1.5. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ XNK Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ
1.5.1. Kinh nghiệm của Việt Nam
Trong quá trình quản lý thuế XNK của Việt Nam đã chỉ ra được một số bài học sau:
Thứ nhất: Chính sách thuế Xuất nhập khẩu phải được xây dựng và ban hành đồng bộ, hoàn chỉnh và mang tính pháp luật cao, hạn chế những sơ hở, khuyết điểm để đối tượng nộp thuế có thể lợi dụng trốn thuế, khuyến khích
sản xuất kinh doanh phát triển, bao quát hết nguồn thu và mang tính khả thi cao.
Thứ hai: Giảm tỷ trọng trong thuế XNK trong tổng thu ngân sách nhà nước từ thuế, loại bỏ các rào cản phi thuế khác đối với các hàng hóa xuất
nhập khẩu đây là điều kiện kiên quyết trong quá trình hội nhập kinh tế khu vựa và thế giới.
Thứ ba: Đơn giản hóa thuế suất, giảm sự chênh lệch về thuế xuất
trong cùng một nhóm hàng, hủy bỏ hoặc thu hẹp các mức và điều kiện ưu đãi về thuế.
Thứ tư: Áp dụng triệt để cơ chế tự khai, tự tính thuế, nộp thuế của đối tượng nộp thuế, đi đối với việc kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thu thếu
theo tăng cường hiệu lực của bộ máy thanh tra, kiểm tra và cưỡng chễ thuế. Thứ năm: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, mở rộng các dịch vụ tư vấn cho đối tượng nộp thuế.
Thứ sáu: Tăng cường quyền lực cho cơ quan thuế Hải quan.
Thứ bảy: Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm chính sách thuế xuất nhập khẩu.
Quản lý thuế ở Việt Nam trong thời gian qua về cơ bản đã tỏ ra phù
hợp với thực trạng kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, tình hình xuất
nhập khẩu hàng hóa nói riêng, điều đó được thể hiện thơng qua số thu thuế
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng cả về số tương đối và tuyệt đối. Hệ thống chính sách thuế đã bước đầu đảm bảo sự cơng bằng xã hội và
phát huy tích cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động ngoại thương, từng bước phù hợp với các nguyên tác và chuẩn mực quốc tế và xu thuế quản lý hiện đại.
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì trong những rào cản hạn chế sự thành công của tiến trình hội nhập và hiệu quả của cơng tác quản lý xuất nhập khẩu. Vì vậy, cần có những định hướng, giải pháp khắc
phục.