Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của việt nam trong tiến trình hội nhập WTO (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.3 Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm

Theo ước tính, hàng năm ở nước ta có khoảng 1,4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động6. Vấn đề giải quyết việc làm cho số người lao động mới này là rất cấp thiết. Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang thực hiện sắp xếp lại nên không những không thể thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động dơi dư. Khu vực đầu tư nước ngồi mỗi năm cũng chỉ tạo ra số lượng chỗ làm mới không lớn lắm. Việc thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP sẽ tạo ra áp lực tăng số lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp, nông thôn, dịch chuyển số lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, để giải quyết việc làm cho số lao động mới tăng thêm này thì phần lớn phải trơng chờ vào các DNNVV. Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ hơn qua các số liệu dẫn chứng sau đây.

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về số lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm

ĐVT: người

Năm

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005

1. Tổng số lao động 9.094.550 10.017.752 10.758.433 11.824.212

Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00

1.1 Doanh nghiệp Nhà nước 2.259.858 2.264.942 2.249.902 2.040.859

Tỷ trọng (%) 24,85 22,61 20,91 17,26

1.2 DN ngoài Nhà nước 6.143.604 6.892.551 7.463.680 8.562.737

Tỷ trọng (%) 67,55 68,80 69,38 72,42

1.3 DN có vốn đầu tư nước ngồi 691.088 860.259 1.044.851 1.220.616

Tỷ trọng (%) 7,60 8,59 9,71 10,32

2. Số việc làm mới tạo ra hàng năm:

2.1 Trong các loại hình DN 923.202 740.681 1.065.779

2.2 Trong các DNNN 5.084 -15.040 -209.043

2.3 Trong các DN ngoài NN 748.947 571.129 1.099.057 2.4 Trong các DN có vốn ĐTNN 169.171 184.592 175.765

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ Niên giám thống kê 2006.

Ghi chú: chỉ tiêu về lao động tại bảng trên có tính đến cả số lao động làm việc trong các cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp của cả nước.

DN Nhà nước 17,26% DN ngồi Nhà nước 72,42% DN có vốn ĐTNN 10,32%

DN Nhà nước DN ngồi Nhà nước DN có vốn ĐTNN

Hình 2.2: Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực doanh nghiệp năm 2005

Qua các số liệu trên ta thấy:

- Số lượng lao động làm việc trong các khu vực doanh nghiệp của nước ta tăng dần lên qua các năm: từ hơn 9 triệu người vào năm 2002 đã tăng lên hơn 10 triệu người vào các năm 2003, 2004 và tăng lên tới gần 12 triệu người vào năm 2005. Số lượng lao động này làm việc trong ba khu vực là: khu vực DNNN, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực DNNN có xu hướng giảm dần qua các năm: từ 24,85% vào năm 2002 giảm dần xuống qua các năm 2003, 2004 và đến năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 17,26%. Ngược lại, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp ngồi Nhà nước lại có xu hướng tăng dần qua các năm: từ 67,55% vào năm 2002 đã tăng dần lên qua các năm 2003, 2004 và tăng lên tới 72,42% vào năm 2005. Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng dần qua các năm: từ 7,60% vào năm 2002 tăng dần lên tới 10,32 vào năm 2005 nhưng tỷ trọng này là nhỏ nhất so với hai khu vực doanh nghiệp còn lại.

- Số lao động dôi dư từ khu vực DNNN vào năm 2004 là 15.040 người, năm 2005 là 209.043 người. Số lao động mới tăng thêm của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước vào năm 2003 là 748.947 người, năm 2004 là 571.129 người và tăng lên tới 1.099.057 người vào năm 2005. Số lao động mới tăng thêm qua các năm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa tới 200.000 người/1 năm.

Qua các số liệu dẫn chứng và các phân tích nêu trên có thể thấy rằng các DNNVV đang giữ vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp ở nước ta trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của việt nam trong tiến trình hội nhập WTO (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)