Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 49)

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối tại Việt Nam và

2.2.1.2. Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của

cơ bất động sản, mua chứng khốn (cho dù khơng trực tiếp)...

Những diễn biến đang diễn ra tại Việt Nam và bên ngồi có thể thấy rằng, nền kinh tế (nhất là doanh nghiệp và NHTM) đang "tích luỹ rủi ro ngoại hối". Thêm vào đó, tình trạng “đơ la hóa” tại Việt Nam vẫn khá phổ biến với các thói quen của người dân là dự trữ tài sản bằng ngoại tệ, giao dịch mua bán, niêm yết giá bằng ngoại tệ. Hiện tượng đơ la hóa gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Mức cung tiền trở nên khó dự báo hơn và mức cầu nội tệ trong nước không ổn định, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách tiền tệ. Trong thời điểm cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất cân bằng như trong thời gian gần đây, tình trạng đơ la hóa cũng gây thêm khó khăn cho việc ổn dịnh trở lại thị trường ngoại tệ do hiện tượng đầu cơ, bóp méo cung cầu ngoại tệ. Bên cạnh đó, đơ la hóa làm giảm nhu cầu phát triển các cơng cụ phịng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thị trường ngoại hối, mà các doanh nghiệp và ngân hàng cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn do khơng có cơng cụ phịng ngừa rủi ro khi đồng đơ la Mỹ biến động bất thường.

2.2.1.2. Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng hàng

1. Thách thức từ cơ chế hoạt động kinh doanh ngoại tệ

- Trạng thái ngoại tệ

NHNN QLRR hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM thông qua quyết định kiểm soát về trạng thái ngoại tệ. Tổng các loại ngoại tệ chỉ có thể chiếm tối đa một tỷ lệ phần trăm nhất định đối với vốn tự có.

Trạng thái nguyên tệ của một loại ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ bằng ngoại tệ này bao gồm cả các tài khoản mua bán ngoại tệ ngoại bảng tương ứng. Hiện tại, trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối được quy định tại quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 7/10/2002 và quyết định 1168/2003/QĐ-NHNN về việc sửa đổi điều 1 của quyết định 1081: (1)Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối

ngày khơng được vượt q 30% vốn tự có của Tổ chức tín dụng tại thời điểm đó; (2) Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của Tổ chức tín dụng tại thời điểm đó.

Để giám sát và kiểm tra việc thực hiện trạng thái ngoại tệ, NHNN yêu cầu các tổ chức được phép phải báo cáo cho NHNN theo hai phương pháp như sau:

(1). Phương pháp tích lũy hằng ngày theo cơng thức:

Trạng thái ngoại tệ cuối ngày (t) bằng trạng thái ngoại tệ cuối ngày (t -1) cộng với trạng thái phát sinh trong ngày (t). Trong đó, trạng thái phát sinh trong ngày được tính bằng: [(Doanh số mua - doanh số bán) x Tỷ giá quy đổi /VTC]. Điểm lưu ý là, các tổ chức được phép không cần báo cáo doanh số mua bán trên Interbank và doanh số mua bán giữa các ngoại tệ với nhau, thay vào đó đơn thuần chỉ cần báo cáo tỷ lệ %/VTC tại thời điểm cuối ngày là đủ.

(2). Phương pháp số dư cuối tháng:

Trạng thái của ngoại tệ được xác định là chênh lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ (nội và ngoại bảng) vào ngày cuối tháng. Cũng như trạng thái cuối ngày, trạng thái cuối tháng theo phương pháp số dư trường hay đoản cũng không được vượt quá 30 % vốn tự có. Trạng thái cuối tháng được dùng làm cơ sở để tính trạng thái cuối ngày của tháng tiếp theo.

NHNN với vai trò là người quản lý, quy định trạng thái ngoại tệ nhằm mục đích phịng ngừa rủi ro quá mức có thể xảy ra đối với NHTM và tránh nạn đầu cơ. Về giác độ kinh doanh, chính các NHTM mới là người cần phải quan tâm quản lý chặt chẽ và thường xuyên trạng thái của chính mình, bởi vì lãi hay lỗ phát sinh khơng phải NHNN là người gánh chịu mà chính tổ chức kinh doanh mới là người gánh chịu thực sự. Một thực tế đang tồn tại trong tư duy của một bộ phận cán bộ ngân hàng (chủ yếu là NHTM nhà nước) là chỉ quan tâm đến việc làm của mình có vi phạm quy định của pháp luật hay khơng, cịn kết quả kinh doanh của chính mình là lãi hay lỗ trở thành vấn đề thứ yếu. Chính vì vậy, một bộ phận cán bộ NHTM đã dành phần lớn kinh nghiệm, năng lực và trí tuệ của mình vào việc “lách luật” để thực hiện các phi vụ mạo hiểm. Đây là điều trái với đạo lý kinh doanh phổ thông trong kinh tế thị trường. Xuất

phát từ thực tế này, việc NHNN chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày đã trở thành khe hở để những nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong ngày. Nghĩa là trong ngày, nhà kinh doanh có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao đến cuối ngày cân bằng được trạng thái theo quy định của NHNN.

Đến cuối năm 2006, các NHTM Việt Nam thường duy trì trạng thái ngoại hối đoản là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, mức tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng mà NHNN công bố thường ổn định trong thời gian dài, hầu như khơng có biến động lớn, thậm chí có lúc tỷ giá USD và JPY so với VND đứng n hoặc giảm. Do đó, việc duy trì trạng thái ngoại tệ đoản đối với USD và JPY là bình thường.

Thứ hai, đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian này là theo

hướng một chiều, cầu về ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ, do vậy mà doanh số mua vào nhỏ hơn doanh số bán ra và điều này dẫn tới trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thường ở trạng thái đoản.

Thứ ba, lãi suất cho vay VND thường cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay

của USD, EUR và JPY (lãi suất thực của VND dương), vì thế các ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ và cho vay nội tệ để hưởng lãi suất cao, đến hạn hoàn trả ngoại tệ họ sẽ mua ngoại tệ vào và khoản lãi thu được từ cho vay VND luôn lớn hơn khoản thua lỗ do tỷ giá tăng (tức là VND mất giá) trong khi chính sách tỷ giá mà NHNN theo đuổi lại ổn định trong thời gian dài và vì thế trạng thái ngoại tệ các ngân hàng thường là đoản.

Từ cuối năm 2006 đến những tháng đầu quý I/2008, trạng thái ngoại tệ của các NHTM Việt Nam lại ở tình huống ngược lại, đó là nó ln ở mức dư thừa. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

Thứ nhất: nguồn cung ngoại tệ cho các NHTM tăng nhanh là do thị trường

chứng khoán Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ khá nóng. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư nước ngồi đổ xơ vào thị trường Việt Nam. Họ chuyển USD vào

Việt Nam và chuyển đổi ra VND để kinh doanh chứng khoán dẫn đến cung ngoại tệ tăng mạnh.

Thứ hai: Ngoài nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp

FDI thực hiện trong năm 2007 cũng như trong quý I năm 2008 tăng cao. Trong quý I năm 2008, tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, cả nước đã thu hút thêm đạt 5,436 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2007 đã làm tăng nguồn cung USD của các NHTM.

Thứ ba: do Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất đã

làm cho USD giảm giá mạnh so với các tiền tệ như EUR, JPY… cũng làm cho dòng vốn đầu tư chuyển từ USD sang VND.

Tất cả những lý do trên đã làm cho trạng thái ngoại tệ của các NHTM Việt Nam ln ở trong tình trạng dư thừa. Trong khi đó, để tránh áp lực cho lạm phát, NHNN không mua số ngoại tệ dư thừa này đã khiến cho tỷ giá USD/VND liên tục suy giảm. Và chính điều này lại gây khả năng rủi ro tỷ giá cho các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay ngoại tệ lại đảo chiều, dẫn đến căng thẳng ngoại tệ tại các NHTM, NHNN đã phải can thiệp và can thiệp với số lượng khá lớn.

- Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cịn yếu kém

Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là vấn đề vốn điều lệ. Tiềm lực tài chính thể hiện qua vốn điều lệ và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn tự có là khoản dùng để bù đắp rủi ro, là điều kiện để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, tạo uy tín và niềm tin trong cơng chúng. Nếu tính theo thơng lệ quốc tế tỷ trọng vốn tự có phải chiếm tối thiểu 8% tổng tài sản có thì vốn tự có thấp sẽ làm cho hoạt động tín dụng bị thu hẹp.

2. Thách thức từ việc áp dụng các chuẩn mực Basel 2 tại Việt Nam

Ủy ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi các Thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ) vào năm 1975. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn được ban hành lần đầu vào năm 1988, gọi

là Basel 1. Năm 1999, Ủy ban đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu, đây là những nguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo. Do những hạn chế của Basel 1, một hiệp ước mới về vốn được thông qua vào năm 2001, gọi là Hiệp ước Basel 2.

Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel 2, nhưng Basel 2 đã ảnh hưởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về QLRR. Việc áp dụng Basel 2 địi hỏi chi phí khá cao, các tổ chức tín dụng phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và cơng nghệ thơng tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên.

Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel 2 là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro, mặc dù việc tiếp cận Basel 2 đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các tổ chức tín dụng có thể tự xác định được thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh để định hướng hoạt động ngân hàng, từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel 2.

Riêng đối với phương pháp đo lường nâng cao, phần lớn các NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS đề ra, nên việc áp dụng phương pháp này địi hỏi phải có thời gian. Với sự phát triển của thị trường vốn và yêu cầu của hội nhập quốc tế, nguồn thông tin về các ngân hàng ngày càng công khai và minh bạch, việc tăng vốn ngày càng khó khăn hơn, địi hỏi mỗi ngân hàng phải quan tâm đặc biệt đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, càng mở rộng qui mơ và loại hình dịch vụ thì ngân hàng càng phải chủ động trong việc đối mặt với rủi ro hoạt động. Trong khi hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại do hệ

thống quản trị điều hành và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều yếu kém, các ngân hàng cần thường xun đánh giá thực trạng tình hình tài chính để kịp thời có biện điều chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro.

Các trụ cột của Basel 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel 2 về QLRR hoạt động cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trường và cơng khai tài chính. Điều này địi hỏi phải có nỗ lực chung của ban lãnh đạo NHTM và kiểm sốt vĩ mơ từ Ngân hàng Nhà nước, tập trung vào việc nâng cao quản trị kinh doanh và kiểm soát nội bộ NHTM cũng như năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

Mỗi NHTM Việt Nam, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế, điều kiện cơng nghệ, nhân lực, đơn vị tư vấn quản trị, có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau để QLRR ngoại hối. Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả QLRR ngoại hối trong hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM, theo khuyến cáo của Basel 2, cần thực hiện được những việc sau:

ü Nắm chắc khái niệm từng loại rủi ro, đặc biệt các rủi ro lớn, thường gặp trong hoạt động ngân hàng là rủi ro tín dụng; rủi ro lãi suất; rủi ro thanh khoản; rủi ro thị trường, trong rủi ro thị trường thì rủi ro ngoại hối là quan trọng nhất.

ü Thiết lập hạn mức thông qua ALCO cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối của trung tâm điều hành và cho từng chi nhánh cụ thể, thiết lập hạn mức trạng thái ngoại hối trên bảng cân đối kế tốn.

ü Thiết lập giới hạn cho phép cơng nợ và tài sản bằng ngoại tệ không khớp nhau cho từng đơn vị kinh doanh (nếu có);

ü Thiết lập giới hạn ngoại tệ mà các đơn vị kinh doanh có thể mua bán;

ü Thiết lập mạng lưới các giới hạn cho việc kinh doanh ngoại hối bao gồm các giao dịch trong ngày, qua đêm và kỳ hạn cho từng đối tác và hạn mức cho từng cán bộ giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro ngoại hối tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 49)