6. Kết cấu luận văn
3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ PHÍA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
3.3.1 NHNN cần sớm ban hành các quy định, hướng dẫn việc thực thi quy chế về
chế về kiểm tra, kiểm soát nội bộ và QTRR hoạt động
Ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN về quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ và quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN về quy chế kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng. Hai quy chế này giúp cho các ngân hàng hiểu rõ hơn về hệ thống KSNB và là cơ sở cho các ngân hàng xây dựng hệ thống KSNB nói chung và kiểm tốn nội bộ nói riêng đạt hiệu quả. Những quy định trong hai quy
chế trên cũng phù hợp với những quy định của Ủy ban Basel về hệ thống KSNB tại các ngân hàng. Tuy nhiên, NHNN cũng như các tổ chức nghề nghiệp chưa ban hành các quy định, hướng dẫn về kiểm soát nội bộ và quản trị RRHĐ một cách đầy đủ và hệ thống. Để các nhà quản lý ý thức đúng mực về rủi ro hoạt động tại các NHTM và có trách nhiệm hơn trong việc thiết lập hệ thống KSNB thì NHNN cần ban hành hướng dẫn về việc áp dụng hệ thống KSNB, trong đó cần phải xác định được khái niệm, mục tiêu của KSNB, vai trò của các cấp quản lý trong hệ thống; quy định
hoạt động quan trọng mà ngân hàng có khả năng gặp phải và cách thức mà ngân
hàng đối phó.
3.3.2 Các cơ quan giám sát của NHNN cần tăng cường việc giám sát các ngân hàng thực hiện quy chế về kiểm tra, kiểm sốt nội bộ để đối phó với rủi ro hoạt động
Một trong những yếu kém trong hệ thống ngân hàng thể hiện trong sự yếu kém của việc giám sát các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống giám sát được thiết lập và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo nên một mơi trường tốt cho Kiểm soát nội bộ Ngân hàng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào xây dựng được một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả?
Luật và văn bản qui phạm pháp luật về ngân hàng của ta trên thực tế đã đưa ra nhiều qui định an toàn ngày càng phù hợp với các qui định mà quốc tế gọi là “biện pháp thận trọng” trong hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên trong lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa xây dựng các nguyên tắc giám sát hoạt động ngân hàng một cách hiệu quả. Ngoài những nguyên tắc về quy định và
yêu cầu về thận trọng thì những nguyên tắc cơ bản được đề cập dưới đây có thể
nâng cấp hệ thống giám sát trong các nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô và ổn định thị trường tài chính.
a/ Điều kiện cần cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả
Một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả phải là một hệ thống phân định trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng đối với từng cơ quan tham gia trong quá trình giám sát các ngân hàng. Mỗi cơ quan đó phải có nguồn lực hoạt động độc lập và phù hợp. Phải có một khung pháp lý phù hợp cho việc giám sát nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm cả các điều khoản liên quan đến quyền hạn của các tổ chức ngân
hàng và công tác giám sát hiện nay của chính họ; quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tuân thủ luật pháp, các vấn đề về an toàn hoạt động của các ngân hàng, và quyền được bảo vệ hợp pháp đối với các chuyên gia giám sát. Có các quy
định cần thiết về việc chia sẻ thông tin giữa các chuyên gia giám sát và việc bảo mật
b/ Các nguyên tắc cấp phép và cơ cấu
Xác định rõ ràng các hoạt động tổ chức tài chính được phép làm và chịu sự giám sát.
Cơ quan cấp phép phải được trao quyền đưa ra các tiêu chí và bác bỏ đơn xin
thành lập nếu không đạt yêu cầu. Tối thiểu q trình cấp phép phải thực hiện các cơng đoạn là đánh giá cơ cấu sở hữu tổ chức của nghiệp vụ ngân hàng, Ban giám
đốc và các cán bộ quản lý chủ chốt, kế hoạch kinh doanh và kiểm sốt nội tại, dự
báo tình hình tài chính tương lai, bao gồm cả vốn cơ bản. Nếu chủ sở hữu hoặc cơ quan mẹ đề xuất là một ngân hàng nước ngồi, cần phải có sự cho phép trước của chuyên gia giám sát nước chủ nhà.
Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải được có quyền rà sốt và từ chối bất kỳ một đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát
ngân hàng hiện tại cho các bên khác; Có quyền thiết lập các tiêu chí để rà sốt việc bổ sung và đầu tư lớn của ngân hàng, đảm bảo là các chi nhánh hoặc cơ cấu của
ngân hàng không bị chịu rủi ro hoặc làm cản trở đến hiệu quả hoạt động công tác
giám sát
c/ Các nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng
Một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả cần phải: - Bao gồm cả các hình thức giám sát không tại chỗ và tại chỗ
- Thường xuyên liên hệ với Ban giám đốc và hiểu rõ về hoạt động của ngân hàng - Xây dựng các biện pháp thu thập, rà sốt và phân tích các báo cáo, thống kê của
ngân hàng theo hình thức đơn lẻ và tổng hợp.
- Có biện pháp thẩm định độc lập các thông tin giám sát thông qua kiểm tra trực tiếp tại chỗ, hoặc sử dụng các kiểm toán viên độc lập.
- Liên tục tăng cường yếu tố năng lực của chuyên gia giám sát trong việc giám sát hoạt động của nhóm các ngân hàng một cách tổng quát.
Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng cần phải biết rõ ràng là mỗi ngân hàng có hệ thống lưu trữ tài liệu phù hợp theo yêu cầu của các chính sách kế tốn và theo một phương thức nào đó cho phép chuyên gia giám sát có thể tiếp cận và thấy
được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng và khả năng sinh lời của các nghiệp
vụ ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng phải thường xuyên đưa ra các bảng kê tài chính phản ảnh trung thực tình hình tài chính của mình với cơ quan Thanh tra - giám sát.
e/ Nguyên tắc Quyền hạn của chuyên gia giám sát
Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải ln có các biện pháp giám sát bắt buộc để có thể đưa ra được hành động can thiệp kịp thời khi ngân hàng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản (ví dụ tỷ lệ vốn tối thiểu phù hợp, năng lực
người đứng đầu...), khi có hiện tượng vi phạm về thể chế, hoặc khi người gửi tiền có thể gặp rủi ro dưới bất kỳ hình thức nào. Trong trường hợp khẩn cấp, hoạt động can thiệp này bao gồm cả việc thu hồi giấy phép lập tức hoặc đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, Giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng
thương mại cũng cần có hạn chế để đảm bảo ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả. Ví dụ như Ngân hàng thương mại có quyền tự do trong việc lựa chọn đối tượng
để cho vay, cũng như lựa chọn lãi suất huy động phù hợp để thu hút tiền gửi dân cư
và các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy rằng, Ngân hàng Nhà Nước can thiệp vào những lĩnh vực rất nhạy cảm của nền kinh tế như thế chấp chứng khoán để vay tiền ngân hàng, hoặc định ra lãi suất huy động cơ bản chưa sát với thực tế…. Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng lãi suất như một cơng cụ tài chính hay các biện pháp hành chính để điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, nhưng với
phương pháp giám sát có tính can thiệp sâu như vậy gây ảnh hưởng khơng ít đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung.
3.3.3 Ban đào tạo của Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên tổ chức các
buổi tập huấn và hội thảo trao đổi kinh nghiệm về hoạt động kiểm soát nội bộ
- Hệ thống KSNB ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào những lý luận xuất phát từ nước ngoài, chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển hơn rất nhiều so với
điều kiện của nước ta. Chính vì vậy, các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu phải
tìm hiểu kinh nghiệm của các nước về KSNB để xây dựng hệ thống lý luận phù hợp với thực tiễn theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Ở góc độ Nhà
nước, cần chủ động trợ giúp các đề tài nghiên cứu về lý luận KSNB nói chung và KSNB đối với rủi ro hoạt động nói riêng, tìm hiểu thực tiễn về KSNB ở các nước có điều kiện tương tự như chúng ta. Đó cũng là cơ sở để chúng ta hoàn
thiện lý luận, cơ sở để Nhà nước hoặc hội nghề nghiệp ban hành, cập nhật các quy định, hướng dẫn về KSNB.
- Ban đào tạo của Ngân hàng Nhà nước cần thưởng xuyên tổ chức các buổi tập
huấn, các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm thực hiện hoạt động KSNB nói
chung và kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị RRHĐ nói riêng nhằm giúp các ngân hàng nâng cao hiểu biết về KSNB để đối phó với RRHĐ trong hoạt động kinh doanh. Các buổi hội thảo không chỉ là trao đổi kinh nghiệm thiết kế và thực hiện hiệu quả hệ thống KSNB mà còn nêu lên những yếu kém trong việc xây dựng hệ thống KSNB ở các ngân hàng để các ngân hàng rút kinh nghiệm trong việc xây dưng hệ thống KSNB tại ngân hàng mình.
Kết luận chương 3:
Hệ thống KSNB nhằm đối phó với RRHĐ tại BIDV Việt Nam hiện tại còn
nhiều hạn chế, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ vấn đề này, luận văn đề xuất một số giái pháp như trên để giúp hệ
thống KSNB hoạt động tốt hơn. Với sự nổ lực của bản thân BIDV Việt Nam và sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thì hệ thống KSNB theo hướng đối phó với RRHĐ tại BIDV có thể nhanh chóng được hồn thiện, giúp ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN
Điều mà hiện nay, hầu hết các nhà quản trị ngân hàng quan tâm là rủi ro hoạt động. Bởi lẽ, rủi ro hoạt động là một phạm trù rộng hơn của rủi ro so với rủi ro thị
trường hoặc rủi ro tín dụng. Rủi ro hoạt động lan tới mọi phương diện hoạt động
của các định chế tài chính. Nó lan khắp nơi, và do vậy rủi ro hoạt động liên quan tới mọi thất bại mà có thể phát sinh từ con người, từ tiến trình hoạt động hay từ cơng nghệ,...
Vì vậy, đề tài “Hồn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động” đã đi sâu nghiên cứu và giải
quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Về lý luận đã khái quát được lý luận về kiểm soát nội bộ nói chung và làm rõ sự phát triển của hệ thống lý luận về rủi ro hoạt động và quản trị RRHĐ trên cơ sở tiếp cận lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro hiện đại theo Báo cáo COSO năm
2004.
- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sốt nội bộ để đối phó rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại BIDV Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động kiểm sốt nội bộ nhằm đối phó với RRHĐ của BIDV vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, thiếu khoa học dẫn đến hoạt động kiểm soát nội bộ đối phó với RRHĐ mới dừng lại ở cơng tác hậu kiểm.
- Luận văn đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực
tiễn dựa theo Báo cáo COSO năm 2004 để hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm quản
trị tốt hơn đối với rủi ro hoạt động.
- Bên cạnh đó, luận văn cũng không tránh được những hạn chế như: phạm vi
khảo sát được giới hạn trong hoạt động kiểm soát nội bộ tại một chi nhánh của
BIDV Việt Nam nên nguồn số liệu sơ cấp được thu thập, tổng hợp qua điều tra ý
kiến đánh giá của một số lãnh đạo và nhân viên chưa thể có tính đại diện cho đa số các nhà quản lý và nhân viên, chưa được tin tưởng tuyệt đối. Vì vậy, luận văn chưa
có đủ điều kiện để đưa ra kết luận đánh giá đầy đủ về hệ thống KSNB của BIDV
Việt Nam nhẳm đối phó với rủi ro hoạt động.
Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế địi hỏi các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV Việt Nam nói riêng phải cải cách đổi mới toàn diện, phải “thay máu” để nâng cao năng lực cạnh tranh, để có thể đứng vững và phát triển an toàn
trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Một trong những yêu cầu cấp bách nhất trong công cuộc đổi mới là phải nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ nhẳm đối phó với rủi ro hoạt động. Đề tài nghiên cứu việc hoàn thiện hệ
thống KSNB nhằm đối phó với RRHĐ là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với BIDV Việt Nam, giúp BIDV có khả năng cạnh tranh cao, phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 – Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
2. Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - năm 2009 3. Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp quý IV và cả năm 2009 của
BIDV Việt Nam
4. Hồng Minh (2007), “Hệ thống kiểm tốn, kiểm soát nội bộ trước yêu cầu hội nhập của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng (16)
5. Hoàng Minh (2003), “Vấn đề rủi ro hoạt động ngân hàng và giải pháp hạn
chế”, Tạp chí ngân hàng (13)
6. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB.Tài Chính
7. Quyết định số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004 của Quốc Hội khóa XI về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng
8. Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống Đốc NHNN về quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng
9. Quyết định số 37/2006/ QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống Đốc NHNN về quy chế kiểm tra, kiểm sốt nội bộ của tổ chức tín dụng
10.Quy định rủi ro tác nghiệp của BIDV Việt Nam năm 2009
11.Trường Đại học kinh tế Tp.HCM, khoa kế toán kiểm toán (2007), Kiểm toán, Nxb Lao động xã hội.
12.ThS.Lâm Thị Hồng Hoa chủ biên (2002), Giáo trình kiểm tốn ngân hàng, Nhà xuất thống kê.
13.ThS.Nguyễn Đức Trung (2006), “Rủi ro hoạt động của Ngân hàng thương
mại, những nguyên nhân và biện pháp đo lường theo quan điểm của Basel
II”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng” (52)
14.ThS.Trương Thị Hồng (2009), “Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kế toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng (5)
15.TS Nguyễn Thị Loan (2006), “Rủi ro tác nghiệp trong kinh doanh tiền tệ tại ngân hàng và bài học kinh nghiệm”, Tạp chí cơng nghệ ngân hàng (13) 16.Vũ Hữu Đức (2003), Tổng quan về kiểm kiểm soát nội bộ, Tài liệu hội thảo
khoa học Khoa kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
17.Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam, Nxb.Văn hóa thơng tin Hà nội.
Tiếng Anh
18.Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commision (COSO) (1992), Internal control – Integrated framework – Framwork, Including Executive Summary.
19.Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commision (COSO) (1992), Internal control – Integrated framework – Evaluation Tools.