Mơi trường văn hĩa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phấn nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 38)

BẢNG 2.1: CƠ CẤU DÂN SỐ VIỆT NAM THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI

Đvt: % 1999 2006 Độ tuổi Nam Nữ Nam Nữ 0-4 9.8 9.0 7,8 7,1 5-9 12.4 11.3 8,6 7,8 10-14 12.4 11.4 11,1 10,2 15-19 11.1 10.5 11,3 10,3 20-24 9.2 9.0 8,9 8,7 25-29 8.8 8.5 7,8 7,8 30-34 8.0 7.8 7,8 7,7 35-39 7.3 7.4 7,7 7,5 40-44 5.8 6.1 7,3 7,3 45-49 3.9 4.3 6,4 6,4 50-54 2.6 2.9 4,4 5,2 55-59 2.1 2.6 3,1 3,5 60-64 2.0 2.5 2,0 2,4 65+ 4.7 6.8 5,8 8,3 TỔNG 100 100 100 100

Nguồn: Trích số liệu từ cuộc tổng điều tra dân số 01/04/1999 và 01/04/2006

Qua phân tích điều tra, các nhà dân số học đã đưa ra một số nhận xét sau: VN cĩ cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng (65% dân số Việt Nam cĩ độ tuổi dưới 30). Dự đốn năm 2020, dân số VN sẽ vượt qua Nhật Bản đứng thứ tư châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Sự phát triển dân số và sự di dân vào đơ thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới. Dự báo rằng sẽ xuất hiện một tầng lớp mới cĩ thu nhập cao ở

Việt Nam vào năm 2016, chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân. Tầng lớp này sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm, từ xe hơi đến các ngơi nhà được thiết kế độc đáo và những chiếc đồng hồ sang trọng.

Thu nhập bình quân đầu người của VN tăng từ mức 423 USD năm 2001 lên 722 USD năm 2006, 835 USD năm 2007, 1.024 USD vào năm 2008 và 1.055 USD vào năm 2009.

Trình độ dân trí ngày một nâng cao giúp người dân VN cĩ hiểu biết tốt hơn về vai trị và hoạt động ngân hàng, làm tăng khả năng đĩn nhận sản phẩm dịch vụ mới của NH đồng thời nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của người dân cũng ngày càng phức tạp hơn. Mỗi năm cả nước cĩ hàng triệu sinh viên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, hàng chục ngàn du học sinh... sẽ là thị trường tiềm năng để các NHTM phát triển dịch vụ bán lẻ. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2007- 2008 của Liên Hiệp Quốc: Việt Nam hiện cĩ chỉ số phát triển con người HDI là 0,733 - hạng trung bình, tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước và đặc biệt từ năm 1990 đến nay, chỉ số phát triển con người của Việt Nam liên tục tăng.

Nền kinh tế Việt Nam cĩ tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm liền (trong 5 năm gần đây luơn đạt 7-8%) khơng chỉ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngồi cả trực tiếp lẫn gián tiếp mà cịn cải thiện mức sống người dân. Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến những thay đổi trong thĩi quen tiêu dùng của người dân. Một trong những thay đổi đáng chú ý là tỷ lệ tiêu dùng của nguời dân dành cho hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt là du lịch cĩ xu hướng tăng lên. Chất lượng cuộc sống của người dân khơng ngừng được cải thiện, người tiêu dùng khĩ tính hơn và cĩ nhu cầu cho cuộc sống cao hơn, đặc biệt là nhu cầu bức xúc về nhà ở, và họ sẵn sàng vay để sắm sửa nghĩa là họ đã cĩ tâm lý thống hơn trong việc “xài trước, trả sau”. Do đĩ, dịch vụ cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, nhất là cho vay trung - dài hạn.

Bên cạnh đĩ, lượng khách quốc tế đến VN khơng ngừng gia tăng, trong đĩ cĩ một phần khơng nhỏ khách tạm trú dài hạn và làm việc ở VN . Đây cũng là một thị trường tiềm năng để phát triển các hoạt động NHBL, đặc biệt là các sản phẩm thẻ, tài khoản thanh tốn nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về việc phát triển và hồn thiện sản phẩm - dịch vụ cũng như mạng lưới phân phối cho các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phấn nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 38)