Tình trạng nghèo phân theo giới tính của chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 47 - 49)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.3.3.2. Tình trạng nghèo phân theo giới tính của chủ hộ

Quan điểm xưa nay của người dân ở vùng nơng thơn, nhất là vùng đồng bào dân tộc về việc coi nữ giới chỉ làm việc nhà, sinh đẻ, nữ giới khơng cần đến trường,

ưa thích đẻ con trai, tạo nên sự phân biệt lớn giữa nam và nữ trong quan hệ xã hội

và phân cơng lao động. Cụ thể, phụ nữ ít cĩ cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và xã hội mà thường dành cho người nam trong gia đình, học vấn thấp vì ít được đi học, ít

năng động, cũng chính về thế thu nhập cũng thấp hơn nam giới. Hậu quả, làm cho

quan điểm trên càng khĩ thay đổi, cứ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác làm nữ giới trở nên thụ động.

Như đã nghiên cứu ở phần trước trình độ học vấn của nữ thấp hơn nam giới, tỷ lệ nữ trong nhĩm nghèo nhất (16,3%) cao hơn các nhĩm cịn lại (các nhĩm cịn lại từ 5,7% - 8,1%), mặc dù, tỷ lệ nữ ở nhĩm giàu tới 18,2% nhưng giá trị tuyệt đối lại thấp nên khơng mang tính đại diện. Theo suy nghĩ thơng thường, thì những hộ cĩ chủ hộ là nữ cĩ khả năng nghèo lớn hơn so với những hộ cĩ chủ hộ là nam. Điều này xuất phát từ quan điểm phổ biến rằng các hộ cĩ chủ hộ là nữ, thường là do gĩa bụa hay ly dị, sẽ phải làm việc rất vất vả để kiếm đủ sống. Quan điểm này rất phổ biến ở các vùng nơng thơn nghèo, nơi mà người nữ thường cĩ ít cơ hội làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình.

Bảng 2.710: Giới tính của chủ hộ phân theo nhĩm chi tiêu Giới tính của chủ hộ (%) Phân nhĩm hộ theo chi

tiêu bình quân của hộ

Số hộ trong nhĩm Nam Nữ Nhĩm nghèo nhất (1) 43 83.72 16.28 Nhĩm nghèo (2) 111 91.89 8.11 Nhĩm trung bình (3) 92 92.39 7.61 Nhĩm khá giàu (4) 35 94.29 5.71 Nhĩm giàu (5) 11 81.82 18.18 Cộng 292

Kết quả khảo sát ở tỉnh Bình Phước, cĩ thể thấy chi tiêu của nữ giới luơn thấp hơn ở 2 nhĩm nghề nghiệp. Trung bình một người trong hộ nơng nghiệp cĩ chủ hộ là nữ chi tiêu 5.479 ngàn đồng/năm, thấp hơn khoảng 700 ngàn đồng so với người sống trong hộ cĩ chủ hộ là nam giới và trung bình một người trong hộ phi nơng nghiệp cĩ chủ hộ là nữ chi tiêu 5.704 ngàn đồng/năm, cũng thấp hơn khoảng 550 ngàn đồng so với người sống trong hộ cĩ chủ hộ là nam giới. Đây cĩ thể được xem như một biểu hiện của tình trạng bất bình đẳng trong thù lao giữa nam và nữ.

Đã từng cĩ nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ thường làm việc nhiều hơn nam

giới nhưng thu nhập bình quân lại thấp hơn14.

Bảng 2.811: Chi tiêu bình qn của hộ phân theo giới tính và nghề nghiệp của chủ hộ

Chi tiêu bình quân theo giới tính của chủ hộ trong nghề

Nghề nghiệp của chủ hộ

Nam Nữ Chung

Nơng nghiệp 6.182 5.479 6.121

Phi nơng nghiệp 6.258 5.704 6.192

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế Bình Phước, 2006

Trong khi hộ cĩ chủ hộ là nam sở hữu bình quân 3,35ha đất, thì hộ cĩ chủ hộ là nữ chỉ sở hữu 2,41ha đất. Vì vậy, những phân tích trên giải thích tại sao một hộ cĩ chủ hộ là nữ sẽ cĩ khả năng nghèo cao hơn một hộ cĩ chủ hộ là nam giới.

14 Lương Hồng Quang (2000) cho biết phụ nữ làm việc nhiều giờ hơn nam giới nhưng thu nhập bình quân thấp hơn khoảng 22%.

1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 20000.00 15000.00 10000.00 5000.00 0.00

CHI TIEU BINH QUAN CUA HO (NGAN DONG)

Linear Observed

GIOI TINH CUA CHU HO

Hình 2.45: Đồ thị tương quan giữa CTBQ hộ và giới tính của chủ hộ

Trên đồ thị, đường tương quan giữa chi tiêu bình quân của hộ và giới tính của chủ hộ cho thấy các hộ cĩ chủ hộ là nam cĩ xu hướng ở gần các nhĩm hộ giầu hơn. Tuy nhiên, mức khác biệt là khơng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh bình phước và một số giải pháp (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)