CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
2.4 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank
2.4.2 Nguyên nhân từ bên ngoài
2.4.2.1 Áp lực từ hội nhập kinh tế toàn cầu
Hội nhập kinh tế toàn cầu đặt mọi doanh nghiệp dưới áp lực cạnh tranh gay gắt. Yêu cầu về hội nhập đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa kinh tế, phải có cơ chế bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngồi. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh những cơ hội về hợp tác và phát triển, các doanh nghiệp trong nước cũng đứng trước áp lực cạnh
tranh gay gắt và nguy cơ tụt hậu. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, áp lực này cịn lớn hơn rất nhiều. Các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính, cơng nghệ và kinh nghiệm hơn hẳn ra đời ngày càng nhiều, đã phần nào ảnh
hưởng đến thị phần và vị thế cạnh tranh của các ngân hàng nội địa, trong đó
có Vietcombank.
2.4.2.2 Ảnh hưởng từ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Cũng như các ngân hàng nội địa khác, mức xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank bị khống chế bởi mức trần tín nhiệm của quốc gia. Điều này cho thấy sự tầm quan trọng và sự tác động của mức tín nhiệm quốc gia đến hạng tín nhiệm của các ngân hàng trong nước theo các chuẩn mực quốc tế. Khi
mức tín nhiệm của quốc gia được cải thiện sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nội địa gia tăng thứ hạng tín nhiệm. Ngược lại, khi mức tín nhiệm quốc gia bị tụt giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hạng tín nhiệm của các ngân hàng nội địa bất chấp nỗ lực của các ngân hàng này.
2.4.2.3 Hành lang pháp lý chưa hồn thiện
Hiện nay nước ta chưa có luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Các
quy định cụ thể về hoạt động này hiện được quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy đã có những điều chỉnh so với các quy chế trước, nhưng nhìn chung các quy định trong văn bản này còn khá sơ sài. Trong một số trường hợp, hoạt động bảo lãnh ngân hàng lại
chịu sự điều chỉnh của một số quy định khác, gây nên sự chồng chéo. Đơn cử
trường hợp về bảo lãnh thanh toán thuế. Theo Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 quy định: “Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế
mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số
tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế thay cho người nộp thuế” (Điều 42). Khi
hướng dẫn thi hành Luật này, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/07/2007
của Chính phủ quy định: Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế phải
nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế được bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế hoặc vi phạm pháp luật về thuế. Các quy
định trên đã vơ hiệu hố hai thoả thuận quan trọng trong cam kết bảo lãnh của
ngân hàng, cụ thể: (i) quy định ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay cả khi thời hạn bảo lãnh ghi trong cam kết bảo lãnh đã hết; (ii) mở rộng phạm vi bảo lãnh của ngân hàng từ chỗ chỉ giới hạn trong số tiền thuế phải nộp (nghĩa vụ được bảo lãnh) sang cả tiền phạt chậm nộp thuế và tiền phạt do người nộp thuế vi phạm. Trong khi đó, theo Quy chế bảo lãnh hiện hành, ngân hàng chỉ có trách nhiệm trong số tiền và thời hạn nêu trên
cam kết bảo lãnh. Quy định chồng chéo hiện này đã làm cho các NHTM,
trong đó có Vietcombank gặp nhiều trong hoạt động bảo lãnh.
2.4.2.4 Nguyên nhân từ cơ chế quản lý
Hiện nay, về lý thuyết Vietcombank đang chịu sự quản lý theo cơ chế ngân hàng cổ phần, tuy nhiên, trên thực tế Vietcombank vẫn còn bị bó
buộc bởi các quy định của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là trong các quy chế về tài chính. Cụ thể, sự bó buộc trong quy chế tài chính đã hạn chế các
hoạt động quảng bá của Vietcombank như: chi phí cho quảng bá tun truyền khơng q 10% chi phí, hạn chế trong chính sách về quỹ lương cho người lao
động. Bên cạnh đó, là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc cổ phần hóa các NHTM nhà nước theo chủ trương của Chính phủ nên được thực hiện
theo kiểu “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, do đó thường gặp phải những
vướng mắc nhưng chậm được tháo gở. Điều này làm giảm tính chủ động của
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã phác thảo toàn cảnh về thực trạng hoạt động
bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Sau
khi điểm qua sơ lược về quá trình hình thành và phát triển cũng như mơ hình
tổ chức của ngân hàng này, tác giả tập trung đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt
động bảo lãnh tại Vietcombank từ năm 2005 đến nay thơng qua việc phân tích
một số chỉ tiêu định tính và định lượng, hệ thống hóa vấn đề nhận diện và quản lý rủi ro, đồng thời đưa ra được những đánh giá về kết quả đạt được cũng
như các hạn chế cần khắc phục trong việc phát triển hoạt động này.
Cùng với đó, trong chương này, tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank từ năm 2005 đến nay,
trong đó chia thành hai nhóm ngun nhân chính: ngun nhân bên trong và
nguyên nhân từ bên ngoài. Cụ thể:
Nhóm nguyên nhân bên trong gồm có một số nguyên nhân chính
như: về con người, nghiệp vụ, công nghệ và một số yếu tố nội tại khác của ngân hàng.
Nhóm ngun nhân bên ngồi gồm: áp lực từ hội nhập kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng từ mức xếp hạng tín nhiệm quốc giá, hành lang pháp lý chưa
hoàn thiện và nguyên nhân từ cơ chế quản lý.
Những nguyên nhân đã được xác định bên trên là cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠ T ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM