Nội dung quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế trong quản lý thuế ở cục thuế bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

1.3 Quản lý thuế và mơ hình quản lý thuế

1.3.4 Nội dung quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

1.3.4.1 Khái niệm về cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ vào các qui định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu người nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vị gian lận, trốn thuế của người nộp thuế.

1.3.4.2 Mục tiêu quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

Mục tiêu của việc thực hiện cơ chế tự kê khai - tự nộp thuế là nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế để cơ quan thuế có đủ năng lực thực hiện tốt các luật thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước, dựa trên cơ sở cơ quan thuế thực hiện được tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện tốt

nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của đối tượng nộp thuế.

1.3.4.3 Yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

- Để thực hiện được tốt cơ chế tự khai - tự nộp thuế địi hỏi phải có đầy đủ và đồng bộ nhiều yếu tố như: trình độ và sự nhận thức của người dân về nghĩa vụ thuế, chính sách thuế, tổ chức quản lý thuế, nghiệp vụ quản lý thuế, trình độ của cán bộ và các thẩm quyền cần thiết của cơ quan thuế trong quản lý thuế:

+ Người dân phải có được hiểu biết cơ bản về nghĩa vụ thuế, đối tượng nộp thuế có ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế, cộng đồng xã hội lên án những hành vi gian lận trốn thuế.

+ Chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện như: thuế GTGT chỉ có 1 mức thuế suất, ít miễn giảm trong thuế TNDN..., các qui định về kê khai, nộp thuế thuận lợi, phù hợp với điều kiện kinh doanh của đối tượng nộp thuế.

+ Cơ quan thuế có đủ thẩm quyền về điều tra, khởi tố, cưỡng chế thuế để xử phạt nghiêm, kịp thời những trường hợp gian lận, trốn thuế, chây ỳ, nợ thuế, thu hồi đủ tiền thuế cho NSNN và đảm bảo sự công bằng trong quản lý thuế.

+ Bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp phải tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền, hướng dẫn đối tượng nộp thuế; theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; kiểm tra, thanh tra thuế để nhằm chun mơn hố, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng.

+ Hệ thống xử phạt nghiêm khắc. CQT có đủ thẩm quyền về điều tra, đủ điều kiện về cưỡng chế thuế để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp gian lận, trốn thuế, chây ỳ nợ thuế, thu hồi đủ tiền thuế cho NSNN và đảm bảo sự công bằng trong quản lý thuế

+ Hệ thống giải quyết khiếu nại hoạt động hiệu quả.

+ Đối tượng nộp thuế cần phải tin rằng các chương trình kiểm tra, thanh tra

+ Quản lý thuế phải dựa trên kỹ thuật quản lý hiện đại - kỹ thuật quản lý rủi ro, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc tập trung phân bổ nguồn lực quản lý đối với các đối tượng nộp thuế không tuân thủ nghĩa vụ thuế gây rủi ro cao, có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN.

- Để thực hiện được quản lý thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro, cơ quan thuế cần phải có:

+ Thông tin đầy đủ và liên tục về đối tượng nộp thuế trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 3 năm), gồm: thơng tin về tình hình sản xuất, kinh doanh(vị trí, qui mơ, cơ cấu tổ chức của cơng ty hoặc tập đồn trên phạm vi cả nước hoặc trên tồn cầu, tình hình tài chính), về tình hình tn thủ nghĩa vụ thuế... Trên cơ sở các thơng tin đó cơ quan thuế phân tích, phân loại đối tượng nộp thuế để xác định biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng: đối tượng nào cần tập trung tuyên truyền, hỗ trợ, hỗ trợ với hình thức nào là phù hợp; đối tượng nào cần tập trung kiểm tra, thanh tra nội dung gì, cách thức nào; đối tượng nào cần tăng cường thu nợ, kế hoạch, biện pháp nào...

+ Các thông tin này phải đầy đủ, kịp thời và tin cậy, từ các nguồn: tờ khai thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thơng tin từ các bên có liên quan (cơ quan quản lý đầu tư, ngân hàng, hải quan, hiệp hội ngành nghề kinh doanh...) trong và ngồi nước

+ Các thơng tin này phải được chuẩn hố, thống nhất trong tồn ngành, được quản lý tập trung ở trung ương và cơ quan thuế ở các cấp của địa phương đều có thể cùng khai thác, sử dụng để vừa đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch, giám sát, chỉ đạo của cấp trung ương đối với hoạt động quản lý thuế của toàn ngành, cũng như hoạt động quản lý trực tiếp đối tượng nộp thuế của cơ quan thuế địa phương.

Do đó, cần phải ứng dụng cơng nghệ thông tin trong việc tập hợp, khai thác, sử dụng thông tin về đối tượng nộp thuế và ở tất cả các hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế. Mặt khác, cán bộ thuế phải được đào tạo, có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện kỹ năng quản lý thuế chuyên sâu (tính chuyên nghiệp cao) theo từng chức năng quản lý.

1.3.4.4 Nội dung quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp

Quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế gồm các nội dung sau:

- Các thủ tục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

- Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế, bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

- Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả, bao gồm các nội dung: cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

QUI TRÌNH QUẢN LÝ THUẾ THEO CƠ CHẾ CƠ SỞ KINH DOANH TỰ KÊ KHAI - TỰ TÍNH - TỰ NỘP THUẾ

CƠ QUAN THUẾ

Kiểm tra thanh tra thuế Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu thuế Người nộp thuế Kho bạc Tuyên truyền Pháp luật Thuế và hỗ trợ Người nộp thuế Kê khai và Kế toán thuế

1.3.5 Một số mơ hình quản lý thuế

Mơ hình tổ chức quản lý thuế là bộ máy quản lý thuế được khái quát theo một nguyên tắc cơ bản nhất, bao trùm và chi phối việc xác định số lượng các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Các nhà nghiên cứu chính sách và quản lý thuế (chuyên gia của Quĩ Tiền tệ Quốc tế) đã tổng kết các mơ hình và đánh giá ưu nhược điểm các mơ hình tổ chức quản lý thuế đã được các nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tế một số các mơ hình đều được áp dụng rời rạc trong từng cấp quản lý thuế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, nhưng hầu hết các mơ hình được vận dụng kết hợp với nhau để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của từng mơ hình riêng rẽ.

1.3.5.1 Mơ hình tổ chức quản lý theo sắc thuế

Là mơ hình lấy việc quản lý theo sắc thuế là nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận (gọi chung là phòng) quản lý một hoặc một số loại thuế cụ thể (VD: phòng thuế Thu nhập cá nhân; phòng Thuế thuế thu nhập doanh nghiệp, phòng thuế Giá trị gia tăng, phòng thuế Tiêu thụ đặc biệt…).

Mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng để quản lý loại thuế mà phòng đó được phân cơng quản lý thu đối với tất cả các đối tượng nộp thuế.

Ưu điểm

- Tạo điều kiện để chuyên sâu quản lý từng sắc thuế, hiểu rõ phương pháp quản lý sắc thuế một cách hiệu quả nhất, cho phép từng phòng tự phát triển các chương trình chuyên sâu phù hợp nhất theo yêu cầu quản lý của từng sắc thuế.

- Phản ứng kịp thời với những thay đổi của luật thuế hay những biện pháp quản lý đối với từng sắc thuế. Khi một chính sách thuế nào đó có sự bổ sung, sửa đổi hoặc thay đổi qui trình quản lý thì chỉ phải thay đổi trong một phịng quản lý sắc thuế đó hoặc khi có sắc thuế mới phát sinh thì chỉ cần thành lập thêm một phịng mới để quản lý sắc thuế đó, các phịng khác khơng thay đổi.

- Mơ hình này thuận lợi và phù hợp với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, có mơi trường tài chính khơng ổn định và có các qui định khác nhau về thủ tục quản lý đối với từng loại thuế.

Nhược điểm

- Chi phí quản lý cao, hiệu suất quản lý thấp vì chức năng quản lý bị chồng chéo giữa các bộ phận. Mỗi bộ phận đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý trong khi có những chức năng có thể chỉ do một bộ phận quản lý hoặc mỗi bộ phận phải có một hệ thống chương trình phầm mềm riêng phục vụ quản lý…

- Gây khó khăn trong việc tuân thủ luật thuế của NNT vì để hiểu và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế (nghĩa vụ nộp nhiều loại thuế khác nhau), họ phải cần đến sự hỗ trợ của nhiều bộ phận trong cùng một cơ quan thuế. Dẫn đến chi phí tuân thủ pháp luật của NNT và của cơ quan thuế cao.

- Dễ xảy ra sự thông đồng giữa NNT và cán bộ quản lý thuế do mỗi phòng hoạt động độc lập với các phòng khác, làm cho sự kiểm tra, kiểm sốt giữa các phịng hoặc khơng có hoặc kém hiệu quả.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh.

Trong quá trình áp dụng, mơ hình quản lý theo sắc thuế vẫn đan xen với quản lý thuế theo chức năng, bởi lẽ, trong bộ phận quản lý theo sắc thuế lại hình thành các bộ phận thực hiện từng chức năng riêng biệt để quản lý đối với sắc thuế đó (như: hỗ trợ người nộp thuế, kê khai thuế, kiểm tra, thanh tra thuế...). Mặt khác, mỗi chức năng quản lý cịn phải điều chỉnh theo từng nhóm giao dịch (như: thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển dịch tài sản, thu nhập từ kinh doanh bất động sản, vốn...

1.3.5.2 Mơ hình tổ chức bộ máy theo nhóm NNT

Là mơ hình tổ chức lấy quản lý theo nhóm NNT làm nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận (phòng) quản lý theo từng nhóm NNT. Một số nước phân loại nhóm NNT theo qui mơ, một số nước khác phân loại

theo ngành nghề kinh doanh hoặc theo hình thức sở hữu. Từ đó, hình thành các phịng quản lý thu thuế theo đối tượng (qui mô) kết hợp với theo ngành nghề kinh doanh của đối tượng đó (Ví dụ: Phòng quản lý thuế các doanh nghiệp lớn, phòng quản lý thuế các doanh nghiệp vừa, nhỏ; phòng quản lý thuế doanh nghiệp ngành cơng nghiệp, phịng quản lý thuế ngành Hàng khơng, Điện lực… hoặc phịng quản lý thuế khu vực kinh tế quốc doanh, phòng quản lý thuế khu vực kinh tế dân doanh…)

Mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng quản lý để quản lý thu tất cả các sắc thuế mà NNT được phân cơng quản lý phải có nghĩa vụ với Nhà nước.

Ưu điểm

- Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế phù hợp với đặc điểm của từng loại đối tượng nộp thuế.

- Tạo điều kiện thực hiện phương pháp quản lý và phân bổ nguồn lực phù hợp với những rủi ro về quản lý thuế đối với các nhóm NNT khác nhau, tạo sự an tồn cho Ngân sách. Thơng thường, phịng quản lý các đối tượng nộp thuế lớn thường được bố trí những cán bộ có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm quản lý cao nhằm giám sát chặt một số đối tượng nộp thuế có số thu lớn. Sự sắp xếp này nhằm tạo ra những biện pháp quản lý phù hợp với một nhóm đối tượng nộp thuế đặc biệt, nâng cao hiệu quả quản lý đối với các nguồn thu lớn của NSNN.

- Là cơ sở giao nhiệm vụ rõ ràng và giám sát thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đối với một hoặc một số nhóm người nộp thuế. Ví dụ: khi xảy ra thất thu thuế hoặc khơng hồn thành dự toán thu NSNN ở một loại doanh nghiệp hoặc một ngành nghề nào đó thì có thể qui ngay trách nhiệm thuộc bộ phận nào.

Nhược điểm

- Không đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế khi số lượng và qui mô của người nộp thuế thường xuyên tăng lên, loại hình sản xuất kinh doanh ngày càng đa

dạng, phức tạp, phạm vi hoạt động kinh doanh ngày càng rộng, đa dạng, đa lĩnh vực, thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau.

- Dễ xảy ra sự không thống nhất trong việc chỉ đạo thực hiện các luật thuế, các biện pháp quản lý của cùng một sắc thuế nhưng đối với các loại người nộp thuế khác nhau, tạo ra sự không công bằng về thuế giữa các người nộp thuế.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao do mỗi phịng đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với nhóm người nộp thuế do phịng quản lý.

- Dễ dẫn đến quản lý chuyên quản khép kín, móc ngoặc, tham nhũng, tiêu cực nếu khơng có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên.

Quản lý thuế theo nhóm đối tượng, đặc biệt là quản lý nhóm đối tượng nộp thuế có qui mơ lớn và theo nhóm ngành kinh tế mũi nhọn (Điện lực, Hàng không, Bảo hiểm, Ngân hàng...) đang là xu hướng được áp dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển.

1.3.5.3 Mơ hình tổ chức bộ máy theo chức năng

Là mơ hình lấy chức năng quản lý thuế làm nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong qui trình quản lý thuế như: Phịng tun truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế , Phòng xử lý tờ khai và dữ liệu về thuế, Phòng cưỡng chế và quản lý thu nợ, phòng Thanh tra thuế...)

Mỗi phòng thực hiện một hoặc một số chức năng quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau để quản lý đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo chức năng được phân công thực hiện.

Ưu điểm

- Hiệu quả quản lý cao do công tác quản lý được chun mơn hố, chun sâu, chuyên nghiệp theo từng chức năng. Đặc biệt nếu kết hợp với quản lý thuế theo qui mơ đối tượng nộp thuế thì hiệu quả sẽ càng cao hơn.

- Tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng cường tính tự giác và giảm chi phí tuân thủ luật thuế của người nộp thuế, giảm chi phí quản lý của cơ quan Thuế.

- Giảm thiểu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quản lý thuế do sự kiểm tra, giám sát giữa các bộ phận cùng thực hiện qui trình quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế trong quản lý thuế ở cục thuế bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)