Đối với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại ngân hàng công thương long an , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 69)

3.3 Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý

3.3.1.1 Đối với chính phủ

- Tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược là các định chế tài chính nước ngoài đầu tư vào các Ngân hàng trong nước, qua đó để tăng cường tiềm lực

67

về tài chính và nâng cao trình độ quản lý cho từng ngân hàng

- Tạo điều kiện và thúc đẩy các quá trình hợp nhất, sáp nhập, mua lại trong hệ thống các NHTM, đặc biệt là các Ngân hàng quy mô nhỏ để tăng

cường năng lực cạnh tranh, tránh rủi ro hệ thống.

- Sửa đổi bổ sung những qui định chưa đồng bộ giữa các Bộ luật để tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát triển ổn định,

bền vững.

3.3.1.2 Đối với NHNN

- Ngân hàng nhà nước với vai trò điều tiết vĩ mơ nên có những dự báo về thị trường và đưa ra chính sách phù hợp vừa hướng dẫn vừa định hướng cho các NHTM thực hiện. NNHN phải là người giám sát giá trị

đồng tiền của một quốc gia và là người bảo vệ tốt nhất chống lại nạn lạm

phát tràn lan. Để làm được điều đó cần phải đảm bảo tính độc lập của

NHNN trong việc ban hành các chính sách tiền tệ.

- NHNN nên đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, kết hợp hài hoà linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất.

- Giảm thiểu tiến tới xố bỏ các can thiệp có tính bao cấp, hành chính trực tiếp của NHNN đối với hoạt động của các ngân hàng

thương mại.

Thực tế cho thấy vào tháng 5 và tháng 6 năm 2008 cho thấy, sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 12% và 14%/năm, đã xuất hiện

cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM. Lãi suất tăng cao để thu hút tiền

về, kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng là rất cần thiết. Song cũng chính từ cuộc đua lãi suất của các NHTM vừa qua đã có tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính, nền kinh tế và mơi trường kinh doanh của chính các ngân hàng. Đối với các NHTM: chi phí huy động vốn cao, làm giảm khả năng sinh lời, khiến ngân hàng phải tăng cường nới rộng tín dụng, làm

68

tăng khả năng rủi ro trong hoạt động. Đối với thị trường tài chính: lãi suất tiết kiệm càng cao, càng làm cho giá chứng khoán giảm xuống, huy động vốn của các doanh nghiêp trên thị trường tài chính càng khó khăn, gây áp lực lớn về vốn trung và dài hạn lên các NHTM. Còn đối với nền kinh tế: lãi suất huy động và cho vay ở mức cao, đã làm giảm đầu tư tư nhân, làm tăng chi phí vay mượn, và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho nền kinh tế trở nên xấu hơn, vi mô tiếp tục bất ổn hơn, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội. Như vậy, tăng lãi suất chỉ là biện pháp cấp bách trong ngắn hạn, một khi tăng lãi suất bắt

đầu tỏ ra khơng hiệu quả xét cả ở khía cạnh vĩ mơ và vi mơ, thì việc duy trì

lãi suất ổn định và theo xu hướng giảm dần, cần được đặt ra đối với

các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại ngân hàng công thương long an , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)