Kết quả phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 60 - 61)

Lanhdao Luong Đnghiep Ghinhan Đklviec tuchu Cvthuvi thgtien Dong vien Lanhdao 1 Luong .409(**) 1 Đnghiep .447(**) .160(**) 1 Ghinhan .354(**) .213(**) .313(**) 1 Đklviec .351(**) .342(**) .234(**) .206(**) 1 Tuchu .455(**) .369(**) .331(**) .269(**) .385(**) 1 Cvthuvi .183(**) .227(**) .117(*) .135(*) .275(**) .264(**) 1 Thgtien .423(**) .290(**) .353(**) .392(**) .281(**) .391(**) .192(**) 1 Dongvien .641(**) .593(**) .408(**) .422(**) .412(**) .447(**) .332(**) .517(**) 1

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

Xem xét ma trận tương quan giữa các biến (Bảng 3.7), ta thấy nhân tố mức độ được

động viên có sự tương quan tuyến tính rất chặt chẽ với tất cả 8 biến độc lập bao gồm: hỗ trợ của lãnh đạo, lương cao, đồng nghiệp, ghi nhận, điều kiện làm việc, tự chủ, công việc thú vị, thăng tiến. Hệ số tương quan thấp nhất đạt 0.332 (mối quan hệ giữa nhân tố công việc thú vị và mức độ được động viên), giá trị Sig về mối tương quan giữa 8 thành phần với mức độ được động viên đạt mức ý nghĩa 0.05. Do có sự tương quan chặt giữa các yếu tố động viên nhân viên với thành phần được động viên nên các yếu tố thỏa điều kiện đểđưa vào phân tích hồi quy.

3.3.3.2 Phân tích hồi quy

Ở phần trên tác giả chứng minh có sự tương quan giữa các thành phần với nhau. Bây giờ để biết được cụ thể trọng số của từng thành phần tác động lên mức độ được

động viên của nhân viên, tác giả tiến hành phân tích hồi quy. Để tiến hành phân tích hồi quy cũng như đưa ra kết luận từ hàm hồi quy đạt được độ tin cậy thì khơng thể

tách rời các giảđịnh cần thiết và sự chuẩn đoán về sự vi phạm các giảđịnh đó. Tác giả đã tiến hành kiểm tra các giả định, kết quả cho thấy khơng có hiện tương đa cộng tuyến giữa các biến (hệ số phóng đại phương sai VIF tương ứng các biến độc lập nằm trong khoảng 1 đến 2 (và nhỏ hơn 10) 10 nên mơ hình khơng có hiện tượng

đa cộng tuyến), các phần dư có phân phối chuẩn và khơng có hiện tượng tương quan giữa các phần dư khơng có sự vi phạm về các giảđịnh (xem chi tiết PL6). Với giả thuyết ban đầu cho mơ hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy có dạng như sau:

Y = B0 + B1* X1+ B2* X2+ B3* X3+ B4*X4+ B5*X5 + B6*X6+ B7*X7+ B8*X8 Trong đó:

- Y là giá trị của mức độđược động viên của nhân viên

- X1, B1 là giá trị và hệ số hồi quy của thành phần hỗ trợ của lãnh đạo - X2, B2 là giá trị và hệ số hồi quy của thành phần lương

- X3, B3 là giá trị và hệ số hồi quy của thành phần đồng nghiệp - X4, B4 là giá trị và hệ số hồi quy của thành phần ghi nhận

- X5, B5 là giá trị và hệ số hồi quy của thành phần điều kiện làm việc - X6, B6 là giá trị và hệ số hồi quy của thành phần tự chủ

- X7, B7 là giá trị và hệ số hồi quy của thành phần công việc thú vị

- X8, B8 là giá trị và hệ số hồi quy của thành phần thăng tiến

Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định mơ hình lý thuyết với phương pháp đưa vào một lượt (Enter), theo phương pháp này 08 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc sẽ được đưa vào mơ hình cùng một lúc. Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy mơ hình có hệ số xác định R2 (coefficient of determination) là 0.633 và R2 điều chỉnh (adjusted R square) là 0.624. Như vậy mơ hình giải thích được 62.4% tác động của các yếu tốđộng viên nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)