2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối tại Việt Nam và
2.2.2.1. Quy trình đo lường giá trị chịu rủi ro ngoại hối
v Phương pháp đo lường giá trị chịu rủi ro ngoại hối
Căn cứ vào ưu, nhược điểm của từng phương pháp đo lường VaR ngoại hối (đã trình bày ở phần 1.2.3.3), trong điều kiện công nghệ, dữ liệu hiện tại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam lựa chọn áp dụng phương pháp Variance – Covariance để đo lường và quản lý VaR ngoại hối.
Dữ liệu sử dụng để tính tốn giá trị chịu rủi ro ngoại hối VaR là tỷ giá hối đoái hàng ngày của VND với các loại tiền tệ: USD và CAD (đại diện cho khu vực châu Mỹ), EUR và GPB (đại diện cho khu vực châu Âu), AUD và JPY (đại diện cho khu vực châu Á).
1. Nguồn dữ liệu: lấy từ dữ liệu lịch sử tỷ giá hối đoái được cung cấp bởi
OANDA JAZZ (http://www.oanda.com/convert/fxhistory)
Hình 2.3: Lịch sử tỷ giá hối đoái giữa VND và các loại tiền tệ: EUR, GBP, USD, CAD, AUD từ năm 2000 - 2007
(Nguồn: OANDA JAZZ)
- 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 35,000.00 40,000.00 EUR GBP USD CAD AUD
Hình 2.4: Lịch sử tỷ giá hối đoái giữa VND và JPY từ năm 2000 – 2007
(Nguồn: OANDA JAZZ)
2. Kết quả tính tốn
Tổng số quan sát là 2.922 quan sát. Phương pháp này phân tích cho cả kỳ (2.922 ngày) và cho cả trong ngắn hạn : 100 ngày gần nhất, 200 ngày gần nhất, 365 ngày gần nhất và 500 ngày gần nhất (tính đến thời điểm 31/12/2007). Số liệu chi tiết xem phụ lục 1. Phương phức đo lường rủi ro tỷ giá hối đoái được ứng dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua số liệu bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoại bảng (Xem phụ lục 2 và 3). Theo tính tốn các trạng thái hối đoái và VaR trong phụ lục 4 và 5, mức tổn thất cao nhất mà BIDV có thể gánh chịu như sau :
Bảng 2.1 : VaR trạng thái ngoại hối của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho thời gian 100 ngày, 200 ngày, 365 ngày, 500 ngày và toàn bộ từ năm 2000-2007
Đvt : triệu đồng
Thời gian VaR
Độ tin cậy 95% Độ tin cậy 99%
100 ngày 59.044,66 83.452,18 200 ngày 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 JPY
365 ngày 100.933,31 142.656,51 500 ngày
110.361,28 155.981,74
Toàn bộ 94.449,84 133.492,93
Cho mọi trường hợp, với mức tin cậy 99%, kết quả VaR luôn cao hơn mức tin cậy 95% do α99% =2.325 > α95% = 1.645. Nói cách khác, khoản tin cậy càng cao thì mức tổn thất mà BIDV gánh chịu càng lớn.
Hình 2.5: VaR trạng thái ngoại hối của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho thời gian 100 ngày, 200 ngày, 365 ngày, 500 ngày và toàn bộ từ năm 2000-2007 (Đvt : triệu đồng)
3. Đánh giá kết quả
Trong năm vừa qua, tỷ giá giữa VND và USD dao động trong biên độ hẹp (độ lệch chuẩn 365 ngày gần nhất = 0,92605 - xem phụ lục 1), các khoản cho vay và ứng trước khách hàng của BIDV chủ yếu bằng VND, một phần bằng đô la Mỹ. Tuy nhiên, một số tài sản khác của BIDV lại bằng các đồng tiền khác ngồi VND và đơ la Mỹ. BIDV đã đưa ra một hệ thống hạn mức để quản lý trạng thái các đồng tiền thông qua phương pháp giá trị chịu rủi ro VaR đã trình bày như trên. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được BIDV sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. Với hệ thống quản lý này, BIDV đã kiểm soát được những biến đổi của tỷ giá có ảnh hưởng đến hệ thống tài sản Nợ - có của ngân hàng.
59,004.66 58,665.32 100,933.31 110,361.28 94,449.84 83,452.18 82,916.04 142,656.51 155,981.74 133,492.93 - 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00 180,000.00
Như trình bày ở phụ lục 2 và 3, phần tài sản tính bằng nguyên tệ của 6 loại ngoại tệ chính chiếm 23.19% trong tổng tài sản của BIDV.
Bảng 2.2: Tổng tài sản bằng ngoại tệ của BIDV
Tài sản ngoại tệ Tỷ giá Chuyển đổi sang
VND (triệu đồng) %/tổng tài sản EUR 166.861.043 23.976,5 4.000.743,80 1.96% USD 2.457.089.317 16.279 39.998.956,99 19.56% JPY 4.198.013.999 145,025 608.816,98 0.30% GBP 69.554.188 32.514,2 2.261.498,78 1.11% CAD 11.620.918 16.594,1 192.838,68 0.09% AUD 24.417.385 14.272,3 348.492 0.17% Tổng 47.411.347,47 23.19%
(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán chi tiết năm 2007 – BIDV)
Trong đó, đơ la Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tài sản ngoại tệ của BIDV, có sự biến động nhỏ nhất khi so sánh với các loại ngoại tệ khác (xem phụ lục 1.7). Trong dài hạn, tỷ giá VND/USD tăng đều. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm 2007 (100 ngày gần nhất), sự biến động của tỷ giá VND/USD là khá nhỏ (độ lệch chuẩn bằng 0.53646%). Tuy nhiên, trong năm, có giai đoạn tỷ giá VND/USD lại biến động mạnh, nhất là đầu năm 2007 và cuối năm 2006 (độ lệch chuẩn 0,92605 cho thời gian 365 ngày và 1,01369 cho 500 ngày gần nhất). Điều này có nghĩa việc nắm giữ tỷ lệ tài sản bằng đồng đô la Mỹ của BIDV sẽ gặp rủi ro khi tỷ giá VND/USD biến động. Bằng việc kiểm nghiệm khủng hoảng (stress testing)9. Nếu tỷ giá VND/USD là 14.030 (giá trị nhỏ nhất trong toàn bộ mẫu), khả năng tổn thất đối với tài sản tính bằng đồng đơ la Mỹ sẽ là:
USD267.072.496 * (14.030 - 16.279) = - 600.646 triệu VND
Điều này có nghĩa là khi tỷ giá VND/USD giảm thì BIDV sẽ bị tổn thất vì nắm giữ quá nhiều tài sản bằng USD. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ tổn thất trên phần dễ bị rủi ro hối đoái của các loại ngoại tệ với nhau thì mức tổn thất của đồng đơ la
Mỹ là nhỏ nhất (13.81%). Vì thế, ta có thể nhận định rằng tài sản ngoại tệ USD chịu rủi ro ngoại hối thấp nhất đối với BIDV cũng như các NHTM khác. Điều đó giải thích vì sao hầu hết các NHTM Việt Nam lại nắm giữ phần lớn đồng đô la Mỹ trong danh mục đầu tư (một phần cũng là do đồng đô la Mỹ là đồng tiền giao dịch chủ yếu trên thị trường tiền tệ thế giới, một phần cũng do tình trạng đơ la hóa ở Việt Nam ở mức cao).
Bảng 2.3: Thử nghiệm khủng hoảng (Stress testing) – Mức tổn thất của ngân hàng trong trường hợp xấu nhất khi tỷ giá giảm.
Trạng thái ngoại tệ ròng Tỷ giá (31/12/2007) Mức tỷ giá nhỏ nhất trong năm Tổn thất (triệu VND) Tổn thất/trạng thái ngoại tệ ròng EUR 35.510.916 23.976,5 11.924,70 -427.970 50.26% USD 267.072.496 16.279 14.030,00 - 600.646 13.81% JPY 2.834.444.572 145,025 115,22 -84.481 20.55% GBP 20.508.923 32.514,2 19.760,50 -261.565 39.22% CAD 9.556.031 16.594,1 9.244,36 -70.234 44.29% AUD 12.669.383 14.272,3 6.976,89 -92.428 51.11% Tổng tổn thất -1.537.324
(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán chi tiết của BIDV năm 2007, OANDA JAZZ)
Mặc khác, khi so sánh với kết quả tính tốn giá trị VaR bằng phương pháp Phương sai – Hiệp phương sai (kết quả tính với mẫu 365 ngày gần nhất, độ tin cậy 99%, mức tổn thất là 142.656,51 triệu VND), thì kết quả tính bằng thử nghiệm khủng khoảng cao hơn nhiều (-1.537.324 triệu VND). Điều này có thể lý giải là vì với phương pháp tính này, BIDV đã được đặt ra trong điều kiện cao nhất là khi tỷ giá hối đối có thể giảm mạnh đột ngột thì khả năng tổn thất sẽ là lớn nhất.
Hơn nữa, bởi vì phương pháp Phương sai – Hiệp phương sai tính tốn giá trị VaR dựa trên biến động hàng ngày của tỷ giá (độ lệch chuẩn) trong dài hạn và mối quan hệ tuyến tính và tương quan giữa các biến số (tỷ giá). Tuy nhiên, trong dài hạn, sự biến động này có xu hướng ổn định. Khi đó, giá trị VaR cho chúng ta biết mức độ tổn thất cao nhất có thể xảy ra với độ tin cậy 95% hay 99% dựa trên sự biến động của tỷ giá trong lịch sử, trong khi kết quả thử nghiệm khủng hoảng lại cho
mức độ tổn thất trong trường hợp xấu nhất. Nói cách khác, thử nghiệm khủng hoảng sẽ hỗ trợ cho phương pháp VaR và giúp cho nhà quản trị rủi ro có thể đánh giá tổn thất mà ngân hàng gặp phải trong nhiều trường hợp khác nhau, nhất là trong mơi trường kinh doanh tồn cầu như hiện nay.
Với nền tài chính và thị trường tiền tệ chưa phát triển như tại Việt Nam thì kinh doanh tiền tệ chỉ để đáp ứng cho nhu cầu giao dịch và bảo hiểm rủi ro của ngân hàng. BIDV cũng như các NHTM Việt Nam khác nắm giữ ngoại tệ bởi vì chúng là những đồng tiền mạnh trong giao dịch quốc tế và bởi vì đồng Việt Nam chưa là đồng tiền có khả năng chuyển đổi trên thương trường quốc tế. Chính vì thế ngân hàng ln phải đối mặt với rủi ro ngoại hối. Đối với BIDV, trạng thái ngoại tệ rịng là dương, vì thế khi tỷ giá giảm, BIDV gặp nhiều rủi ro. Điều chắc chắn rằng Chính phủ Việt Nam ln muốn giảm bớt tình trạng đơ la hóa đồng thời làm mạnh đồng Việt Nam trong một vài năm tới, vì thế BIDV cần tập trung quản lý tài sản và nợ ngoại tệ để hạn chế rủi ro ngoại hối. Điều quan trọng nhất trước tiên là phải làm sao cho cân xứng giữa tài sản ngoại tệ và các khoản nợ ngoại tệ, cũng như cân xứng giữa lượng mua vào và bán ra trong kinh doanh ngoại hối.
Tóm lại, thơng qua việc tính tốn giá trị chịu rủi ro ngoại hối, Ban quản trị rủi ro – bộ phận QLRR ngoại hối có thể xác định được khoản lỗ lớn nhất mà BIDV có thể đối mặt trong những trường hợp xấu nhất đối với các khoản cho vay hay đi vay, cũng như đối với các hợp đồng kinh doanh tiền tệ. Bằng phương pháp này, Ban QLRR có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thay đổi danh mục đầu tư tính bằng ngoại tệ và điều chỉnh thích hợp để cân xứng giữa tài sản nợ - có cũng như trong việc mua bán ngoại tệ để tối thiểu hóa rủi ro ngoại hối.
Bằng cách dựa trên phương pháp Variance – Covariance, sử dụng độ lệch chuẩn và mối tương quan giữa các tỷ giá được thống kê từ năm 2000-2007 với giả thiết phân phối của các đồng tiền là phân phối chuẩn, ta được kết quả ở bảng 2.5. Bằng phương pháp này, VaR được tính một cách dễ dàng và nhanh chóng khi dữ liệu về tỷ giá hối đối có thể cập nhật từng ngày và các số liệu về tài sản nợ - có, giá trị hợp đồng giao ngay, kỳ hạn hay quyền chọn ngoại hối có thể thu thập từ bảng
cân đối tài sản của ngân hàng, điều này rất có ích cho các nhà kinh doanh tiền tệ và các nhà quản trị rủi ro của ngân hàng.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp VaR ngoại hối khi dùng để tính rủi ro tỷ giá bởi vì đối với hợp đồng quyền chọn, khách hàng có thể lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hợp đồng dựa trên sự thay đổi của tỷ giá trong ngày giao. Trên thực tế, sự thay đổi của tỷ giá là phi tuyến tính và nó cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lạm phát, sự kỳ vọng, lãi suất ảnh hưởng trực tiếp lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng cũng như các hợp đồng quyền chọn, trong khi các yếu tố này không được xem xét khi áp dụng phương pháp Variance – Covariance để tính tốn VaR. Hơn nữa, để bảo hiểm cho rủi ro hối đoái, các hợp đồng phái sinh đều mang yếu tố rủi ro bởi các yếu tố nêu trên, đặc biệt là yếu tố lãi suất. Để đáp ứng cho những hạn chế của phương pháp Variance – Covariance trong tính tốn VaR ngoại hối, các phương pháp tính tốn VaR đối với hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn được xem xét.
v Quy trình đo lường, quản lý VaR ngoại hối tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngày 20 tháng 6 năm 2006, Tổng Giám đốc BIDV ban hành quyết định số 3330/QĐ-QLRR qui định về quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VaR ngoại hối) với mục đích xây dựng hệ thống phương pháp đo lường, quản lý rủi ro ngoại hối theo hướng thông lệ quốc tế; giới hạn mức tổn thất giá trị tài sản ngân hàng trước các biến động tỷ giá thị trường thông qua việc đo lường và quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối; làm căn cứ để chỉ đạo hoạt động quản lý rủi ro ngoại hối trong toàn hệ thống; giao hạn mức trạng thái ngoại tệ đối với các chi nhánh.
Yêu cầu thông số kỹ thuật:
Ngân hàng sử dụng các thơng số kỹ thuật để tính VaR ngoại hối theo đúng khuyến cáo của Ủy ban giám sát các ngân hàng tại Hiệp ước Basel II. Yêu cầu đối với từng thông số kỹ thuật như sau:
ü Khoảng thời gian nắm giữ (trạng thái ngoại tệ) tiếp theo: 1 ngày; 1 tháng; 1 năm.
ü Độ tương quan về tốc độ thay đổi tỷ giá giữa các loại ngoại tệ.
- Đối với từng loại ngoại tệ (khơng tính đến độ tương quan giữa các đồng tiền): để đơn giản hóa, giả định là khơng có bất kỳ sự tương quan nào khi đó ta có giá trị VaR cho tất cả các trạng thái kinh doanh. Giá trị VaR tổng bằng tổng các giá trị VaR của từng trạng thái qui theo đồng nội tệ (VND). Như vậy trong trường hợp này sẽ khơng tính đến ảnh hưởng của phương sai – hiệp phương sai. Tuy nhiên khi đó giá trị VaR sẽ lớn hơn giá trị thực.
- Đối với “giỏ ngoại tệ” (có tính đến độ tương quan giữa các đồng tiền): Cách tính giá trị VaR ở trên dựa trên giả định là khơng có tương quan giữa các đồng tiền. Tuy nhiên, trên thực tế sự biến động về giá trị của một đồng tiền thường ảnh hưởng đến các đồng tiền khác do đó mà tồn tại một mối quan hệ tương quan nào đó (thuận chiều hay nghịch chiều). Vì vậy, để tính tốn chính xác hơn về giá trị chịu rủi ro cho một danh mục ngoại hối, ta phải tính đến mối tương quan về sự vận động của tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền. Khi đó, khi tính tốn giá trị của VaR phải tính đến cả hệ số tương quan.
Yêu cầu dữ liệu đầu vào:
BIDV sử dụng các dữ liệu đầu vào để tính VaR ngoại hối theo đúng khuyến cáo của Ủy ban giám sát các ngân hàng tại Hiệp ước Basel II. Yêu cầu đối với từng thông số kỹ thuật như sau:
- Trạng thái ngoại tệ của các đồng tiền USD, EUR, JPY cuối mỗi ngày làm việc cho khoảng thời gian 250 ngày làm việc liên tiếp (n=250)
- Tỷ giá giao ngay bán chuyển khoản hàng ngày đối với từng đồng tiền USD, EUR, JPY cho khoảng thời gian 250 ngày làm việc tương ứng nói trên.
Trong giai đoạn đầu, BIDV sử dụng chương trình Excel hoặc phần mềm tự xây dựng để đo lường và quản lý VaR ngoại hối. Trong tương lai khi điều kiện cho phép, BIDV sẽ sử dụng các module kiểm soát rủi ro trực tuyến và tức thời gắn với
hệ thống Reuters Extra 3000 để đo lường và quản lý VaR ngoại hối theo đúng tiêu chuẩn thơng lệ quốc tế.
Trình tự đo lường giá trị chịu rủi ro ngoại hối:
a. Nhập số liệu đầu vào của từng đồng tiền: tỷ giá bán chuyển khoản (n=250 ngày), trạng thái ngoại tệ cuối ngày.
b. Tính giá trị log của sự thay đổi về tỷ giá hối đoán ngày t so với ngày t-1: log (fxt/fxt-1) với t=2,n
c. Tính độ lệch chuẩn của phân phối chuẩn 250 log về sự thay đổi tỷ giá hối đoái ngày t so với ngày t-1 = STDEVP()
d. Nhập độ tin cậy cho mơ hình (sử dụng độ tin cậy 99%)
e. Tính số nhân tương ứng với độ tin cậy đã chọn: NORMINV (.99) = 2,33 f. Tính tốn độ biến động tỷ giá hối đoái trong 1 ngày với độ tin cậy 99%: 2,33
* STDEVP()
g. Xây dựng ma trận độ biến động tỷ giá của danh mục đồng tiền theo công thức trên.
h. Nhập ma trận trạng thái cuối ngày của từng đồng tiền (weighting matrix) i. Tính ma trận hệ số tương quan giữa các đồng tiền (correlation matrix) =
CORREL (array)
j. Tính ma trận VaR ngoại hối cho ngày làm việc tiếp theo (ngày n+1) đối với từng đồng tiền (undiversified VaR matrix)
Unsiversified VaR matrix = volatility matrix * ABS (weighting matrix) k. Tính ma trận nghịch đảo của ma trận VaR ngoại hối cho ngày làm việc tiếp
theo (ngày n+1) đối với từng đồng tiền.
l. Khi đó VaR ngoại hối cho ngày làm việc tiếp theo của giỏ ngoại tệ được tính theo cơng thức:
VaR = SQRT (undiversified VaR matrix * correlation matrix * transposed undiversified VaR matrix)
Xác định hạn mức VaR ngoại hối