chế về trích lập dự phịng rủi ro, về phân loại nợ, về tỷ lệ an tồn vốn, đã tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh an tồn và hiệu quả. Đặc biệt với những thay đổi phù hợp với thơng lệ quốc tế trong việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đã giúp cho các NHTM khơng ngừng nâng cao khả năng tài chính, khả năng phịng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhờ quy mơ quỹ dự phịng ngày
càng được mở rộng.