LÝ LUẬN, GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 26 - 28)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.2. LÝ LUẬN, GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Các đặc trưng chính của các hộ gia đình nghèo nhằm giải thích một số biến

độc lập được lựa chọn đưa vào trong mơ hình:

DANTOC (Xn1): Đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước nhìn chung cĩ

học vấn trung bình thấp hơn người Kinh, tập quán sinh hoạt và sản xuất lâu đời mang tính lạc hậu, thiếu điều kiện tiếp cận với khả năng sản xuất tiến bộ nên khả năng nghèo ở các hộ này cao hơn. Các dân tộc ít người gặp phải nhiều bất lợi trong

đời sống và sinh hoạt hơn người Kinh và Hoa nên tỷ lệ nghèo cao hơn, giảm nghèo đối với nhĩm này cũng chậm hơn. Các nhĩm dân tộc thiểu số là những nhĩm người

vẫn trong tình trạng nghèo trong tương lai. Dân tộc Kinh và Hoa được hưởng lợi

nhiều từ sự phát triển, các dân tộc thiểu số thì tiến bộ chậm hơn. “Một ước tính

trong tương lai dài về tỷ lệ nghèo cho thấy vào năm 2010, Việt Nam vẫn cịn khoảng 37% những người nghèo lúc đĩ sẽ vẫn là những người dân tộc thiểu số, gần gấp 3 lần tỷ lệ của họ trong dân số Việt Nam”.

GIOITINH (Xs2): Chủ hộ là người quyết định chính đến mơi trường sinh

hoạt của hộ, cách thức làm việc của hộ nên chủ hộ là nam giới sẽ cĩ tính quyết đốn cao hơn, khả năng giao tiếp tốt hơn, dễ đạt thành cơng hơn trong việc đưa hộ thốt nghèo.

NHANKHAU (Xp3): Hộ thuộc dạng nghèo cĩ số người trong hộ lớn trong khi tư liệu sản xuất cĩ giới hạn, việc tổ chức lao động như vậy sẽ khĩ đạt hiệu quả sử dụng thời gian lao động, năng suất sẽ thấp hơn nên hộ khĩ thốt nghèo hơn. Hộ cĩ quy mơ lớn, tỷ lệ lao động ít, tỷ lệ sống phụ thuộc cao, dễ bị tổn thương khi gánh chịu các khoản chi tiêu lớn, dễ rơi vào vịng luẩn quẩn của nghèo đĩi. Mặc cảm về nghèo đĩi dễ làm cho hộ nghèo bị tách rời khỏi cộng đồng.

PHUTHUOC (Xd4): Số người sống phụ thuộc trong hộ cao trong khi khơng tạo ra thu nhập sẽ làm tăng gánh nặng cho các thành viên khác trong hộ làm cho hộ khĩ cĩ khả năng thốt nghèo.

HOCVAN (Xe5): Học vấn gắn với người đứng đầu trong hộ nên chủ hộ cĩ học vấn cao tính bằng số năm đi học sẽ giúp cho họ cĩ nhận thức tốt hơn trong tổ chức sản xuất của hộ làm hộ cĩ khả năng thốt nghèo cao. Hộ nghèo ít cho con em đến trường vì chi phí cho con cái đi học cao, và việc đi học mất đi lao động tạo thu nhập trước mắt, hơn cả là quan niệm khơng cần đi học vì nghèo.

NGHECHU (Xo6): Trong việc làm được coi là gồm cĩ 2 khu vực nơng nghiệp và phi nơng nghiệp. Điều kiện sản xuất trong nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, thu nhập bình quân trong nơng nghiệp thấp hơn nhiều so với việc làm trong khu vực phi nơng nghiệp vì vậy hộ chủ yếu làm trong khu vực nơng nghiệp sẽ cĩ khả năng thốt nghèo ít hơn. Người nghèo chủ yếu là nơng dân làm những việc đơn giản trong khu vực nơng nghiệp, học vấn thấp, hạn chế về khả năng tiếp cận kỹ thuật.

VAYNONH (Xl7): Giúp cho hộ cĩ khả năng đầu tư cải thiện điều kiện làm

việc, mở rộng việc làm, tăng nguồn thu nhập cho hộ sẽ giúp hộ nhanh chĩng thốt nghèo. Vì nghèo nên nhu cầu của họ trong tương lai chỉ hạn chế ở mức tránh được rủi ro thường gặp trong đời sống hàng ngày. Thiếu vốn và kỹ thuật nên khĩ cĩ kế

hoạch dài hạn và càng dễ gặp khĩ khăn bất trắc trong cuộc sống, cuộc sống gắn liền với bệnh tật và mất vệ sinh bên cạnh mơi trường ơ nhiễm.

QMDATBQ (Xa8): Đất đai trong nơng nghiệp ngày càng thu hẹp do cĩ sự

chuyển dịch sang các loại đất khác bởi nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh, trong khi đất

đai khơng thể thiếu trong hộ sản xuất nơng nghiệp vì vậy sẽ làm cho các hộ thiếu đất

sản xuất gần với khả năng nghèo hơn. Hộ nghèo thường ít đất sản xuất, ít cĩ cơ hội kiếm thu nhập ổn định từ việc làm trong khu vực phi nơng nghiệp. Hầu hết nơng dân khơng đất và ít đất là những hộ nghèo nhất ở địa phương, việc này cũng dễ đưa họ vào vịng luẩn quẩn của nghèo đĩi: khơng đất → khơng vay được vốn → khơng thể đầu tư → trở lại nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)