3.2.2.1. u cầu của hồn thiện chính sách thuế XNK
Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phải nhằm đặt được mục
tiêu: Bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý, tăng khả năng thu hút
đầu tư và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa vào những ngành có lợi
thế cạnh tranh để xuất khẩu. Thực tế đã chứng minh là chính sách bảo hộ của chúng ta mang đặc điểm là bảo hộ một cách tràn lan khơng có thời gian rõ
ràng cụ thể, bảo hộ để thay thế hàng nhập khẩu chứ không chủ trương hướng
đến xuất khẩu. Do vậy, nó đã gây khó khăn cho đầu tư, tăng tính trơng chờ,
chịu đầu tư để đổi mới cơng nghệ đã dẫn tới các hàng hóa của Lào kém sức
cạnh tranh so với các hàng hóa trên thế giới. Do vây, khi hồn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phải có kế hoạch bảo hộ cụ thể ngành nào, thời gian bảo hộ bao lâu, chỉ bảo hộ những ngành có tính chiến lược để thúc đẩy ngành q trình đầu tư, đối mới cơng nghệ nhằm tăng lượng hàng hóa xuất khẩu
cũng như tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước Lào trên thị trường quốc tế như: Giá cả, chất lượng, mẫu mã, chủng loại, tính năng…
Hồn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phải nhằm động viên hợp
lý khoảng 14% -15% tổng thu NSNN từ thuế. Trong điều kiện hiện nay khi nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu vẫn là quan trọng khơng thể thiếu được thì khi thực hiện CEPT chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến nguồn thu thuế xuất nhập khẩu. Do vậy, khi xây dựng bổ sung và sửa đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu phải làm sao mở rộng bao quát hết nguồn thu thực hiện việc cắt giảm thuế nhập khẩu một cách hợp lý tránh bị động. Còn về chính sách thuế nói
chung phải thay đổi theo hướng tăng thu từ thuế nội địa, cùng với đó là các
doanh nghiệp phải tăng tính tự chủ và năng động của mình trong quá trình
hội nhập, tránh ỉ lại, cũng như có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước và
công đồng doanh nghiệp.
Hồn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nước và tiến tới phù hợp với thống lệ quốc tế. sở dĩ có điều này là trong tình hình hiện nay khi mà Lào tham gia vào ASEAN, đang trong quá trình đàm phán. Vì vậy, ngày từ đầu khi xây dựng chính sách thuế xuất
nhập khẩu hay sửa đổi, bổ sung thì chúng ta phải lưu ý đến tính phù hợp với thong lệ quốc tế mà hiện tại chúng ta đang thực hiện CEPT. Chỉ có theo hướng đơ thị thì chúng ta mới tận dụng được những mặt tích cực mà q trình hội nhập kinh tế đem lại.
3.2.2.2. Các nội dung cần hoàn thiện
Về biểu thuế: Phải xây dựng biểu thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo mục đích bảo hộ có chọn lọc. Thực tế cho thấy rằng dù là nước phát triển hay
đang phát triển thì thuế xuất nhập khẩu đều có vai trị bảo hộ nền sản xuất
trong nước nhưng không phải vậy mà ta bảo hộ một cách tràn lan, thiếu tính
định hướng mà phải bảo hộ có chọn lọc ngành và có thời cụ thể.
Về thuế suất: có thể thấy thuế xuất thể hiện sự khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu, nó thể hiện quan điểm của nhà nước, tính cạnh tranh của hàng hóa. Trong điều kiện cụ thể hiện nay khi mà chúng ta đang thực hiện hiệp định CEPT, cần phải xác định mục thuế suất thể nào cho phù hợp với
cam kết và nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Về giá tính thuế: Việc sử dụng giá tối thiểu trong bảng giá tối thiểu là không phù hợp với thống lệ quốc tế. Theo WTO trị giá Hải quan phải dựa trên giá giao dịch thực tế. Vì vậy, khi thay đổi thì chúng ta cũng cần chú ý
đến tính thống lệ quốc tế. Do đó, khi thay đổi thì chúng ta cũng cần chú ý đến
tính thống lệ quốc tế, nên Lào có thể đưa thuế tuyệt đối và hạn ngạch thuế
quan vào khi các biện pháp thuế và phi thuế quan được bãi bỏ. Biện pháp này
đang được dùng khi các biện pháp phi thuế được bãi bỏ, nó có thể thay thế
cho biện pháp cầm hoặc dùng hạn ngạnh Quota như hiện nay. Nó được hiểu như sau: Phương pháp này quy định giới hạn một số lượng hàng hóa nhất
định được áp dụng biểu thuế gọi là thuế trong hạn ngạch. Trường hợp nhập
khẩu vượt quá hạn mức sẽ phải nộp thuế với mực thuế cao hơn gọi là thuế ngoại hạn ngạch.
Cũng xuất phát từ thực tế địi hỏi chúng ta phải xóa bỏ thời gian ân nộp thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế ( hiện nay Lào đang quy định thời gian
ân hạn nộp thuế trong 30 ngày và đây đang là lỗ hổng để những đối tượng lợi dụng và khai thác). Chính việc quy định thời gian ân hành nộp thuế đã tạo
nên nhiều sỏ hở để đối tượng nộp thuế lách luật, lợi dụng nợ đọng thuế kéo
dài. Do vây, cần xóa bỏ thời gian ân hành nộp thuế để phù hợp với tình hình hiện nay khi chúng ta đang hội nhập sau rộng và toàn diện vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới.