Phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinhdoanh cho các DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của việt nam trong tiến trình hội nhập WTO (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

3.2.6 Phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinhdoanh cho các DNNVV

Để thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phát triển có hiệu quả và hỗ trợ đắc lực cho các DNNVV trong quá trình hoạt động kinh doanh cần phải có sự nỗ lực chủ yếu từ cả hai phía: nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Ngồi ra cần có sự khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Chúng tơi đề nghị cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau đây:

™ Biện pháp đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

- Thực hiện đúng cam kết và trách nhiệm đối với khách hàng và phải đặt chữ tín lên hàng đầu.

- Phải bảo mật các thông tin của khách hàng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Từng công ty cung ứng BDS nên có chính sách thu hút các chun gia/cộng tác viên giỏi, giàu kinh nghiệm đến làm việc, hoặc cử nhân viên đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ cung ứng.

- Thường xuyên trau dồi kỹ năng, bổ sung kiến thức, bảo đảm nguồn nhân lực có đầy đủ chun mơn, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tổ chức học tập chuyên môn thường xuyên cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.

- Các chuyên gia tư vấn nên thường xuyên chia sẻ và thảo luận những kiến thức và kinh nghiệm với những người có thâm niên trong lĩnh vực tư vấn để có thêm nhiều ý tưởng mới và hiểu biết sâu rộng.

- Thường xuyên thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, hệ thống văn bản pháp luật để có được cơ sở dữ liệu giúp ích cho việc tư vấn.

- Tăng cường hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình đến với DNNVV thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, … Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần phải có kế hoạch ngân sách cho hoạt động tiếp thị tới các DNNVV.

- Thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh có uy tín của nước ngồi, qua đó có thể học tập kỹ năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh.

- Các công ty tư vấn nên cùng nhau thành lập một tổ chức hay hiệp hội các nhà tư vấn. Tổ chức này có thể đóng vai trị trọng tài nếu có phát sinh tranh chấp quyền lợi giữa người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Ngoài ra tổ chức này cũng làm nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ Tiêu chuẩn Đạo đức kinh doanh để đặt ra các tiêu chí và giá trị cần tuân thủ đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khi xử lý những vấn đề liên quan tới bí mật của khách hàng, tính phí tư vấn cũng như tiêu chí nghề nghiệp cho những cá nhân hành nghề cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

™ Biện pháp đối với các DNNVV

- Cần nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng BDS trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khơng nên chỉ tìm đến các nhà cung cấp BDS khi mọi việc đã rồi. Khi có những vấn đề phát sinh nằm ngồi khả năng xử lý của nhân viên hiện có thì nên tìm đến các nhà cung cấp BDS.

- Các DNNVV nên xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho một thời kỳ nhất định, trên cơ sở đó hoạch định kế hoạch sử dụng BDS để việc sử dụng dịch vụ này đạt được hiệu quả.

- Trong kế hoạch ngân sách cần phải dành một khoản chi phí hợp lý cho việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đặc biệt nên chú trọng đến các dịch vụ nâng cao kỹ năng lãnh đạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

- Nhà lãnh đạo các DNNVV cần trang bị đầy đủ kiến thức để có thể trao đổi và truyền đạt thơng tin với nhà cung cấp BDS và cùng với họ triển khai các giải pháp tư vấn vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cần sử dụng nhiều nguồn thông tin như thông qua các kênh quảng cáo, các phương tiện thơng tin đại chúng, các hiệp hội, phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam, … để tìm hiểu và tiếp cận các doanh nghiệp cung cấp BDS cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Các DNNVV khơng nên tự mình thực hiện mọi hoạt động mà nên tập trung nguồn lực vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình và tăng cường sử dụng các cơng ty cung cấp BDS để đảm bảo tính chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp vì chun mơn hóa sẽ mang lại hiệu quả cho cả hai phía: doanh nghiệp sử dụng dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, để việc sử dụng BDS mang lại các kết quả như mong muốn, các DNNVV nên thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà cung cấp BDS mà một số chuyên gia đề nghị như sau:

+ Trước tiên cần phải xác định rõ yêu cầu của mình một cách cụ thể, từ đó tìm hiểu và lập một danh sách gồm nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đó.

+ Loại bỏ bớt những ứng viên khơng thích hợp, ví dụ những nhà tư vấn đưa ra giá quá cao hoặc ở quá xa với doanh nghiệp. Đối với những nhà tư vấn còn lại, yêu cầu họ cung cấp đầy đủ các thông tin về bản thân nhà tư vấn, kinh nghiệm và chất lượng của nhà tư vấn và những hiểu biết của họ về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Trên cơ sở những thơng tin đó, doanh nghiệp sẽ so sánh để lựa chọn ra những ứng viên thích hợp. Doanh nghiệp nên tìm hiểu thêm thơng tin thông qua những người quen trong giới kinh doanh đã từng sử dụng dịch vụ của các nhà tư vấn mà doanh nghiệp dự định lựa chọn để kiểm nghiệm.

+ Mời các nhà tư vấn đến thăm cơng ty mình, khơng nên bàn việc ở cơng ty tư vấn vì ở "sân nhà" mình sẽ tự tin hơn và ra quyết định độc lập hơn.

+ Đừng bao giờ quyết định lựa chọn một nhà tư vấn nếu doanh nghiệp chưa thoải mái với sự lựa chọn của mình. Đừng bao giờ ký một hợp đồng tư vấn nếu cảm thấy vẫn cịn điểm gì đó chưa rõ ràng trong hợp đồng. Đừng bao giờ chấp nhận những lời hứa chung chung về kết quả và tiến độ thực hiện. Và đừng bao giờ làm việc với nhà tư vấn nếu doanh nghiệp chưa sẵn sàng về mặt tài chính.

+ Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp cần phải cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác cho nhà cung cấp dịch vụ và phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ tổ chức thực hiện ý kiến tư vấn thì mới có thể đạt được các kết quả như mong đợi.

™ Biện pháp về phía Nhà nước

- Nhà nước có thể thơng qua các hiệp hội doanh nghiệp, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư, các phương tiện thông tin đại chúng, … để tuyên truyền quảng bá về vai trò của BDS trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển của các DNNVV.

- Tạo môi trường cạnh tranh giữa các nhà cung ứng BDS. Chỉ có trên cơ sở cạnh tranh, các nhà cung ứng BDS mới khơng ngừng vươn lên nâng cao trình độ nghiệp vụ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, thể hiện hết trách nhiệm của mình trong quá trình cung ứng dịch vụ.

- Thúc đẩy thị trường dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh thông qua các chính sách nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn dịch vụ của các DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của việt nam trong tiến trình hội nhập WTO (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)