2.3.1 Quá trình hình thành hệ thống thuế tự khai tự nộp
Quá trình cải cách thuế tại Việt Nam diễn ra cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế. Chuyển sang hệ thống tự khai tự nộp là một trong những nội dung cải cách quan trọng trong lĩnh vực quản lý thuế. Quá trình hình thành và triển khai hệ thống này đã trải qua các mốc thời gian như sau:
- Năm 1994, Quỹ tiền tệ quốc tế đề nghị Việt Nam cải cách hệ thống thuế, mà một trong những nội dung là chuyển sang hệ thống tự khai tự nộp.
- Năm 2003, hệ thống tự khai tự nộp được áp dụng thí điểm theo Quyết định 197/2003/QĐ-TTg ngày 23.9.2003 của Thủ tướng Chính phủ. Hai tỉnh được lựa chọn thí điểm là Quảng Ninh và TP.HCM với 427 ĐTNT.
- Năm 2004, Bộ tài chính xây dựng Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 201/2004/QĐ- TTg ngày 06.12.2004 phê duyệt chương trình này, trong đó xác định mục tiêu năm 2007 sẽ áp dụng hình thức tự khai tự nộp trên phạm vi tồn quốc.
- Năm 2005, hệ thống tự khai tự nộp được mở rộng thêm 3 tỉnh, thành phố và năm 2006, thêm 4 tỉnh, thành phố nâng tổng số lên 9 tỉnh, thành phố áp dụng hệ thống này với khoảng 4.000 doanh nghiệp.
- Cuối năm 2006, Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua và hệ thống tự khai tự nộp được áp dụng toàn quốc theo Luật này từ ngày 01.7.2007.
2.3.2 Kết quả thu NSNN
Thực hiện quản lý thuế theo mơ hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp từ ngày 01/7/2007 thì ý thức của NNT đã có bước chuyển biến nhanh chóng. Cụ thể: Các cơ sở kinh doanh mới đã tăng nhiều và NNT đã chấp hành tốt việc thực hiện đăng ký thuế; việc kê khai thuế của NNT đã chủ động hơn, tờ khai thuế được nộp kịp thời, các nội dung, số liệu ghi trong tờ khai cụ thể, rõ ràng và chính xác
hơn; tỷ lệ tờ khai chưa nộp, quá hạn hay lỗi của các loại thuế GTGT, TTĐB, TNDN đã giảm nhiều. Số thuế mới phát sinh nộp vào NSNN kịp thời; NNT có trách nhiệm hơn với số thuế cịn nợ của mình. Do đó, số nợ thuế của NNT đã có xu hướng giảm. Từ sự chuyển biến này dẫn đến kết quả thu ngân sách có sự chuyển biến tốt qua các năm. Năm Dự toán BTC (Tỷ đồng) Thực hiện (Tỷ đồng) Đạt(%) 2005 2.458 3.204 130,35% 2006 3.694 3.766 101,71% 2007 4.400 4.951 120,55% 2008 5.390 7.490 138,98%
2.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý thuế:
Từ năm 1990 đến nay, tổ chức bộ máy thuế ở Bình Dương ( trước đây là Cục thuế Sơng Bé) đã hình thành một số bộ phận quản lý theo chức năng, số bộ phận này được thiết kế trong bộ máy ngày càng nhiều, song về cơ bản tổ chức bộ máy chưa được tổ chức theo chức năng. Năm 1993 thực hiện quy trình quản lý thuế theo 3 bộ phận độc lập thực hiện 3 chức năng quản lý thuế: Tính thuế và ra thơng báo thuế, đơn đốc thu nộp thuế, thanh tra thuế. Trong đó, mới chỉ có chức năng thanh tra thuế được tổ chức hoàn chỉnh thành tổ chức độc lập. Năm 2004 mới thành lập bộ phận thực hiện chức năng tuyên truyền pháp luật thuế và hỗ trợ đối tượng nộp thuế độc lập tại cơ quan Thuế các cấp. Các chức năng khác: xử lý tờ khai thuế, quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế còn rải rác do các phòng quản lý thu theo đối tượng thực hiện hoặc còn ghép giữa các chức năng với nhau (Xử lý tờ khai ghép với tin học). Năm 2007 thành lập thêm một số bộ phận mới theo mơ hình chức năng kết hợp mơ hình quản lý theo sắc thuế: bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế, bộ phận Kê khai và kế toán thuế, bộ phận Kiểm tra nội bộ và bộ phận quản lý thuế TNCN.
2.3.4 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế
Thực hiện quản lý thuế theo mơ hình chức năng, Cục thuế Bình Dương đã tập trung vào một số chức năng chủ yếu như: Tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ cho NNT; quản lý kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ và xử lý nợ đọng thuế; kiểm tra, thanh tra thuế. Theo đó, cán bộ cơng chức thuế đã được bố trí, sắp xếp lại, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực.
Thực hiện quản lý thuế theo mơ hình chức năng, từ năm 2004 công tác Tuyên truyền và Hỗ trợ NNT ở Cục thuế Bình Dương đã được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chất dịch vụ cơng, bởi vì thơng qua cơng tác tun truyền làm cho NNT và người dân hiểu được bản chất của thuế; cung cấp, hướng dẫn cho NNT các thông tin, hiểu biết về nội dung các chính sách thuế, các quy trình nghiệp vụ, các thủ tục về thuế…; tạo lập mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan thuế và NNT theo hướng NNT là người đươc phục vụ, là khách hàng của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy của NNT, cơ quan thuế và NNT là người bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Kết quả thực hiện công tác Tuyên truyền và hỗ trợ NNT ở Cục thuế Bình Dương trong thời gian qua :
Năm Số lần tổ chức hội nghị đối thoại DN Hướng dẫn chính sách thuế, thụ tục hành chính Trả lời và tư vấn trực tiếp qua điện thoại
Trả lời bằng văn bản 2005 05 3.894 DN 2.088 lượt 465 lượt 2006 10 3.683 DN 4.476 lượt 543 lượt 2007 11 6.235 DN 4.232 lượt 612 lượt 2008 14 9.524 DN 5.241 lượt 915 lượt
Bên cạnh đó, Cục thuế Bình Dương đã trang bị và ứng dụng tin học vào quản lý thuế phần mềm hỗ trợ kê khai, phần mềm quản lý thuế QLT, phần mềm hỗ trợ tra
cứu thông tin về NNT, phần mềm phân tích tình trạng thuế QTT…, một mặt cung cấp thơng tin nhanh chóng, kịp thời cho NNT; mặt khác giúp cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế và điều hành chỉ đạo của cán bộ thuế được nhanh chóng và chính xác hơn.
Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, Cục thuế Bình Dương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm xử lý dứt điểm nợ cũ, giảm thiểu nợ mới phát sinh và xử lý nghiêm các trường hợp chây ỳ; đồng thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ theo luật để thu hồi nợ. Năm 2008 đã đăng tải trên trang web của Cục thuế (04 đợt) đối với 435 đơn vị nợ đọng thuế dây dưa, chây ỳ với số tiền :555 tỷ đồng; thực hiện quy chế phối hợp với Hải quan thông qua cơng tác hồn thuế để thu nợ 20 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; cưỡng chế trích khoản tiền gửi và các biện pháp cưỡng chế khác đối với 54 doanh nghiệp nợ quá hạn, đình chỉ sử dụng hóa đơn 04 doanh nghiệp với tổng số tiền nợ cưỡng chế là 134 tỷ đồng.