Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn vốn cho thị trường bất động sản thành phố hồ chí minh (Trang 74)

d. Hộ dân cư

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN CHO

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

Cần sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý. Tập trung ban hành hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đất đai, xây dựng và triển khai thực hiện các Luật đăng ký kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật xây dựng 2003, Luật bảo hiểm bất động sản, Luật Tín dụng bất động sản, Luật Hộ khẩu, hộ tịch. Đặc biệt cần sớm ban hành luật thuế bất động sản nhằm chống hiện tượng đầu cơ giá, gây nhiễu loạn thị trường, làm cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở khó có khả năng mua được nhà.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu nhằm thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm được hiệu quả của dự án, đặc biệt rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, của các cơ quan quản lý để chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tạo niềm tin cho nhân dân khi tham gia vốn vào đầu tư.

3.3.4. Giải pháp quản lý cải cách hành chính

Cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai; đặc biệt là thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tư.

Điều chỉnh một số nội dung trong qui định về giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đặc biệt là thời hạn công bố công khai phương án.

Hoàn thành hệ thống đăng ký bất động sản, cấp giấy chứng nhận về bất động sản thống nhất. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất để tạo cơ sở pháp lý cho hàng hoá bất động sản lưu thông, giao dịch hợp pháp, công khai, nhằm tăng cung cho thị trường. Qui định linh hoạt các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cho hai loại bất động sản là nhà và đất tuỳ theo thực trạng hồ sơ và điều kiện lịch sử, cần cấp cho các đối tượng đang sử dụng ổn định và không tranh chấp nhằm dễ quản lý và tạo điều kiện cho họ tham gia phát triển thị trường bất động sản.

Tóm lại, cần đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực nhà đất, theo hướng cơng khai, đơn giản, và thuận tiện cho dân; giảm tối đa thủ tục hành chánh và can thiệp hành chính vào các giao dịch trên thị trường bất động sản. Tiếp tục hồn thiện mơi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp phát triển, giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường cho tất cả các nhà đầu tư.

3.3.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Hiện tại, ở TP.HCM có rất nhiều tổ chức tư vấn, môi giới, giao dịch bất động sản do tư nhân, tổ chức, ngân hàng lập ra, tuy nhiên đa số các đơn vị này đều không qua tiêu chuẩn đào tạo nào để hoạt động, do đó chính các đơn vị mỗi nơi mỗi kiểu hoạt động, gây rối loạn thông tin thị trường, làm cho rất khó kiểm sốt. Thành phố cần quy định: tất cả các tố chức, các nhân hành nghề tư vấn môi giới dịch vụ bất động sản đều phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước; người hành nghề phải được đào tạo và có kiến thức cơ bản về thị trường bất động sản và các kiến thức liên quan. Cần nhanh chóng xác định cơ quan có thẩm quyền đạo tạo, và cấp giấy chứng nhận hành nghề đối với hoạt động môi giới bất động sản.

Hiện tại số lượng các đơn vị hoạt động môi giới bất động sản là rất lớn, và vì đặc thù của bất động sản là giá trị thường rất lớn nên các đơn vị môi giới dễ gây ra nhiều thông tin làm rối loạn thị trường nếu khơng có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Cần có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng tham gia giám sát hoạt động của các đơn vị này. Nội dung chương trình vừa phải có cơ sở lý thuyết vững chắc vừa sát với thực tế.

Tạo lập các thể chế hỗ trợ thị trường gồm phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức tư vấn, dịch vụ mua bán bất động sản. Thị trường bất động sản mang nặng tính bất đối xứng thơng tin, tiềm năng đầu cơ và rủi ro cao. Bởi vậy việc xây dựng hệ thống thông tin thường xuyên về thị trường bất động sản sẽ cho phép thị trường hoạt động thơng thống, giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại để nâng cao hiệu quả cho việc huy động vốn phát triển thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, cần áp dụng và phối hợp các giảp pháp một cách đồng bộ với nhau. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để chủ doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới thực hiện các giải pháp huy động nguồn vốn mới để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vốn của mình.

KẾT LUẬN

Phát triển thị trường bất động sản là một trong những mục tiêu quan trọng của TP.HCM, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, nâng cao mức sống của người dân, đồng thời chỉnh tranh lại đô thị, tăng vẻ đẹp mỹ quan, thành phố sạch đẹp hơn, hiện đại hơn. Với tuổi đời còn non trẻ, thị trường bất động sản TP.HCM cịn trong q trình tự hình thành và hồn thiện, điều khơng tránh khỏi đó là các khiếm khuyết của thị trường mà TP.HCM đã đang và sẽ phải nổ lực khắc phục. Trong đó, vấn đề về nguồn vốn để phát triển thị trường bất động sản là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết.

Trong thời gian qua TP.HCM ln trong tình trạng thiếu vốn để phát triển thị trường bất động sản, các nhà đầu tư trong nước chưa đủ tiềm lực về tài chính, các nhà đầu tư nước ngồi bị hạn chế bởi các cơ chế, chính sách gây khó khăn trong việc đầu tư.

Để giải quyết vấn đề nêu trên đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần thực hiện một số nhóm các giải pháp tiêu biểu sau:

• Nhóm giải pháp phát triển thị trường tài chính. • Nhóm giải pháp phát triển các quỹ đầu tư.

Đây là các nhóm giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường bất động sản TP.HCM, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội chung của TP.HCM và cả nước trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập mãnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu. Thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên cùng những giải pháp liên quan khác chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề vốn để phát triển thị trường bất động sản TP.HCM trong thời gian tới./.

PHỤC LỤC 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA

™ Đặc điểm tự nhiên

TP.HCM được thành lập năm 1698 (tên cũ là thành phố Sài Gịn). Với một vị trí địa lý thuận lợi ở phía nam đất nước, TP.HCM là một trọng điểm kinh tế của Việt Nam. Thành phố có địa giới tiếp giáp với các tỉnh Bình Dương về phía Bắc, tỉnh Đồng Nai về phía Đơng, tỉnh Tây Ninh về phía Tây, tỉnh Long An về phía Nam. Về hành chính, thành phố có 24 quận huyện là quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Phú, Bình Thạnh, Gị Vấp, Thủ Đức, Phú Nhuận, huyện Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Mơn, Cần Giờ, Bình Chánh, Tân Bình với tổng diện tích tự nhiên là 2.095km2. Dân số thành phố ước tính khoảng 6,24 triệu người năm 2005, chiếm 7% dân số cả nước (nguồn: cục thống kê Tp HCM).

Vị trí địa lý thành phố ở khoảng 10020’ đến 11020’ vĩ độ Bắc và 106020’ đến 107000’ kinh độ Đơng. Khí hậu 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình năm là 270C.

TP.HCM có một vị trí địa lý rất quan trọng với điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Trước đây, đây là một vị trí chiến lược ở miền Nam, một trung tâm thương mại thịnh vượng và sầm uất, một cửa ngõ cũng như một đầu mối thương mại đến các nước khác. Là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, thành phố đã đạt nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực.

™ Thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội TP.HCM trong thời gian qua

Hình 1: Chợ Bến Thành ở TP.HCM

ƒ Tăng trưởng GDP: tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố trong

những năm gần đây đạt 9,5% năm 2001, đạt 10,2% năm 2002, đạt 11,4% năm 2003, đạt 11,7% năm 2004, đạt 12,2% năm 2005, đạt 12,15% năm 2006, và đạt 12,32% năm 2007. Đây là những con số tăng trưởng khá ấn tượng mà TP.HCM đạt được trong thời gian qua.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính của TP.HCM giai đoạn 2001 – 2007 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tổng sản phẩm GDP 1.1 Giá thực tế (tỷ đồng) 84.852 96.403 113.291 137.087 169.559196.046 220.199 1.2 Giá so sánh 1994 (tỷ đồng) 57.787 63.670 70.914 79.237 88.872 99.672 111.259 2. Tốc độ tăng trưởng (%) 109,5 110,2 111,4 111,7 112,2 112,15 112,32

2.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

2.2 Công nghiệp và xây dựng 112,4 111,5 113,5 112,7 112,5 112,9 113,2

2.3 Dịch vụ 107,4 109,3 109,5 111,1 111,8 112,1 112,6

Nguồn: http://www.hochiminhcity.gov.vn

ƒ Cơ cấu kinh tế: cơ cấu các ngành kinh tế của TP.HCM tiếp tục có

những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành dịch vụ so với các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong tổng giá trị GDP của toàn thành phố:

ƒ Đầu tư: từ năm 2000, tổng vốn đầu tư vào TP.HCM liên tục tăng

theo các năm sau đó, đặc biệt đạt mức tăng cao trong năm 2006, với 66.978 tỷ đồng và năm 2007 đạt 70.310 tỷ đồng. Số dự án đầu tư nước ngoài được cấp trong các năm tăng liên tục, với số vốn đầu tư tăng kỷ lục và đạt 1,5 tỷ USD năm 2006 khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Năm 2007 đầu tư nước ngoài đạt trên 20 tỷ USD.

Bảng 2: Vốn đầu tư vào TP.HCM giai đoạn 2001 – 2007

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

1. Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng) 28.535 32.413 37.203 45.425 54.531 66.978 70.310

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1 Số dự án cấp trong năm

2.2 Vốn đăng ký đầu tư mới (triệu USD)

182 619 223 495 203 304 247 431 309 604 251 1.520 292 1.988 Nguồn: http://www.hochiminhcity.gov.vn

™ Những thuận lợi và khó khăn trong q trình phát triển kinh tế

ƒ Những thuận lợi và thành tựu đạt được: TP.HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đơ thị lớn nhất Việt Nam có vị trí địa lý rất

ƒ Những khó khăn: vấn đề quy hoạch ln là vấn đề gây đau đầu các

nhà quản lý của TP.HCM, tốc độ tăng dân số cao vượt sự kiểm soát gây ra các hệ quả không tốt cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố như vấn đề ùn tắc giao thông, vấn đề xây nhà trái phép, vấn đề an ninh xã hội, …

PHỤC LỤC 2

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỊ TRƯỜNG BĐS TP.HCM NĂM 2006

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ

1 Số dự án bất động sản đầu tư 2.500 DA

2 Tổng diện tích dự án đầu tư 13.500ha

3 Số ăn hộ cho thuê cao cấp từ loại A đến loại C 50 cao ốc

4 Số ăn hộ cho thuê cao cấp từ loại A đến loại C 2.376 căn hộ

5 Số ăn hộ bán 54 cao ốc

6 Số ăn hộ bán 20.535 căn hộ

7 Cao ốc văn phòng cho thuê 84 cao ốc

8 Diện tích sàn cao ốc văn phịng cho th 442.833m2

9 Trung tâm mua bán và KV thương mại 20

10 Diện tích trung tâm mua bán và KV thương mại 145.000m2

11 Khu chế xuất 3

12 Khu công nghiệp 12

13 Diện tích khu chế xuất và khu công nghiệp 2.354ha

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, NXB Chính Trị Quốc Gia.

2. Luật đất đai năm 1993 và Luật Đất đai sửa đổi năm 2003. 3. Luật Nhà Ở năm 2005, NXB Chính Trị Quốc Gia.

4. Luật Kinh Doanh Bất Động Sản năm 2006, NXB Lao động – Xã Hội.

5. Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

6. Nghị định số 84/2007/ NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, và giải quyết khiếu nại về đất đai.

7. Nghị định số 90/2006/ NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

8. Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

9. Nghị định số 13/2006/ NĐ-CP ngày 24/01/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

10. Nghị định số 142/2005/ NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

11. Nghị định số 127/2005/ NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ số 127/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 hướng dẫn thực hiện nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong q trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.

12. Nghị định số 95/2005/ NĐ-CP ngày 15/07/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu cơng trình xây dựng.

13. Nghị định số 198/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

14. Nghị định số 197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

15. Nghị định số 188/2004/ NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

16. Nghị định số 182/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

17. Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

18. Nghị định số 164/2004/ NĐ-CP ngày 14/09/2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án.

19. Nghị định số 126/2004/ NĐ-CP ngày 26/05/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý cơng trình hạ tầng đơ thị và quản lý sử dụng nhà do chính phủ ban hành . 20. Nghị định số 129/2003/ NĐ-CP ngày 03/11/2003 của Chính phủ Quy

định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

21. Nghị định số 68/2001/ NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn vốn cho thị trường bất động sản thành phố hồ chí minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)