2.4 Đánh giá thực trạng kiểm tra,thanh tra thuế và quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh
2.4.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế ở Cục thuế Bình Dương do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Mặc dù phương pháp kiểm tra, thanh tra thuế dưa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của người nộp thuế để lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế nhưng phương pháp phân tích rủi ro cịn mang tính thủ cơng chưa chun sâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quản lý; Các phòng Kiểm tra thuế, Đội kiểm tra thuế chưa có cơ sở vững chắc trong việc phân loại các doanh nghiệp có rủi ro cao để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Việc phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu kê khai thuế của NNT và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị, chưa tìm hiểu chính xác thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề, quy trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động và chưa chú trọng đến việc phân tích báo cáo tài chính. Do đó, dẫn đến những rủi ro trong quá trình lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế như chọn những đối tượng chủ yếu có vi phạm hóa đơn, quy mơ khơng lớn, ngành nghề kinh doanh giản đơn, nhiều trường hợp khơng có hành vi gian lận cũng tổ chức kiểm tra, thanh tra…làm cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế chưa hiệu quả.
Các phần mềm ứng dụng để thực hiện cơng tác phân tích sâu doanh nghiệp chưa được áp dụng tại Cục thuế Bình Dương cho việc phân tích hồ sơ của ĐTNT do đoàn kiểm tra, thanh tra thực hiện trước khi tiến hành Kiểm tra, thanh tra tại cơ sở
của ĐTNT. Do vậy, cơng tác phân tích rủi ro chuyên sâu đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế chưa thực hiện tốt, công tác thanh, kiểm tra thuế chưa gắn chặt với kiểm tra và đối chiếu định mức tiêu hao nguyên vật liệu dùng vào sản xuất của doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế không cao.
Việc tổ chức cập nhật, thu thập thông tin, chứng cứ, đánh giá phân tích tài liệu kê khai, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra tại đơn vị chưa sâu, còn chung chung, không phát hiện được các dấu hiệu vi phạm từ đó lập đề cương kiểm tra, thanh tra thuế rập khn giữa các doanh nghiệp, khơng có trọng tâm nội dung kiểm tra, thanh tra thuế cụ thể nên công tác kiểm tra, thanh tra thuế không mang lại hiệu quả cao.
Quy trình và phương pháp thanh tra chưa hoàn thiện, các nghiệp vụ và tài liệu phục vụ cho cơng tác thanh tra chưa có qui định cụ thể dẫn tới việc thực hiện thanh tra tại cơ quan thuế sẽ bị hạn chế về tài liệu do đơn vị cung cấp do ĐTNT không thể mang đầy đủ sổ sách, chứng từ kế toán và các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu kiểm tra, thanh tra lên trụ sở của cơ quan thuế.
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và văn phòng làm việc của cơ quan thuế còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thiếu diện tích phịng làm việc, bố trí văn phòng trụ sở còn chưa hợp lý để tiến hành làm việc tại trụ sở cơ quan thuế do trụ sở mới xây dựng chưa đi vào hoạt động.
Các cơ sở dữ liệu từ các phần mềm ứng dụng chưa cung cấp đầy đủ thông tin về họat động sản xuất kinh của doanh nghiệp qua nhiều năm tài chính để phục vụ cho cơng tác phân tích thu thập thơng tin, thiếu các qui định mang tính pháp lý đề điều chỉnh các mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa cơ quan thuế và ĐTNT về việc cung cấp thông tin.
Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan Công an. Cơ quan công an lực lượng rất mỏng, khơng có hệ thống thơng tin về thuế, thiếu chun mơn về quản lý thuế, do đó điều tra rất chậm và kết quả rất hạn chế.
Vẫn cịn một số cán bộ làm cơng tác kiểm tra, thanh tra thuế cịn hạn chế về mặt phân tích hồ sơ thuế và phân tích báo cáo tài chính, chưa có kinh nghiệm trong kiểm tra, thanh tra thuế, chưa cập nhật kịp thời chính sách thuế cũng như chế độ kế tốn; trình độ kiểm tra, thanh tra thuế chưa tương xứng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, đa ngành nghề.