Đánh giá chung về những dấu hiệu có mức độ rủi ro cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động (Trang 52)

6. Kết cấu luận văn

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KSNB TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

2.2.1.4 Đánh giá chung về những dấu hiệu có mức độ rủi ro cao

Năm 2009 có nhiều dấu hiệu có mức độ rủi ro cao đã xảy ra, những dấu hiệu này

đã xuất hiện từ những kỳ báo cáo trước và ngày càng có xu hướng gia tăng, ngoại

trừ một số dấu hiệu có mức độ giảm đáng kể. Một số dấu hiệu được xem là một

trong các nguyên nhân xảy ra sự cố rủi ro nghiêm trọng mà BIDV phải gánh chịu trong năm 2009, những dấu hiệu này xảy ra chủ yếu ở nghiệp vụ tín dụng, luân

chuyển chứng từ, huy động vốn, điện toán…:

- Rủi ro liên quan đến việc khởi tạo, cập nhật thông tin khách hàng: Khách

hàng lợi dụng chứng minh thư của người đã chết, dùng giấy tờ giả để mở tài khoản; Thay đổi thông tin đăng ký giao dịch với ngân hàng sau đó thực hiện giao dịch

chuyển tiền. Những trường hợp này sau đó đã xảy ra tranh chấp. Đây là rủi ro liên

- Rủi ro liên quan đến user, password là tình trạng cán bộ ăn cắp password để thâm nhập vào chương trình tạo ra các giao dịch tiền vay giả mạo rồi rút tiền của ngân hàng, xảy ra tại chi nhánh Đắc Lắc.

- Khách hàng cấu kết với cán bộ BIDV để làm giả hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt tài sản của BIDV. Khách hàng làm giả mạo chứng từ để rút tiền ngân hàng (4

trường hợp)

- Tình trạng cán bộ tín dụng cố tình sửa thơng tin lãi suất, ngày đến hạn xảy ra

ở một số chi nhánh. Sai sót này đặc biệt nghiêm trọng vì nó liên quan đến đạo đức

cán bộ, đã cố tình sửa thơng tin vì mục đích riêng

- Cán bộ GDV, kho quỹ khơng phát hiện được tiền giả vẫn xảy ra (128 trường hợp, tăng 33% so với năm 2008). Những dấu hiệu này rất dễ dẫn đến tình trạng mất tiền vì cán bộ không phát hiện được tiền giả, đặc biệt là trong các trường hợp thu

nhận những món tiền lớn.

- Quá trình tuân thủ hạn mức của cán bộ khơng được nghiêm ngặt vẫn có 76

trường hợp GDV thực hiện giao dịch vượt hạn mức, quý IV có 52 trường hợp tại 12 chi nhánh, tăng 117% so với quý III

- Mở cửa kho tiền từ đầu ngày giao dịch, rồi bỏ trống cho đến khi kết thúc

ngày giao dịch mới khóa (1 trường hợp trong quý IV, tại chi nhánh Trà Vinh)

- Một số sai sót khác xảy ra rất nhiều, tại hầu hết các chi nhánh, ở mọi thời điểm, và ngày càng gia tăng qua các kỳ báo cáo. Những dấu hiệu này thể hiện sự

thiếu ý thức, cẩu thả của cán bộ trong quá trình tác nghiệp, dù tính chất nghiêm trọng của vấn đề không cao, tuy nhiên có điểm nổi bật là xảy ra một cách có hệ

thống như: nhập nhầm thông tin khách hàng trong phân hệ thông tin khách hàng, thiếu chữ ký GDV, KSV trên chứng từ, không đăng ký giao dịch đảm bảo, cho vay khi chưa đủ hồ sơ theo quy định, không kiểm tra kịp thời mục đích sử dụng vốn vay theo quy định.

2.2.1.5 Giá trị tổn thất rủi ro hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ 9 tháng

Nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý RRHĐ của nhiều chi nhánh cịn hạn chế. Vì vậy, nhiều chi nhánh chưa chủ động rà soát để xác định ra những dấu hiệu rủi ro hoạt động, còn tồn tại tâm lý không muốn công khai các dấu hiệu rủi ro, đến khi bùng phát thì đã muộn. Bên cạnh đó, các chi nhánh chưa chủ động trong việc triển khai các giải pháp ngăn ngừa rủi ro, rất nhiều giải pháp đã được Hội sở

chính đưa ra nhưng chưa được chi nhánh quan tâm áp dụng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các sai sót tác nghiệp của cán bộ vẫn tăng so với

năm 2008

Dưới đây là tổng giá trị tổn thất rủi ro tác nghiệp năm 2009

Bảng 2.2: Giá trị tổn thất rủi ro tác nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ 9 tháng

đầu năm 2009 Đơn vị: triệu VND Nghiệp vụ Giá trị tổn thất danh nghĩa

Chi phí gia tăng Các giá trị giảm trừ

Giá trị tổn thất thực tế Chi phí phục hồi Chi phí truy địi Chi phí pháp lý Chi phí khác Bảo hiểm Cán bộ tự bù đắp Khách hàng hoàn trả Giảm trừ khác Tín dụng 793 510 282 Dịch vụ khách hàng 340 10 337 13 Thẻ 84 84 Tổng 1132 84 0 0 10 0 847 0 0 379

Nguồn: Báo cáo dấu hiệu và sự cố RRTN năm 2009 của BIDV

Những đánh giá trên được tác giả tổng hợp từ các báo cáo rủi ro được lưu hành trong nội bộ của BIDV Việt Nam. Báo cáo cho thấy RRHĐ có mặt trong hầu hết

các hoạt động của ngân hàng và nếu xảy ra sự cố thì nó gây ra tổn thất không nhỏ cho ngân hàng. Và hơn hết, những đánh giá trên là một trong những cơ sở góp phần

để tác giả đưa ra những nhận xét về ưu nhược điểm về hệ thống KSNB của BIDV

Việt Nam một cách xác thực nhất.

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV Việt Nam

Để phân tích sâu hơn các nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động tại BIDV Việt

Nam như đã nêu trên, luận văn đã tiến hành khảo sát về hoạt động KSNB tại chi

nhánh điển hình là BIDV chi nhánh Tp.HCM, từ đó rút ra một số nhận xét về hệ

thống KSNB theo hướng quản trị RRHĐ của BIDV Việt Nam.

Số phiếu khảo sát là 50 phiếu, trong đó có 20 phiếu được gửi cho Ban lãnh đạo, một số trưởng phịng, kiểm sốt viên, 30 phiếu được gửi cho nhân viên ở một số

phòng ban của BIDV chi nhánh Tp.HCM. Chi tiết Bảng câu hỏi và kết quả khảo sát

được trình bày ở Phụ lục 4 và Phụ lục 5

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế điển hình tại BIDV chi nhánh Tp.HCM, luận văn rút ra một số nhận xét về hệ thống KSNB theo hướng đối phó với RRHĐ tại

BIDV Việt Nam như sau:

2.2.2.1 Môi trường quản lý

Môi trường quản lý tạo ra sắc thái chung trong đơn vị, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị. Và là nền tảng cho các thành phần khác của hệ

thống KSNB bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thơng lệ và nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.

Triết lý về quản trị RRHĐ

Quan điểm về quản lý rủi ro của nhả quản lý là rất quan trọng tạo nên thành

công cho việc quản lý rủi ro toàn ngân hàng, tác động đến nhận thức về rủi ro của

những cấp bên dưới. Vì vậy luận văn đã khảo sát về triết lý về quản trị RRHĐ của Ban lãnh đạo BIDV CN Tp.HCM để thấy được thực trạng về môi trường quản lý tại BIDV. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3:Triết lý của nhà quản lý BIDV CN Tp.HCM về quản trị RRHĐ

Triết lý về quản trị RRHĐ

Trả lời

Khơng Không biết

Chấp nhận rủi ro hoạt động để có lợi nhuận 10 34 6 Phân tích cẩn thận giữa lợi ích đạt được và rủi ro

hoạt động có thể có

45 3 2 Khi cung cấp sản phẩm mới, xác định mức chấp

nhận RRHĐ đối với từng sản phẩm 35 5

Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV CN Tp.HCM

Kết quả khảo sát cho thấy các nhà quản lý đều thận trọng trong các quyết định kinh doanh. Hầu hết đều khơng mạo hiểm mà ln tìm kiếm nhiều thông tin, quan sát, trao đổi, suy xét khá cẩn thận, cân đối giữa chi phí và lợi ích có thể thu được trước khi hình thành quyết định. Điều này cũng cho thấy rằng những nhà điều hành chưa được khuyến khích đúng mức về sự dám làm trong kinh doanh, mặt khác đó

cũng chính là đặc điểm của con người Châu Á nói chung, và bị ảnh hưởng bởi cơ

chế quản lý của nhà nước nói riêng.

Kết quả khảo sát còn cho thấy, đa phần các đối tượng được khảo sát cho là khi

triển khai sản phẩm mới ngân hàng đã phân tích những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện cung cấp sản phẩm mới, lượng hoá rủi ro để xác định mức độ tổn

thất tối đa mà ngân hàng có thể gánh chịu từ những loại rủi ro này. Tuy nhiên, cũng còn một số đối tượng trong mẫu khảo sát không quan tâm đến vấn đề này, cho thấy sự trao đổi về các mục tiêu tài chính và kinh doanh chưa được thực hiện một cách

đầy đủ, chủ yếu là do quyết định một chiều từ cấp lãnh đạo cao nhất và được chấp

thuận thực thi trong toàn ngân hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hoạt động kinh

doanh của ngân hàng sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất hay rủi ro tỷ giá hối đoái sẽ được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng chủ quan với rủi ro hoạt động, thì đây có thể chính là ngun nhân gây ra sự phát triển không bền vững, thậm chí sụp đổ của ngân hàng. Bởi vì, những mâu

thuẫn giữa yếu tố con người, công nghệ, thông tin và kiểm soát nội bộ sẽ dễ dàng biến rủi ro hoạt động thành nguyên nhân xảy ra những rủi ro khác như rủi ro tín

dụng, rủi ro thanh toán,...gây ra những tổn thất thực sự mà ngân hàng có thể khơng chịu đựng nổi. Thực tế khảo sát cho thấy rằng nhận thức về RRHĐ tại BIDV đang ngày càng tăng lên, bằng chứng cho thấy ngày 04, tháng 06, năm 2009 BIDV Việt Nam đã ban hành Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp. Trong chính sách này, quy

định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, tập thể trong việc thực hiện công

tác quản lý rủi ro tác nghiệp, quy định các điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn hệ thống, nêu ra một số dấu hiệu của rủi ro tác nghiệp,...Ngồi ra, cơng tác truyền thông về rủi ro hoạt động đã được các chi nhánh thực hiện thông qua việc phổ biến các văn bản, báo cáo rủi ro hoạt động đến toàn thể cán bộ trong chi nhánh. Bên cạnh

đó, BIDV đã thiết lập những chương trình phần mềm quản lý dữ liệu rủi ro tác

nghiệp để quản lý các dữ liệu và cung cấp các báo cáo giao dịch nghi ngờ hay bất thường trong hoạt động. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.4 cho thấy việc xác định tầm quan trọng của quản lý rủi ro hoạt động trong ngân hàng vẫn chưa tương xứng với vai trò thực sự của nó, đặc biệt là so với các nổ lực của ngân hàng trong quản lý rủi ro tín dụng.

Bảng 2.4: Đánh giá tầm quan trọng của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại BIDV CN Tp.HCM

Loại rủi ro Tỷ lệ (%)

Rủi ro tín dụng 100% Rủi ro thanh khoản 64%

Rủi ro lãi suất 74% Rủi ro ngoại hối 88% Rủi ro hoạt động 94% Rủi ro khác 12%

Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV CN Tp.HCM

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức và phân chia quyền hạn giữa các phòng ban bộ phận và các thành viên trong ngân hàng góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Hiện nay, BIDV đang thực hiện mơ hình kiểm sốt phi tập trung, trong đó, bộ phận quản lý rủi ro ở cấp tập đoàn (trung ương) được gọi là Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tập trung quản lý rủi ro chiến lược – thiết lập chính sách quản lý rủi ro và theo dõi rủi ro tích hợp, kiểm chứng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát; trong khi bộ phận quản lý rủi ro ở cấp chi nhánh tập trung vào các hoạt động quản lý rủi ro mang tính chiến thuật, tức là việc thực hiện các chính sách quản lý rủi ro trong thực tế. Điều này thể hiện ở bảng 2.5 sau đây:

Bảng 2.5:Nhiệm vụ của phòng Quản lý rủi ro tại CN Tp.HCM

Nhiệm vụ phòng quản lý rủi ro Tỷ lệ (%) ý

kiến đồng ý

Tuân thủ chính sách, quy định QLRRTN, các văn bản

chỉ đạo do BIDV ban hành về QLRRTN. 100%

Đầu mối giúp Lãnh đạo chi nhánh thực hiện công tác

QLRRTN 100%

Đầu mối giúp Lãnh đạo đơn vị thực hiện, kiểm tra, rà

soát, báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, các giao dịch nghi ngờ, bất thường theo qui

định của BIDV.

Tổng hợp, báo cáo công tác QLRRTN, báo cáo nghi

ngờ, bất thường của chi nhánh 100%

Đánh giá rủi ro tiểm ẩn trong tất cả quy trình nghiệp vụ 68%

Nhiệm vụ khác 60%

Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV CN Tp.HCM

Bảng khảo sát trên còn cho thấy rằng, hầu hết các đối tượng được khảo sát đều nhất trí rằng trách nhiệm chủ yếu của việc quản lý rủi ro tác nghiệp thuộc về bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh, chưa thấy được rằng muốn hạn chế rủi ro tác

nghiệp ở mức thấp nhất thì cách tốt nhất là tự mỗi nhân viên biết cách tự phòng

ngừa trong quá trình tác nghiệp của mình.

2.2.2.2 Thiết lập các mục tiêu

Mục tiêu của BIDV bao gồm các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Các mục tiêu dài hạn thông thường là các mục tiêu chiến lược và phù hợp với sứ mạng của ngân hàng, và mục tiêu ngắn hạn được triển khai dựa trên các mục tiêu chiến lược đã có. Ngồi các mục tiêu ngắn hạn phổ biến là doanh thu, lợi nhuận, thị phần,… thì ngân hàng đã xác lập các mục tiêu cụ thể cho các bộ phận chức năng được thể hiện ở

bảng 2.6

Bảng 2.6:Ý kiến về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn tại BIDV CN Tp.HCM

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Trả lời

Khơng Khơng biết

Anh/Chị có biết mục đích tồn tại (sứ mạng)

của ngân hàng và các chiến lược đang áp

dụng hiện nay tại ngân hàng?

15 35

Ngân hàng có xác định các mục tiêu cụ thể

liên quan đến từng phòng ban, bộ phận hay

các mảng hoạt động cụ thể khơng?

Ngân hàng có quy định rõ ràng các rủi ro nào là không thể chấp nhận được đối với sự tồn

tại của Ngân hàng không?

27 16 7

Ngân hàng có quy định rủi ro có thể chấp

nhận đối với từng mục tiêu cụ thể khơng?

(Chẳng hạn cho vay tín chấp?)

22 28

Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV CN Tp.HCM

Tuy nhiên, kết quả khảo sát còn cho thấy việc xác định và công bố sứ mạng của ngân hàng hầu hết được bộ phận quản lý cấp cao biết đến nhiều hơn, trong khi đó

những nhân viên cấp dưới lại ít quan tâm đến. Điều này cho thấy các nhà quản lý

cấp cao thường hướng đến mục tiêu dài hạn hơn và các nhân viên cấp dưới lại

hướng đến mục tiêu ngắn hạn.

Ngoài ra, BIDV chưa quy định rõ ràng rủi ro hoạt động nào là có thể chấp nhận cịn những rủi ro hoạt động nào là khơng thể chấp nhận đối với từng mục tiêu cụ thể cũng như đối với sự tồn tại của ngân hàng. Điều này, thể hiện KSNB của BIDV chủ yếu là kiểm tra lại các nghiệp vụ đã xảy ra trong ngân hàng để tìm ra sai sót,

chưa đẩy mạnh việc kiểm soát để “làm đúng ngay từ đầu”

Việc xác định sự tác động của rủi ro hoạt động đến việc thực hiện mục tiêu của ngân hàng chưa được ngân hàng thực hiện một cách đầy đủ và thỏa đáng sẽ dẫn đến

đánh giá không đúng rủi ro từ đó đưa ra những phản ứng khơng phù hợp.

2.2.2.3 Nhận dạng các sự kiện tiềm tàng

Là q trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu mơi trường hoạt động và tồn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro,

không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)