Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHCT Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại ngân hàng công thương long an , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42)

2.3.1 Các hình thức huy động vốn tại NHCT Long An:

NHCT chi nhánh Long An trực thuộc NHCT Việt Nam thực hiện huy động vốn với mục đích cho vay và đồng thời gia tăng nguồn vốn huy

động ổn định để cho vay phục vụ cho việc phát triển kinh tế tại địa

phương, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời cho nhân dân chuyển hướng sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh thành công.

Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động, chủ yếu là huy động tại

địa phương. Ngồi những hình thức huy động vốn truyền thống của mình,

Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất tiết

kiệm được vận dụng năng động phù hợp với diễn biến thị trường của từng

thời kỳ: trả lãi trước, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trả lãi trước, chính vì vậy mà nguồn vốn huy động tại địa phương ổn định và không ngừng tăng trưởng…Ngồi ra

cịn có nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác.

Hình 2.3 -Nguồn vốn của NHCT Long An từ năm 2006 đến 2008

297,258 447,623 608,338 0 200,000 400,000 600,000 800,000 2006 2007 2008 Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Long An

Bên cạnh nguồn vốn huy động tại địa bàn, ngân hàng cịn có nguồn vốn khác đó là nguồn vốn điều hồ từ hội sở chính NHCT Việt Nam. Đây là nguồn vốn mà các chi nhánh trên toàn quốc huy động thừa, điều hoà

theo kế hoạch cho các chi nhánh thiếu vốn cho vay.

Hình 2.4 - Vốn điều hồ của NHCT Long An từ năm 2006 đến 2008

2,803,842 2,439,897 431,200 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 2006 2007 2008 42 Nguồn:Phòng tổng hợp NHCT Long An

Qua biểu đồ trên nhận thấy tình hình nhận vốn điều hồ từ hội sở

qua các năm giảm xuống một cách rỏ rệt, điều này chứng tỏa tình hình huy

động vốn của NHCT Long An mở rộng một cách đáng kể, kinh doanh đạt

hiệu quả cao. Đây là một tín hiệu tốt mà NHCT Long An cần phải duy trì, phát huy và đồng thời phải tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn tại chổ.

Thực tế đã cho thấy tình hình huy động vốn trong 3 năm từ năm

2006 đến năm 2008 với tốc độ tăng trưởng khá cao, nếu năm 2006 chỉ đạt 297.258 triệu đồng thì đến năm 2008 tăng lên gần gấp 3 lần đạt

608.338triệu đồng. Đồng thời tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cũng tăng tương ứng. Điều này cho thấy rằng Ngân hàng Công thương Long An đã

dần tạo lập được nguồn vốn ổn định, phục vụ kịp thời cho hoạt động sản

xuât kinh doanh và kinh doanh đạt hiệu quả cao.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Hình 2.5_TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY HÀNG NĂM

Ng uồn vốn huy

động(triệu đồng)(1)

Tổng dư nợ cho vay(triệu đồng)(2)

Nguồn:Phòng tổng hợp NHCT Long An

Mặc dù nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tăng cùng chiều với nhau, nhưng tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động không đáp ứng

44

được nhu cầu cho vay trên thị trường. Cụ thể năm 2006 dư nợ cho vay đạt

636.175 triệu đồng trong khi đó huy động 297.258 triệu đồng chỉ đạt

46,73%. Năm 2007 tỷ lệ này cũng chưa được cải thiện nhiều (46,93%),

nhưng đến năm 2008 tăng lên một cách đáng kể 608.338 triệu đồng chiếm 62.58% so với dư nợ cho vay. Nguyên nhân nhờ có những chiến lược kinh doanh mới như là:

- Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt: áp dụng cho loại kỳ hạn từ 06 tháng đến 36 tháng. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn nhưng tại thời điểm rút tiền đó đúng vào kỳ hạn nào thì áp dụng lãi suất kỳ hạn đó, chứ không như trước đây nếu khách hàng rút tiền trước hạn sẽ áp dụng lãi suất khơng kỳ hạn tồn bộ. Chính sách này rất thống cho khách hàng, phù hợp với tập quán của đại đa số người gửi tiền ở Việt Nam là khi rút trước hạn, chịu mất lãi nhưng khơng chấp nhận bị phạt. Vì vậy việc xây dựng sản phẩm huy động vốn này của Ngân hàng Công thương cho thấy không áp dụng

máy móc rập khn với các thể lệ, qui định của NHTW.

- Sản phẩm Tiết kiệm - Bảo hiểm: Khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm có kỳ hạn với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên được NHCT tăng 01 bảo

hiểm nhân thọ An Lộc.

Ngồi ra Ngân hàng cịn phát hành đợt kỳ phiếu tham dự thưởng

đầu năm 2008 “Gửi kỳ phiếu trúng Mercedes và Camry”,…. Các chiến

lược kinh doanh của ngân hàng đã đem lại hiệu quả cao, điều này cho thấy ngân hàng đã có các chiến lược tương đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường, chính điều này đã góp phần cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đi lên và tăng sức cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trên địa bàn.

45

2.3.2 Cơ cấu huy động vốn tại NHCT Long An

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo các thành phần kinh tế

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Tiền gửi TCKT 129.878 43.69% 279.929 62.54% 360.650 59.28%

Tiền gửi tiết

kiệm 139.311 46.87% 160.393 35.83% 238.335 39.18%

Các nguồn

khác 28.069 9.44% 7.301 1.63% 9.353 1.54%

Cộng 297.258 447.623 608.338

Nguồn:Phòng tổng hợp NHCT Long An

Theo bảng tổng hợp về cơ cấu vốn theo các thành phần kinh tế từ năm 2006 đến năm 2008 cho thấy số dư tiền gửi ở khu vực dân cư và các

tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn huy động. Đây

chính là nguồn vốn tiềm năng nhất là ở khu vực dân cư, cần khai thác có hiệu quả hơn nữa vì nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư là nguồn vốn ổn định nhất trong giai đoạn hiện nay. Điều này cũng cho thấy lòng tin của

người dân vào hệ thống ngân hàng ngày càng gia tăng, đây là một thế

mạnh mà Ngân hàng cần phải giữ gìn và ngày càng củng cố lòng tin nơi khách hàng hơn nữa. Ngoài ra nguồn tiền gửi của các TCKT cũng tăng dần qua từng năm điều này cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng

có hiệu quả, qui mô hoạt động lớn mạnh, họ tin tưởng vào các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng với vai trị là một tổ chức tài chính trung gian. Do đó trong Ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm của mình nhằm tăng uy tín với khách hàng hiện có và tìm kiếm khách hàng tiềm năng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Hình 2.6_Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế

Tiền gửi TCKT Tiền gửi tiết kiệm Các nguồn khác

Việc huy động vốn tại địa phương sẽ là nguồn vốn chủ động trong việc đầu tư, cho vay vốn phục vụ phát triển kinh tế tỉnh. Nhưng vấn đề này cũng

vấp phải khó khăn, hiện nay đời sống nhân dân ở tỉnh đã được cải thiện

nhiều so với trước đây nhưng vẫn khơng theo kịp người dân thành thị do

đó nguồn vốn dư thừa, nhàn rổi vẫn còn hạn chế.

Bên cạnh đó dù tỷ trọng nguồn huy động trung hạn và dài hạn luôn

tăng trưởng dần qua các năm nhưng cơ cấu vốn theo kỳ hạn đang có sự

thay đổi theo hướng gia tăng nguồn vốn huy động ngắn hạn.

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 104.148 35.04% 146.644 32.76% 182.342 29.97% Có kỳ hạn <12th 154.970 52.13% 245.945 54.94% 342.315 56.27% Có kỳ hạn >12th 38.140 12.83% 55.034 12.29% 83.681 13.76% Cộng 297.258 447.623 608.338 Nguồn:Phòng tổng hợp NHCT Long An

Theo số liệu thực tế chứng minh tiền gửi thanh tốn, tiền gửi khơng kỳ hạn tăng qua các năm, nguyên nhân là do nền kinh tế phát triển việc sử

47

dụng trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng được chú trọng nhiều hơn, sự tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng này càng đáp

ứng được yêu cầu của khách hàng (sử dụng thẻ ATM, trong thanh toán

giữa các khách hàng với nhau …). Mặt khác trên thị trường cịn có nhiều kênh thu hút hoạt động đầu có nhiều lợi nhuận hơn như: đầu tư bất động

sản, đầu tư chứng khoán,…. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới ở Việt

Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thơng ngồi ngân hàng, trên 50% giao dịch khơng qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư khơng thanh tốn qua ngân hàng.

Đứng về phía ngân hàng việc gia tăng nguồn vốn huy động ngắn hạn đem lại hiệu quả nhiều hơn, vì chí phí để sử dụng nguồn vốn này thường

thấp hơn những nguồn vốn khác, làm cho lãi suất bình quân đầu vào giảm. Nhưng mặt trái của nguồn vốn này thường là không ổn định. Thực trạng nguồn vốn huy động có kỳ hạn ngắn lại chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn huy động dài hạn. Nguyên nhân của tình trạng này là do lạm phát tăng cao,

để huy động được vốn Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động sát với thị

trường vốn có khi sát với lãi suất tín dụng. Kinh doanh lỗ nhưng Ngân hàng vẫn phải thực hiện, chính vì điều này Ngân hàng nhà nước đã phải

thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, trong khi đó nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh rất lớn, vì vậy việc Ngân hàng dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là đương nhiên nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của ngân hàng, bởi vì nguồn vốn ngắn hạn thường không ổn định, tỷ lệ sử dụng vốn khơng cao vì có thể bị rút ra

đột ngột, do đó Ngân hàng cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của

0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Hình 2.7_CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO LOẠI TIỀN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2008

Ngoại tệ

Nội tệ

Nguồn:Phòng tổng hợp NHCT Long An

Ngân hàng Công thương Long An không chỉ huy động vốn bằng nội tệ mà còn huy động vốn bằng ngoại tệ chủ yếu huy động tiền USD nhằm

đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước nhưng huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm số lượng nhỏ so với Tổng nguồn vốn động(20%). Đến năm 2008 huy động vốn bằng ngoại tệ tăng nhảy vọt.

Nguyên nhân là do các Doanh nghiệp được mở L/c tại Ngân hàng nhiều và phải ký quỹ 100%, hoặc từ 10->20% để thanh tốn L/c. Bên cạnh đó cịn do lượng tiền nước ngoài chuyển về trả cho doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp chưa sử dụng hết. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động

này chỉ là tạm thời, do đó khơng thể sử dụng nguồn tiền này để cho vay dài hạn được.

Qua biểu đồ trên cho thấy nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu qua các năm, bình quân trên 80% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do lãi suất huy động ngoại tệ thường thấp hơn khá nhiều so với đồng nội tệ. Bên cạnh đó để hạn chế tình trạng đơ la hố tài sản nợ

trong hệ thống ngân hàng nên Ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ để kiềm chế các NHTM tăng huy động vốn ngoại tệ.

49

Bảng 2.5: So Sánh tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn

Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Công thương Long An 297.258 7.76% 447.623 6.35% 608.338 5.88% Châu Thành 40.552 1.06% 63.052 0.89% 95.000 0.92% Bến Lức 141.580 3.69% 203.519 2.89% 219.000 2.12% NNo và PTNTLA 1,955.083 51.01% 3,419.507 48.49% 4,014.000 38.81% Ngoại Thương 50.680 1.32% 135.202 1.92% 270.000 2.61% Đầu tư 316.968 8.27% 432.666 6.14% 518.000 5.01% Phát triển nhà ĐBSCL 223.708 5.84% 302.989 4.30% 391.000 3.78% Chính sách xã hội 16.065 0.42% 15.832 0.22% 15.000 0.15% Các NHTM CP 601.744 15.70% 1,761.353 24.98% 3,945.000 38.14% Quỹ tín dụng nhân dân 189.385 4.94% 270.213 3.83% 267.000 2.58% Cộng 3,833.023 7,051.956 10,342.338

Nguồn:Báo cáo tài chính NHNN tỉnh Long An

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Long An

đến thời điểm 31/12/2008 đạt trên 10.342 tỷ đồng so với năm 2007 tăng

46,6%, trong đó nguồn vốn của các NHTM nhà nước, NHCSXH là 6.130,338tỷ và các ngân hàng khác là 4.212tỷ chiếm tỷ trọng 40,7%. Qua số liệu trên cho thấy các NHTM nhà nước trong đó có NHCT Long An ngày càng nâng cao nguồn vốn huy động, giảm dần các nguồn vốn điều

chuyển trong nội bộ để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình.

2.3.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHCT Long An:

2.3.3.1 Những mặt tích cực trong hoạt động huy động vốn của NHCT Long An:

Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các tác động của nền kinh tế, đặc biệt là năm 2008 có nhiều điễn biến phúc tạp: tăng trưởng tăng chậm, lạm

50

phát tăng cao và tình trạng khủng hoảng tài chính đã lan ra toàn cầu, nhưng hoạt động huy động vốn của NHTC Long An vẫn đạt được nhiều kết quả

cao, kịp thời huy động những nguồn tiền nhàn rổi trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển nền kinh tế tỉnh nhà.

Với chủ trương thực hiện chiến lược khách hàng khai thác tất cả các nguồn tiền nhàn rổi trong dân cư, cũng như các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, nhưng với một chi phí huy động khơng vượt q giới hạn cho phép. Bên cạnh đó

ngân hàng cũng đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với các khách

hàng, có hệ thống khách hàng truyền thống, đã tạo được mối quan hệ thân

thiết với khách hàng từ nhiều năm qua. Ngồi ra Ngân hàng cịn có một thương hiệu đáng tin cậy, thâm niên hoạt động lâu năm, rất am hiểu tập

quán phong tục, tâm lý khách hàng tại địa phương. Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng. Lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với sự biến động của thị trường trong từng thời điểm.

Đi đôi với những biện pháp trên ngân hàng còn thực hiện chiến lược

lãi suất linh hoạt với nhiều hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng. Phương thức phục vụ theo yêu cầu khách hàng, nhận tiền tận nơi theo yêu cầu của khách hàng tại nhà riêng hay tại doanh nghiệp (đã quan hệ được

với điện lực, bưu điện,… để thu tiền điện và cước điện thoại). Đặc biệt với những năm gần đây, bên cạnh kênh phân phối truyền thống Ngân hàng rất chú trọng đến phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như hệ

thống máy rút tiền tự động, ngân hàng đã quan hệ được với các doanh

nghiệp để thực hiện trả lương qua hệ thống thẻ ATM, như: Công ty

ChenLu, Menhua, May xuất khẩu,…

Song song đó Ngân hàng cịn đổi mới phong cách giao dịch, kéo dài thời gian giao dịch để tăng doanh số huy động (giao dịch cả ngày thứ 7),

51

hiệu, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, sử dụng đồng bộ các

hình thức thu hút tiền gửi mới như tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có quay số trúng thưởng, tiết kiệm trả lãi trước,….

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng lên với cơ cấu vốn hợp lý hơn, kiên trì thực hiện mục tiêu tăng dần tỷ trọng nguồn trong dân cư, các doanh nghiệp, giảm dần việc nhận nguồn vốn bổ sung từ Hội sở chính, nhằm chủ động nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.

Trong điều hành đã có chính sách khách hàng hợp lý, đảm bảo cho quyền lợi gửi tiền của khách hàng, có những cơ chế chính sách ưu đãi cho từng

khách hàng cụ thể để thu hút nguồn tiền gửi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại ngân hàng công thương long an , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)