Đánh giá ưu và hạn chế tình hình huy động vốn cho đầu tư phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 54 - 59)

phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận thời gian qua

2.4.1. Những ưu điểm

- Những năm qua, với những chính sách đúng đắn và mơi trường đầu tư đã được cải thiện đáng kể, việc huy động và thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh cĩ những kết quả quan trọng. Nguồn vốn huy động ngày càng nhiều. Trong 6 năm 2001–2006 tỷ lệ huy động vốn đầu tư tịan xã hội so với GDP ln tăng cao, bình quân khoảng 39,98% GDP, đã tạo nên sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chĩng của địa phương, gĩp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ.

- Cơng tác thu NS địa phương đạt được một số kết quả nhất định, hàng năm tổng thu NSNN đều cĩ sự gia tăng hơn năm trước. Việc điều hành chi NSNN cĩ tiến bộ, tỉ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NS ngày càng tăng. Vốn đầu tư thuộc NSNN đã được tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các cơng trình trọng điểm, gĩp phần thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Vốn đầu tư thuộc NSNN đã chú trọng đầu tư cho vùng nơng thơn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã từng bước cải thiện, nâng dần mức sống của người dân tại các vùng này.

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cĩ sự chuyển biến quan trọng theo hướng huy động ngày càng rộng các nguồn vốn trong xã hội. Hình thức huy động và lĩnh vực đầu tư tương đối đa dạng hơn trước, ngồi các dự án thu hút đầu tư theo hình

thức 100% vốn của tư nhân trong nước, ngồi nước hoặc dưới hình thức liên doanh, bước đầu đã thu hút được một số dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT; thu hút được một số dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục.

- Việc bố trí, sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội ngày càng hợp lý và cĩ hiệu quả hơn, đã gĩp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, chỉnh trang từng bước bộ mặt các vùng đơ thị, nơng thơn, miền núi.

2.4.2. Những hạn chế

Tuy nhiên, vẫn cịn một số hạn chế cần phải khắc phục:

- Nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN sử dụng chưa hiệu quả, một số cơng trình đưa vào sử dụng chưa phát huy được hiệu quả trong thực tế, chưa thật sự làm tốt vai trị định hướng, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

- Huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cịn nhiều bất cập so với nhu cầu. Hiện nay vốn đầu tư phát triển hạ tầng chủ yếu là từ NSNN, mà nguồn thu NS của tỉnh trong thời gian qua và trong vài năm tới cũng cịn rất hạn chế. Trong khi đĩ dự kiến số vốn cần thiết phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sự phát triển kinh tế chung là rất lớn.Vì vậy ngồi việc bố trí vốn NSNN một cách thoả đáng, cịn phải tích cực tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác, đa dạng hố các hình thức đầu tư để đáp ứng u cầu cấp bách này.

- Việc thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp cịn chậm, nguồn vốn huy động chưa ổn định, cịn thấp so với điều kiện tiềm năng và nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh. Trong khi đĩ các doanh nghiệp lớn, thiết bị hiện đại ở rất gần, nhất là ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai…, tỉnh chưa quan tâm đúng mức để tiếp cận, bằng nhiều hình thức như liên doanh, liên kết, mời gọi đầu tư, để thu hút các doanh nghiệp trong nước đến đầu tư tại Bình Thuận.

- Chưa đa dạng hĩa các kênh huy động vốn. Bình Thuận cĩ nhiều tiềm năng, song chưa quan tâm huy động nguồn vốn FDI, ODA. Việc thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm lợi thế của tỉnh cịn hạn chế. Hầu hết các dự án đầu tư chủ yếu quy mơ nhỏ, nhiều dự án chậm triển khai thực hiện, số dự án đầu tư vào lĩnh vực cơng nghiệp cịn ít, các hình thức thu hút đầu tư BOT, BT…cịn hạn chế. Thu hút các nguồn vốn thực hiện xã hội hĩa hoạt động y tế, văn hĩa, giáo dục, thể dục – thể thao cịn chậm; phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm phát triển chưa đều.

- Các Ngân hàng chỉ tập trung hoạt động ở thành phố Phan thiết mà chưa mở rộng ra địa bàn tồn tỉnh, điều này dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp và các hộ gia đình bị hạn chế.

Năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Thuận:

Qui mơ nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển thấp, khả năng cạnh tranh yếu cùng với chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; hệ thống luật pháp và chính sách phù hợp, linh hoạt đủ khả năng hấp thụ và tận dụng cơ hội thuận lợi của tồn cầu hĩa cịn chưa hồn chỉnh, thiếu đồng bộ… là những khĩ khăn chủ yếu của tỉnh trong quá trình phát triển.

Hiện nay ở Việt Nam, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về mơi trường kinh doanh, viết tắt là PCI, là chỉ số khá hồn chỉnh để đánh giá vấn đề này. Chỉ số PCI được xây dựng giúp mục tiêu lý giải nguyên nhân tại sao trong cùng một nước, một số tỉnh thành cĩ sự phát triển năng động tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế… tốt hơn các tỉnh thành khác. Chỉ số được xây dựng bằng cách thực hiện điều tra đối với các doanh nghiệp để tìm hiểu đánh giá của các doanh nghiệp theo các tiêu chí cụ thể đối với mơi trường kinh doanh của tỉnh, kết hợp dữ liệu điều tra với các dữ liệu khác thu thập được từ các nguồn chính thức khác về địa phương.

Sự cách biệt ngày càng lớn trong phát triển kinh tế của các tỉnh thành hiện nay ngồi tác động của các nhân tố khách quan như lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… thì yếu tố chủ quan như chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ cơng chức và cơ chế quản lý cĩ vai trị rất quan trọng dẫn tới sự cách biệt đĩ. Kết quả nghiên cứu chỉ số PCI được tiến hành trong những năm gần đây cho thấy sức hấp dẫn của mơi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các địa phương phụ thuộc nhiều vào cơng tác điều hành của bộ máy quản lý.

Trong số 42 tỉnh thành trên cả nước được khảo sát, kết quả được phân loại theo 5 nhĩm: Nhĩm cĩ chỉ số PCI cao, khá cao, trung bình, khá thấp và thấp. Tỉnh cĩ chỉ số PCI cao nhất là Bình Dương (76,82 điểm), thấp nhất là Hà Tây (38,81 điểm). Bình Thuận cĩ số điểm là 53,97 chỉ đứng trên 12 tỉnh, thuộc nhĩm cĩ PCI khá thấp.

Trong các tiêu chí đã được điều tra khảo sát, cĩ 3 tiêu chí đạt mức thấp là: hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước; tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh; thực hiện các chính sách của trung ương.

Tĩm lại, huy động vốn tồn xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua là chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

2.4.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Cơng tác xúc tiến đầu tư cịn yếu, chậm đổi mới, chưa cĩ giải pháp bứt phá, cịn nặng tư tưởng trơng chờ vào nguồn vốn đầu tư từ NSNN. Cơng tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư tuy được thực hiện nhưng chưa mạnh. Hình ảnh Bình Thuận chưa được các nhà đầu tư trong và ngồi nước biết nhiều.

- Cơng tác quy hoạch và tổ chức quản lý triển khai thực hiện quy hoạch cịn yếu, chưa thống nhất như chồng lấn giữa các quy hoạch du lịch, khống sản, và quy hoạch rừng; một số ngành lĩnh vực chưa cĩ quy hoạch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy được cải thiện một bước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, yếu tố này đã hạn chế sự khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, chưa tạo được sự hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư.

- Cơ chế chính sách mặc dù đã cĩ cố gắng bám sát với thực tế, linh hoạt, cĩ chính sách ưu đãi, thủ tục cĩ nhiều cải tiến song vẫn cịn rườm rà, phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hình thức huy động vốn dưới dạng đổi đất lấy cơng trình cịn thiếu cơ chế chính sách thực hiện; triển khai thực hiện chính sách thu tiền đất đối với các dự án chưa đồng bộ, chưa phù hợp và cơng bằng; chính sách về xã hội hĩa đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo… chưa ổn định và rõ ràng, cịn lúng túng; thiếu cơ chế thực hiện về thu hút đầu tư dưới các hình thức BOT, BT.

- Mơi trường đầu tư chưa thật sự thơng thống. Một số ách tắc, khĩ khăn vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời. Chủ đầu tư chi phí quá nhiều thời gian và phải đi qua nhiều cơ quan để làm thủ tục đầu tư làm tăng chi phí rất lớn cho cơng tác chuẩn bị đầu tư, phiền hà cho nhà đầu tư.

- Cơng tác giải phĩng mặt bằng trong thời gian qua gặp nhiều phức tạp, thực hiện chưa kịp thời. Đến nay vẫn cịn nhiều dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng chưa triển khai xây dựng được do vướng đền bù giải toả. Đây là một trở ngại lớn cần được khắc phục trong thời gian đến để đẩy nhanh tiến độ đưa vốn đầu tư vào thực hiện.

- Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt của các ngành, các cấp chưa phát huy đúng mức, thực thi nhiệm vụ chưa đến nơi, đến chốn, tính năng động, sáng tạo cịn hạn chế.

Nhìn chung, cơng tác huy động vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Bình Thuận trong thời gian vừa qua đã đạt được một số kết quả nhất định, gĩp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đã đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đĩ cũng cịn tồn tại khơng ít hạn chế, vướng mắc cần cĩ giải pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm tăng cường thu hút được nhiều vốn đầu tư cho phát triển kinh tế–xã hội.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN

NĂM 2020

3.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)