1.2. QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1.2.2. Nội dung quản lý thuế xuất nhập khẩu
1.2.2.1. Xác định đối tượng nộp thuế XNK
Việc xác định được đối tượng nộp thuế để từ đó đưa ra cách quản lý các
đói tượng này là khâu quan trọng đầu tiên của công tác quản lý thuế XNK. Để xác định và quản lý đối tượng nộp thuế thì cơ quan hải quan phải xác định
xun thơng qua các mà số thuế mà các đơn vị này được cấp. Cơ quan thuế cần phải phân loại đối tượng nộp thuế và thu thập các thông tin về người nộp thuế để làm cơ quan quản lý thuế, giám sát thuế và đánh gia mức độ chấp
hành pháp luật của người nộp thuế, nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hành vi gian lận và vi phạm pháp luật thuế.
1.2.2.2. Xác định căn cứ tính thuế XNK
Để xác định hàng hóa, phân luồng và áp thuế XNK đúng quy định thì cơ quan Hải quan phải căn cứ vào thu tục khai báo Hải quan của đối tượng nộp thuế XNK tại tờ khai hải quan.
Biểu thuế XNK là bảng tổng hợp, trong đó quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan đánh vào loại hàng hóa phải chịu thuế khi di chuyển từ nước này sang nước khác. Thông thường biểu thuế bao gồm ba chỉ tiêu chính là: “ mã số; mơ tả hàng hóa; thuế suất (%)”
Có loại biểu thuế quan là:
- Biểu thuế đơn: là biểu thuế trong đó quy định mỗi loại hàng hóa chỉ
quy định một mức thuế ( loại này thường ít áp dụng ).
- Biểu thuế kép: là biểu thuế trong đó mỗi loại hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những hàng hóa có xuất xử khác nhau thì chịu những mức thuế khác nhau ( loại này thường được áp dụng )
Hiện nay, ở nước CHDCND Lào việc xây dụng biểu thuế thường tiến hành theo phương pháp tự định hoặc thương lượng. Tự định là phương pháp
mà Nhà nước tự quyết định biểu thuế của nước mình với mực thuế khác nhau
đưa trên các quan hệ ngoại thương với nước khác. Còn thương lượng là nhà
nước thực hiện thương lượng với các bên tham gia về việc xây dựng biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với nhau như biểu thuế quan chung của các nước EU, biểu thuế hài hòa của các nước Asean ( AHTN )… Ngoài việc hướng dẫn thủ tục khai báo hải quan cho đối tượng nộp thuế, cơ quan hải quan phải thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát Hải quan
để kiểm tra tính chính xác của các nội dung tờ khai hải quan thông qua các
É Kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan ( như: số lượng, chủng loại chứng từ, tính hợp lệ của chứng từ ); kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội dung khai hải quan đối với các chứng từ thuộc hồ sơ khai hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan gồm: tờ khai hải quan, bảng kê chi tiết hàng hóa với các lơ hàng nhiều chủng loại, giấy phép XNK, hợp đồng
É Kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan ( như: số lượng, chủng loại chứng từ, tính hợp lệ của chứng từ ); kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội dung khai hải quan đối với các chứng từ thuộc hồ sơ khai hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan gồm: tờ khai hải quan, bảng kê chi tiết hàng hóa với các lơ hàng nhiều chủng loại, giấy phép XNK, hợp đồng mua
bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, bản sao vận đơn, giấy chứng nhận xuất xử hàng hóa.
É Kiểm tra thực tế hàng hóa là q trình cơ quan hải quan công khai kiểm tra hiện vật để đối chiếu với chứng từ khai báo đã đăng ký thủ tục hải
quan từ đó làm cơ sở để xác định số thuế XNK phải nộp.
Việc kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa phải xác định được các thông số quan trọng sau: “ Tên và mã số hàng hóa; xuất xử hàng hóa; số lượng, trong tải hàng hóa; trị giá tính thuế; thuế suất”.
1.2.2.3. Kê khai và thu thuế XNK
Ngoài việc đẩy mạnh q trình cải cách thủ tục hành chính như: Tự kê
khai tính và nộp thuế của đối tượng nộp thuế thì cơ quan hải quan cần tổ chức tốt khâu tổ chức thu nộp thuế.
Như vậy, cần phải nâng cao mối quan hệ giữa cơ quan hải quan, cơ quan thuế, kho bạc và các ngân hàng để tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin, đảm bảo viêc thanh khoản, xác định nộp thuế đúng hạn. Cơ quan
hải quan cần tập trung quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế, tránh tình trạng nợ đọng thuế, gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh XNK.
Việc thu nộp tiền thuế là khâu tiếp theo của quá trình thủ tục hải quan nhưng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi lẽ việc tổ chức thu, nộp thuế đúng thời hạn, đủ số tiền và hạn chế nợ đọng thì khi đó có thể đánh giá hiệu quả
1.2.2.4. Miễn, giảm, hoàn thuế và truy thu thuế XNK
Việc miễn, giảm, hoàn thuế XNK nhằm thực hiện các mục tiêu ưu đãi của Nhà nước dành cho một số đối tượng nhưng vãn đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. Miễn thuế là hình thức ưu đãi thuế mà Chính phủ cho phép cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động nằm trong quy định miễn thuế không phải trả thuế cho hoạt động này.
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được xét miễn thuế trong các trường hợp sau: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, hoặc tạm xuất, tái nhập, đây là tài sản di chuyển của tổ chức cá nhân của nước Lào hoặc nước ngoài mang vào nước Lào hoặc mang ra nước ngồi trong mức quy định; hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngồi giao tại nước Lào, hàng hóa nhập khẩu để gia cơng cho phía nước ngồi và khi xuất trả sản
phẩm ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu và ngược lại; hàng hóa nhập
để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư theo quy định.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xét miễn thuế trong các trường hợp như: Hàng chuyên dùng trưc tiếp dùng cho quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo, nghiêu cứu khoa học theo quy định của Nhà nước; hàng hóa là quà tặng, quà biếu, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân, nước ngoài cho tổ chức cá nhân nước Lào và ngược lại được xét miễn thuế trong định mức; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửu hàng miễn thuế cho người xuất cảnh, nhập cảnh. Bên cạnh đó Chính phủ Lào cịn sử dụng hình thức ưu dãi thuế khác là giảm thuế. Đây là hình thức ưu đãi thuế trong đó cơ sở kinh doanh chỉ nộp
thuế thấp hơn số thuế của hoạt động kinh doanh theo quy định.
Chính phủ Lào chỉ hoàn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với các trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu đã nhập thuế nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giảm sát của cơ quan hải quan được xuất ra nước ngồi; hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhưng thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có xuất khẩu, nhập khẩu nhưng ít hơn; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn
thuế với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu; hàng hóa đã nhập khẩu sau đó lại xuất khẩu để giao bán cho nước ngồi thơng qua các địa lý tại nước Lào, bán cho các phương tiện của hàng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua
nhập khẩu theo hình thức kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc hàng tạm xuất, tái nhập và hàng hóa nhập khẩu ủy thác cho phía nước ngồi sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu…
Các trường hợp phải truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: các trường hợp đã được miễn thuế, xét miễn thuế nhưng sau đó hàng hóa sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã được miễn, xét miễn thuế; đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan hải quan có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế; trường hợp phát hiện có sự gian lận trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện.
1.2.2.5. Kiểm tra và thanh tra thuế
Thanh tra thuế là một công đoạn hết sức quan trọng để phát hiện ra
những hành vi vi phạm, đồng thời qua cơng tác thanh tra, chúng ta có thể giải quyết vấn đề đã đang nảy sinh đòi hỏi phải tháo gỡ, khắc phục kịp thời.
- Mục đích và yêu cầu của thanh tra thuế: phát hiện những trường hợp vi phạm như trốn lậu thuế, nợ đóng thuế, chiếm dụng tiền thuế, khai man…
để xử lý. Trong thực tế khơng có một sắc thuế nào hồn thiện. Chính vì vậy,
mà nội dung thanh tra là rất cần thiết để phát hiện những thiếu sót, những điểm cịn phù hợp. Từ đó khắc phục và để xuất phương thức xử lý, giải quyết
kịp thời những hành vi trên. Từ đó đề ra phương pháp thực thi giải quyết kịp thời.
Như vậy, cần nâng cao ý thức cho đối tượng nộp thuế và những người thi hành nhiệm vụ, từ đó nâng cao ý thức chấp hành cho đối tượng nộp thuế và những người thi hành công vụ.