Tỷ lệ nhiễm virus đậu dê theo khu vực chăn nuôi

Một phần của tài liệu khảo sát tỷ lệ nhiễm virut đậu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh miền trung và xây dựng quy trình chẩn đoán bệnh đậu dê, cừu (Trang 49 - 51)

Tiến hành thu thập tổng số 460 mẫu bệnh phẩm là vảy mụn đậu và dịch mụn đậu của dê, cừu nghi mắc bệnh đậu tại 3 địa phương Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắc. Tất cả các mẫu bệnh phẩm được tách chiết DNA và chạy PCR với cặp mồi P1 và P2 theo thiết kế của Ireland và Binepal năm 1998. Sản phẩm PCR thu được sau khi chạy điện di có độ dài là 192 bp. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm virus đậu dê theo khu vực chăn nuôi

Địa phương Khu vực Số mẫu

kiểm tra Số mẫu dương Tính Tỷ lệ(%) Trang trại 75 12 16,00 Khánh Hoà Hộ gia đình 44 10 22,73 Trang trại 119 19 15,97 Ninh Thuận Hộ gia đình 105 22 20,95 Trang trại 66 11 16,67 Đắc Lắc Hộ gia đình 51 10 19,61 Cộng 460 84 18,26

Nhận xét: Từ kết quả phân tích cho thấy: trong số 460 mẫu kiểm tra thu thập

ở hai khu vực chăn nuôi bằng phản ứng PCR đã phát hiện được 84 mẫu dương tính với virus đậu dê, chiếm 18,26%.

Ở khu vực chăn nuôi trang trại: Đắc Lắc có tỷ lệ mẫu dương tính cao nhất phát hiện 11 mẫu dương tính trong 66 mẫu kiểm tra chiếm 16,67%, tiếp đó là Khánh Hoà 12 mẫu dương tính trong 75 mẫu kiểm tra chiếm 16,00%, thấp nhất là Ninh Thuận 15,97%.

Ở khu vực chăn nuôi hộ gia đình: tỷ lệ mẫu dương tính cao nhất là ở Khánh Hoà 22,73% với 10 mẫu dương tính trong 44 mẫu kiểm tra, Ninh Thuận 18,95% có 22 mẫu dương tính trong 105 mẫu kiểm tra, Đắc Lắc có tỷ lệ mẫu dương tính thấp nhất, phát hiện 10 mẫu dương tính trong 51 mẫu kiểm tra chiếm 19,61%.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy, khu vực chăn nuôi trang trại có số mẫu dương tính với virus đậu dê thấp hơn ở khu vực chăn nuôi hộ gia đình. Kết quả này có thể do chăn nuôi tập trung với số lượng dê lớn ở khu vực trang trại nên người chủ chăn nuôi có ý thức tiêm phòng vaccine và áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y phòng bệnh. Ngược lại, đối với chăn nuôi hộ gia đình, do chăn nuôi cá thể nhỏ lẻ từ 20 – 30 con trong một đàn, vì vậy việc áp dụng công tác phòng bệnh, vệ sinh thú y và tiêm phòng vaccine ít được chú trọng.

Nhìn chung tỷ lệ mẫu dương tính với virus không cao, chỉ chiếm 18,26%. Điều này phù hợp với kết quả điều tra ở trên. Trong năm 2008, dịch bệnh tạm thời lắng xuống dê mắc bệnh thường lẻ tẻ chỉ tập trung ở một đàn hoặc một vài cá thể trong đàn. Đối với những con mắc bệnh qua khỏi hoặc đã nhiễm virus mà không mắc bệnh, về mặt lý thuyết, thì hệ thống miễn dịch của các đối tượng này đều có khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch đủ bảo hộ trong vòng 1 năm. Còn đối với những con non được sinh ra từ những con mẹ đã được miễn dịch thì cũng được thừa hưởng miễn dịch thụ động chống lại bệnh thông qua việc bú sữa đầu trong thời gian nhất định sau khi được sinh ra. Đây cũng là minh chứng cho việc dịch bệnh sau thời kì bùng phát mạnh là thời kì dịch tạm thời lắng xuống.

Một phần của tài liệu khảo sát tỷ lệ nhiễm virut đậu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh miền trung và xây dựng quy trình chẩn đoán bệnh đậu dê, cừu (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)