.1 Các giao dịch mua bán M&A trên thế giới đã được công bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý và ứng dụng mô hình định giá doanh nghiệp trong hoạt động mua bán và sáp nhập tại việt nam (Trang 33 - 39)

2007 2008 6 tháng 2009 % thay đổi (2008/2007) Số lượng giao dịch Giá trị giao dịch (triệu USD) Số lượng giao dịch Giá trị giao dịch (triệu USD) Số lượng giao dịch Giá trị giao dịch (triệu USD) Số lượng giao dịch (%) Giá trị giao dịch (%) Toàn thế giới 43.817 4.169.287 39.597 2.935.960 17.389 914.037 -9,63 -29,58 Mỹ 11.296 1.570.848 9.165 986.283 3.506 289.363 -18,87 -37,21 Trung Quốc 2.587 75.390 2.983 104.253 1.104 38.288 15,31 38,28 Đông Nam Á 2.001 75.675 2.065 75.176 972 18.559 3,20 -0,66

Nguồn: theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers

 M&A trên thế giới có một số đặc điểm như sau:

- Hầu hết các vụ sáp nhập, mua lại này đều được diễn ra giữa các công ty của các nước phát triển. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, chỉ có 8% các vụ sáp nhập lớn diễn ra ở các quốc gia nằm ngồi các nước cơng nghiệp hóa. Các vụ sáp nhập lớn thường diễn ra ở Anh và Mỹ và bên cạnh việc điều tiết bằng luật cạnh tranh là điều chỉnh việc mua bán sáp nhập bằng các tiền lệ; ở châu Âu lục địa thường chỉ diễn ra các vụ sáp nhập, mua bán nhỏ - chủ yếu là sáp nhập, mua bán các cơng ty nhỏ và có tính chất gia đình.

- Các vụ sáp nhập, mua lại thường chỉ tập trung vào một số ít ngành ngân hàng, cơng nghiệp dầu khí, các cơng ty dược phẩm, công nghệ thông tin và ngành công nghiệp ôtô với sự chi phối bởi những hoàn cảnh cụ thể liên quan đến một ngành công nghiệp nhất định. Ở các ngành khác, các vụ M&A lớn ít diễn ra. Song song với các vụ M&A lớn là một xu hướng phân tán đầu tư, bởi các cơng ty tìm kiếm trọng tâm mạnh hơn trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực của mình.

- Sự ghi nhận về sáp nhập, mua lại khơng phải lúc nào cũng tích cực. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các vụ sáp nhập, mua lại khơng đạt được các lợi ích như dự kiến. Theo một số nguồn tin: chỉ khoảng 15% các vụ sáp nhập đạt được các mục tiêu hợp lực của chúng, 15% các vụ sáp nhập khác dẫn đến những kết quả bi thảm, 70% cịn lại chỉ có một ảnh hưởng không rõ rệt8.

2.1.2 Thực trạng và xu hƣớng M&A thế giới thời hậu khủng hoảng:

Khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã đẩy khơng chỉ các định chế tài chính mà hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác vào tình thế khó khăn, một số bị buộc phải tái cơ cấu một số khác được quốc hữu hóa nhanh chóng để sống sót qua cơn bão này, cịn lại khơng thích ứng thì tự đào thải. Trong tình hình tín dụng thắt chặt, thị trường vốn dành cho các hoạt động M&A bị thu hẹp, cần có những chiến lược đúng đắn để định hướng các hoạt động M&A doanh nghiệp trong điều kiện thế giới mới này. Những chiến lược đúng đắn này sẽ khuyến khích bên mua thiết lập những bản báo cáo tài chính đủ mạnh và minh bạch nhằm dễ dàng tiếp cận thị trường vốn để tìm kiếm những khoản tài trợ cho thương vụ M&A của mình.

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của hoạt động M&A quốc tế trong thời gian qua:

- Thời thế đổi thay – ngƣời mua đang lên: Khủng hoảng tín dụng tồn cầu

đã làm biến đổi sâu sắc tương quan giữa người mua và người bán trong những thương vụ M&A. Vị thế của người mua đã được nâng cao hơn trước người bán. Không như trước đây khi thị trường cịn khởi sắc tín dụng dồi dào, bên bán có thể thoải mái tổ chức các vụ đấu giá và bán doanh nghiệp với một giá hời. Người mua trong giai đoạn này đang rất thận trọng, việc tài trợ nợ đang bị hạn chế và giá trị thị trường chưa hồi phục so với trước khủng hoảng. Rủi ro của một thương vụ thất bại

8

Theo bài viêt “Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam” cúa Tiến Sĩ Phạm Trí Hùng tại địa chỉ http://my.opera.com/PhamHung/blog/show.dml/1575357

cao hơn trước khủng hoảng rất nhiều, do đó người bán sẽ phải lo ngại về sự thất bại của việc bán đấu giá công khai.

- Nhà đầu tƣ chiến lƣợc- ngƣ ông đắc lợi: Tháng 9/2008, trong khi mọi người tháo chạy khỏi ngành tài chính thì quỹ đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warrant Buffett lại bơm 5 tỷ USD vào Goldman Sachs. Đổi lại, Buffett nhận được cổ phiếu ưu đãi liên tục và vĩnh viễn với 10% cổ tức, cộng với quyền mua 5 tỷ USD cổ phiếu thường của Golman. Buffett cũng thực hiện những động thái đầu tư tương tự, điển hình như đầu tư 3 tỷ USD vào GE. Với tình hình siết chặt tín dụng trong khủng hoảng tài chính và các cơng ty phải đối mặt với tình trạng giảm sút trong kinh doanh, ngày càng nhiều các cơng ty tìm kiếm đối tác đầu tư chiến lược. Đổi lại, các nhà đầu tư sẽ được đầu tư trong một môi trường vô cùng thuận lợi và ưu đãi cùng rất nhiều tiềm năng phát triển đáng kể.

- Chuẩn bị kỹ lƣỡng cho quá trình M&A: Trong năm 2008, do ảnh hưởng

của khủng hoảng tài chính tồn cầu, chúng ta đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A nhanh chóng thất bại. Thời gian sắp tới là giai đoạn thích hợp để bên mua và bên bán có những chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho quá trình M&A của mình, họ sẽ quan tâm hơn nữa đến các vấn đề pháp lý, định giá và những trách nhiệm hậu M&A.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng – hậu thuẫn từ gói kích cầu: Khủng hoảng tài

chính 2008 đã đẩy nhiều nước phát triển lâm vào suy thoái dẫn đến một động thái gần như thống nhất trong các nền kinh tế này, đó là việc tung ra các gói kích cầu hàng trăm tỷ USD. Những gói kích cầu này làm tăng mức đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng. Trong tháng 12/2008, tổng thống mới đắc cử của Mỹ Obama đã tuyên bố về ý định thực hiện một đợt tổng đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơng cộng trên tồn nước Mỹ lớn nhất kể từ chương trình hệ thống đường cao tốc liên bang những năm 1950. Chúng ta đã thấy được mối quan tâm ngày càng tăng của chính quyền vào các lĩnh vực tài chính tư nhân và khu vực liên doanh giữa nhà nước và tư nhân để cung cấp đủ nguồn vốn cho nền kinh tế.

- Thƣơng vụ M&A giá trị vừa và nhỏ thống trị trong ngắn hạn: Trong điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tài trợ cho các thương vụ M&A còn hạn chế, dự báo xu hướng chung trong giai đoạn sắp tới là các giao dịch có giá trị vừa và nhỏ sẽ

chiếm lĩnh mơi trường mua bán sáp nhập. Ngun nhân chính là vì các giao dịch vừa và nhỏ khơng địi hỏi phải có sự tài trợ từ bên ngồi hay một cấu trúc vốn có tỷ lệ nợ cao.Vẫn có những giao dịch giá trị lớn trong M&A song những giao dịch đó chỉ được thực hiện bởi những nhà đầu tư thật sự thích mạo hiểm với tiền của mình. Giai đoạn này cũng là thời cơ cho những nhà xuất khẩu sẵn sàng thử sức và định hướng những thị trường mới.

- M&A xuyên biên giới – rủi ro tiềm ẩn: Một trong những loại giao dịch

M&A nhiều rủi ro nhất trong thời gian sắp tới các thương vụ xuyên biên giới. Chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết mới thấy các nhà đầu tư sẵn lòng thực hiện M&A xuyên biên giới, đặc biệt khi đó là một cơ hội vàng không thể bỏ lỡ, hay hợp nhất theo chiều dọc với nhà cung cấp để ổn định sản xuất trong trường hợp nhà cung cấp khơng có ý định tiếp tục kinh doanh.

- Tái cấu trúc tồn cầu – châu Á lên ngơi: Khác với các giai đoạn trước, PricewaterhouseCooper (PwC) dự báo trong giai đoạn này sẽ dẫn đến một sự tái cấu trúc tồn cầu. Bởi vì cuộc khủng hoảng vừa qua diễn ra trên tồn cầu, và bởi vì gói kích cầu của các chính phủ khơng được bơm vào nền kinh tế một cách cơng bằng, thêm vào đó các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ có sự phát triển vượt bậc hơn những nền kinh tế khác thời kỳ hậu khủng hoảng. Chúng ta có thể chứng kiến sự tăng lên trong các thương vụ M&A mà bên mua là Trung Quốc và bên bán lại là các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu

2.1.3 So sánh với xu hƣớng M&A ở các kỳ khủng hoảng trƣớc:

Xem xét từ 1990 đến 31/5/2009 dưới tác động của q trình tồn cầu và các yếu tố vĩ mơ thì M&A chia làm 2 chu kỳ chính mà ta sẽ chọn 2 mốc thời gian để quan sát: 1999 – 2000 (sau cuộc bùng nổ bong bóng viễn thơng) và 2005 – 2007 (sau cuộc bùng nổ bong bóng do các nhà đầu tư sử dụng địn bẩy – laverage bubles), ta thấy có 1 số điểm đáng lưu ý trong xu thế M&A của 2 giai đoạn này là M&A luôn đạt đỉnh để sau đó giảm dần và bắt đầu 1 chu kỳ mới. Điều này thể hiện qua các vấn đề sau:

- M&A và thị trường vốn có 1 mối quan hệ mật thiết với nhau và có 1 sự thật ko thể chối cãi là M&A tăng khi thị trường vốn tăng, giảm khi thị trường vốn giảm với 1 tỷ lệ gần bằng nhau.

- Hoạt động M&A xuyên quốc gia ngày càng tăng đạt 35% thị phần thế giới năm 1999 và đạt tới 45% M&A thế giới năm 2007. Số thương vụ M&A tại đỉnh đều ở mức 3500 giao dịch ở mỗi thời kỳ. Hoạt động M&A xuyên quốc gia từ đầu năm 2009 đến nay chiếm khoảng 28% M&A thế giới tuy nhiên ở châu Âu giảm tới 40% và có lẽ thị trường mới nổi sẽ là những người đi tiên phong trong giai đoạn sắp tới này.

- M&A đi cùng với tốc độ phát triển của GDP. Khoảng thời gian năm 1999 – 2000, M&A đạt giới hạn trên sau 7 năm và giữ vững trong vịng 2 năm sau đó mới bắt đầu đi xuống tức là cùng 1 lộ trình với M&A 2006 – 2007 cũng giữ vững giới hạn trên trong vòng 2 năm mới bắt đầu đi xuống dưới tác dụng của cuộc khủng hoảng tín dụng.

Với những ngẫu nhiên trùng hợp như trên, chúng ta có quyền nghi ngờ rằng, sau cuộc khủng hoảng 2007 thì những bước tiến của M&A sẽ tương đồng với sau cuộc khủng hoảng 1997, tức là những bước đi chậm của M&A trong thời gian sau khủng hoảng (2008 đến nửa đầu 2009) để lấy đà phát triển mạnh mẽ của M&A và đạt đến 1 chu kỳ mới.

2.1.4 Kinh nghiệm M&A ở các nƣớc trên thế giới

Qua nhiều giao dịch M&A trên thế giới, M&A vẫn tồn tại một số sự thật:

- Nhiều công ty không thể mang lại cho các cổ đơng những lợi ích như đã hứa hẹn.

- Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, quản lí cấp cao của các công ty cũng như các nhà tư vấn theo đuổi các giao dịchvì những lí do cá nhân.

- Các giao dịch có động lực tự thân; có nghĩa là khi khơng cịn thu hút báo giới chúng vẫn không đi mất đi ý nghĩa của mình.

- Giao dịch khơng kết thúc sau khi hợp đồng mua bán đã được kí kết; trên thực tế, đó là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn khó khăn nhất trong

một giao dịch – đó là q trình hịa nhập đầy gian nan giữa hai công ty mà nhiều người vẫn hiểu sai.

- Thành công với một giao dịch này không đảm bảo rằng bạn sẽ thành công với giao dịch khác.

- Giao dịch trong khu vực nhà nước hiếm khi mang tính khơng thân thiện, bởi vì những cuộc sáp nhập đó là kết quả của những giai đoạn tham khảo ý kiến lâu dài, và quyết định cuối cùng được tuân theo một quá trình dân chủ.

- Các bên tham gia giao dịch M&A luôn tự đặt ra cho mình những động cơ, chiến lược sâu xa nhằm đạt được những lợi ích cộng hưởng như lý thuyết đã nêu. Để khả năng đạt được những lợi ích đề ra là lớn nhất, cơng ty cần phải duy trì một thái độ cởi mở khi theo đuổi một giao dịch, xem xét thật kĩ những quan điểm của cơng ty dựa theo tình hình thực tế và duy trì vào chiến lược tổng thể của công ty. Xác định được lý do cho các giao dịch M&A sẽ là một trong những bước đầu tiên đặt nền móng để xây dựng một thương vụ M&A thành công.

- Những thương vụ M&A đã xảy ra là minh chứng cụ thể nhất cho sự thành công hay thất bại của xu hướng hấp dẫn này. Thành công là điều ai cũng mong muốn đạt được, nhất là khi M&A là nhu cầu trong chiến lược phát triển của công ty. Tuy nhiên những thất bại là cách để nhìn lại và qua đó đưa ra những cải tiến.

2.2 HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

2.2.1 Tổng quan về thị trƣờng M&A tại Việt Nam

Trong vài năm trở lại đây, M&A là hình thức đầu tư ngày càng phổ biến, thể hiện rất rõ qua các giao dịch mua cổ phần các doanh nghiệp trong nước từ các tổ chức tài chính, cơng ty nước ngoài. Tùy theo chiến lược kinh doanh, nhà đầu tư tìm kiếm, săn lùng những doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ. Hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 22 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu USD. Thế nhưng chỉ trong năm 2006, số vụ M&A là 38 với tổng giá trị là 299 triệu USD. Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) dự báo hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ tăng trưởng từ 30-40%/năm trong thời gian tới. Khả năng đạt được đà tăng trưởng này rất khả quan bởi vì kể từ năm 2007, số vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đã gia tăng

mạnh cả về số lượng và quy mô. Trong năm 2007, đã có tổng số 108 vụ sáp nhập đạt tổng giá trị 1.719 triệu USD, tăng trên 5 lần so với tổng năm 2006. Và tính đến hết năm 2008 đã có 146 thương vụ M&A được thực hiện tại Việt Nam với tổng giá trị là 1.009 triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý và ứng dụng mô hình định giá doanh nghiệp trong hoạt động mua bán và sáp nhập tại việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)