Stt Thang đo Số biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất Alpha
1. Công việc thú vị 3 .3932 .6488
2. Được ghi nhận 3 .5626 .7486
3. Được tự chủ trong công việc 3 .4946 .7241 4. Công việc ổn định 3 .3673 .6169 5. Lương cao 4 .5569 .8389 6. Sự thăng tiến 3 .3180 .6602 7. Điều kiện làm việc tốt 3 .5962 .8205 8. Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên 3 .3245 .6281 9. Chính sách kỷ luật khéo léo, tế nhị 2 .4671 .6330 10. Hỗ trợ của cấp trên để giải quyết vấn đề cá nhân của nhân viên 3 .6310 .8151 11. Phản hồi từ công việc 2 .6923 .8180 12. Đồng nghiệp 3 .7388 .8795 13. Động viên (mức độđược động viên khi làm việc) 6 .5531 .8583
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ
tin cậy cho phép, do đó tất cả các thang đo này đều được sử dụng tiếp tục trong bước phân tích nhân tố (EFA) tiếp theo (chi tiết xem thêm Phụ lục 3).
3.3.1.2 Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong phân tích nhân tố EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số
tiêu chuẩn bao gồm:
Thứ nhất, chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO
lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố thích hợp, cịn nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.5 (Hair & ctg,1998)7.
Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
Thứ tư, hệ số eigenvalue8 lớn hơn 1.
Thứ năm, khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).
3.3.1.3 Thang đo các yếu tố động viên nhân viên
Thang đo các yếu tố động viên nhân viên của đề tài sử dụng gồm 12 thang đo với 35 biến quan sát. Sau khi thang đo được kiểm định bằng công cụ Cronbach Alpha
đạt độ tin cậy, các biến được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Cách tiến hành phân tích nhân tốđược thực hiện qua 4 lần như sau:
Lần 1: Tập hợp 35 biến quan sát sau khi được kiểm tra độ tin cậy được đưa vào phân tích nhân tố (EFA). Bảng số liệu chi tiết được trình bày ở Phụ lục 4a. Kết quả
như sau:
(1) Hệ số KMO đạt 0.886.
(2) Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy phương sai được giải thích là 54.749% (lớn hơn 50%), điều này thể hiện rằng 09 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được gần 55% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được.
(3) Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 09 với eigenvalue là 1.058. Kết quả phân tích nhân tố là phù hợp.
(4) Các biến quan sát hệ số chuyển tải đạt yêu cầu (>0.5)
(5) Khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố≥ 0.3, trừ biến v8.3 và biến v8.1 có hệ số tải giữa các nhân tố≤ 0.3
=> loại 2 biến không đạt là v8.1 và v8.3
Lần 2: Phân tích tổ hợp 33 biến cịn lại sau khi đã loại 2 biến khơng đạt đó là hai biến v8.1 và v8.3 nêu trên tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố (Phụ lục 4b). Kết quả thu được lần 2 loại 1 biến không đạt là v4.1
Lần 3: Phân tích tổ hợp 32 biến cịn lại sau khi đã loại 1 biến khơng đạt đó là biến v4.1 như ở trên tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố (Phụ lục 4c). Kết quả thu
được lần 3 loại 2 biến không đạt là v4.3 và v6.1
Lần 4: Tập hợp 30 biến quan sát sau khi được kiểm tra độ tin cậy được đưa vào phân tích nhân tố (Phụ lục 4d). Kết quả loại 2 biến không đạt là v4.2 và v9.2
Lần 5: Tập hợp 28 biến quan sát sau khi được kiểm tra độ tin cậy được đưa vào phân tích nhân tố (EFA).
(1) Kết quả cho thấy hệ số KMO đạt 0.868 (Phụ lục 4e)
(2) Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy phương sai được giải thích là 57.858% (lớn hơn 50%), điều này thể hiện rằng 8 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được gần 57% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả
chấp nhận được.
(3) Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 8 với eigenvalue là 1.016 (4) Các biến quan sát hệ số chuyển tải đạt yêu cầu (>0.5)
(5) Khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố≥ 0.3
Kết quả cho thấy 28 biến quan sát sau khi phân tích nhân tố đã thỏa mãn tất cả các
điều kiện. Như vậy, thang đo các yếu tốđộng viên nhân viên sau khi tiến hành đánh giá sơ bộđược điều chỉnh bao gồm 28 biến quan sát đo lường 8 nhân tố.
− Nhân tố thứ nhất gồm 8 biến quan sát, trong đó 3 biến của nhân tố Sự hỗ trợ của cấp trên gồm v10.1, v10.2, v10.3, 2 biến của nhân tố Sự phản hồi về công việc gồm v11.1, v11.2, 1 biến của nhân tố Chính sách kỷ luật là v9.1và 1 biến của nhân tố Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên là v8.2. Các biến này thể hiện các nội dung liên quan đến vai trò của người lãnh đạo khơng có sự phân biệt khi phân tích nhân tố nên được gộp lại đặt tên là nhân tố “hỗ trợ của lãnh đạo”.