Tổng quan ngành thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành thực phẩm giai đoạn 2005 2009 (Trang 40 - 43)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn

2.2 Tổng quan ngành thực phẩm

Hiện nay, tại Việt Nam, có khoảng 23 nhà sản xuất bánh kẹo, sữa, đường …

đang hoạt động. Tuy nhiên, năng lực sản xuất kinh doanh chỉ tập trung ở một số

công ty lớn trong đó có các doanh nghiệp đang niêm yết trên các Sở giao dịch

chứng khoán như CTCP Sữa Vinamilk, CTCP sữa Hanoimilk, CTCP Kinh Đô (Kinh do), CTCP Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (North Kinh do), CTCP Bánh kẹo Hải Hà, CTCP Bibica, CTCP dầu Tường An ... Theo đánh giá của Business

Monitor International, tăng trưởng ngành nhiều khả năng sẽ đạt mức cao trong các năm tới với tốc độ tăng tiêu dùng khoảng 18,79% tới năm 2013, trong đó lĩnh vực bánh kẹo có thể tăng tới 28% về sản lượng tiêu thụ hàng năm. Xu hướng dùng đồ

ăn nhanh ngoài bữa chính sẽ là yếu tố có thể tạo nên tăng trưởng mạnh cho ngành.

Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu thế chuộng hàng ngoại. Bên cạnh đó, vấn đề chất lượng thực phẩm cũng làm hạn chế sự tiếp cận thị trường của nhiều

doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, các loại sản phẩm nhập ngoại vào Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Có thể chia ngành thực phẩm ra 3 nhóm ngành nhỏ hơn :

2.2.1 Ngành sữa

Ngành sữa được đánh giá là ngành có tính ổn định cao, ít chịu sự tác động của chu kỳ kinh tế, Việt nam đang là quốc gia có tốc độ tăng tưởng về ngành sữa khá cao so với các nước trong khu vực. Hiện tại, mức tiêu dùng các sản phẩm sữa bình quân

đầu người tại Việt nam rất thấp, chỉ đạt khoảng 11,2kg/năm. Bên cạnh đó, mặc dù

sản lượng sữa Việt nam liên tục tăng từ năm 2001 tới nay với tốc độ trung bình

19%/năm. Tuy nhiên, lượng sữa này chỉ đáp ứng khoảng 22% tổng nhu cầu nội địa.

Theo đó, thị trường sữa trong nước, đặc biệt là sữa nước và sữa bột được đánh giá

còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng. Áp lực cạnh tranh với sữa ngoại còn rất nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước cần nắm bắt thời cơ để tăng thêm tính cạnh tranh của mình.

33 Năm 2009 tiếp tục chứng kiến sự tăng giá bán của các sản phẩm sữa với sự quản lý không mấy hiệu quả của các cơ quan chức năng và trong suốt một thời gian dài, sự tăng giá đó khơng hẳn là xuất phát từ những biến động giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Trong nửa đầu năm, nhiều hãng sữa trong nước cam kết bình ổn giá dù xu hướng tăng của giá sữa thế giới kéo dài đến tận cuối tháng 4, trong khi các hãng sữa nước ngồi liên tục có những đợt tăng giá nhỏ (mỗi lần từ 4-7%). Tuy vậy, từ nửa cuối năm khi giá nguyên liệu sữa thế giới nhảy vọt 60-70% chỉ trong một vài tháng, giá sữa bán lẻ trong nước nhanh chóng leo thang, đặc biệt vào thời điểm

tháng 7 và tháng 12. Giá của một vài dòng sản phẩm tăng tới 27-28%. Áp lực từ phía truyền thông và các biện pháp quản lý của cơ quan chức năng tỏ ra khơng có nhiều sức nặng, và người tiêu dùng sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả mức giá sữa cao nhất nhì so với mặt bằng thế giới.

Một vấn đề khác là giá nguyên liệu sữa có xu hướng tăng giá trở lại và tăng dần khoảng 10% cho đến cuối năm. Khả năng dự báo chính xác xu hướng này của các công ty sữa và các hoạt động phịng tránh rủi ro để đối phó với tình hình từ

cuối 2009 đến nay sẽ là nhân tố chính quyết định lợi nhuận cho cả năm 2010.

Bên cạnh đó, rủi ro về chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng cần quan tâm đến do người tiêu dùng đã trở nên rất nhạy cảm về vấn đề an toàn thực phẩm

2.2.2 Ngành bánh kẹo

Thị trường bánh kẹo được chia làm 3 nhóm socola, bánh kẹo đường và kẹo

gum. Vào năm 2008, tổng giá trị thị trường bánh kẹo là 7.328 tỷ đồng. Trong đó,

socola đạt khoảng 629 tỷ đồng, bánh kẹo đường 6.223 tỷ và kẹo gum khoảng 478 tỷ

đồng. Theo các số liệu của Euromonitor international cung cấp, từ năm 2003 đến

2008, toàn bộ thị trường tăng trưởng gộp với tốc độ 14,1%; trong đó socola là

10,4%, bánh kẹo là 13,5%, gum có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 16,3%. Mặc dù, những số liệu này khá cao so với tốc độ tăng trưởng GDP, nhưng vẫn thấp hơn so tốc

độ tăng trưởng của sản phẩm thực phẩm đóng gói khác như sữa, dầu ăn là những sản

phẩm thiết yếu hơn so với bánh kẹo.

Do đây không phải là mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng, cộng với hệ quả từ sự suy giảm của nền kinh tế và phần nào hạn chế tiêu dùng, nhu cầu thị trường của ngành bánh kẹo ở mức không cao hầu như trong cả năm 2009. Tăng

trưởng doanh thu của các công ty lớn trong ngành chỉ ở mức 15-20% trong khi con

số này năm trước phổ biến là 20-30%. Nhìn từ góc độ cầu tiêu dùng với bánh kẹo, năm 2010, người tiêu dùng ưa thích các sản phẩm bánh tươi hơn các sản phẩm truyền thống như bánh quy, bánh cracker hay snack. Theo xu hướng này, các cửa hàng bánh tươi cung cấp các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn trong hệ thống phân phối, do đó các cơng ty với dịch vụ hậu cần tốt và đa dạng hóa danh mục sản phẩm theo hướng này sẽ giành được nhiều thị phần hơn trong những phân khúc sản phẩm mới. Các sản phẩm với đóng gói tiện

dụng, thích hợp cho bữa sáng hoặc trưa nhanh, phù hợp với cuộc sống hiện đại của thế hệ trẻ sẽ có mức tăng trưởng mạnh. Ngồi ra, mức tiêu dùng sản phẩm kẹo sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngọt và béo giảm mạnh nhằm hướng tới phong cách sống lành mạnh cho sức khỏe. Mức tăng trưởng toàn ngành trong năm được dự đốn ở khoảng 10-15% trong 2010. Nhìn từ góc độ cung của

ngành hàng bánh kẹo, mặc dù vị thế của các “ơng lớn” trong ngành khơng có gì thay đổi trong năm 2010 nhưng khoảng cách giữa các đối thủ sẽ thu hẹp lại, do các nhà sản xuất nhỏ đang tập trung đầu tư mạnh vào nâng cao năng lực sản xuất và

phân phối. Hơn thế, các sản phẩm ngoại dần mất ưu thế so với sản phẩm nội ở phân khúc giá trung do những nỗ lực hiệu quả không ngừng của các cơng ty nội trong việc làm thương hiệu, đóng gói và chất lượng. Các sản phẩm ngoại chỉ chiếm vị thế

độc tơn ở dịng sản phẩm cao cấp hoặc địi hỏi dây chuyền sản xuất đặc biệt (như

sơcơla) ở phân khúc giá cao. Nhìn lại vấn đề quản lý chi phí và bài học từ 2009,

hầu hết các công ty đều chú trọng vấn đề quản trị rủi ro trong bối cảnh giá nguyên liệu trên thế giới đang trong xu hướng tăng. Do đó, biên lợi nhuận gộp của phần lớn các công ty trong ngành sẽ khơng tăng mà chỉ ở mức như năm ngối, nhưng ổn định và đồng đều hơn.

2.2.3 Ngành đường

Năm 2009, giá đường thế giới đạt mức cao nhất trong vòng 28 năm, 769 USD/ tấn đường tinh luyện. Theo các chuyên gia đánh giá nguyên nhân của sự tăng giá là do ảnh hưởng của thời tiết xấu đến vùng nguyên liệu của các nước đứng đầu

trong lĩnh vực xuất khẩu đường trên thế giới là Brazil và Ấn Độ, đã làm cho cung không đáp ứng được cầu tiêu thụ thế giới, khiến giá đường tăng mạnh. Dự báo

35 nhưng khả năng thế giới sẽ tiếp tục thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn (theo Tổ chức

đường Thế Giới – ISO).

Ngành đường của Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ ngành đường thế giới,

vì thế trong năm 2009 giá đường trong nước đã tăng đột biến. Bên cạnh đó cịn

nguyên nhân do hậu quả từ cơn bão số 9 và số 11 đã làm thiệt hại đến hơn 50%

diện tích mía ở miền Trung, thiếu nguyên liệu sản xuất, giá nguyên liệu tăng cao, nguy cơ cung không đáp ứng đủ cầu trong nước, đặc biệt những tháng cận tết khi

nhu cầu đường tăng cao, cùng với giá đường thế giới tăng mạnh đã là nguyên nhân khiến cho giá đường trong nước tăng mạnh.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, sản lượng tiêu

thụ đường tăng thêm bình quân mỗi năm từ năm 2005 đến năm 2009 là 4.3%/năm,

dự báo nhu cầu đường từ 2010 tới 2013 sẽ tăng trên 4.5%/năm do tốc độ tăng

trưởng của ngành công nghiệp chế biến như ngành bánh kẹo tăng khoảng 28%, thực phẩm đóng hộp tăng trưởng khoảng 37% và ngành đồ uống cũng được dự báo có mức tăng trưởng rất cao. Trong năm 2010, tổng cầu tiêu thụ đường ước tính

khoảng 1.51 triệu tấn, trong khi năng lực sản xuất của cả nước chỉ đáp ứng được

khoảng 1.1 triệu tấn, như vậy trong năm 2010 ngành đường sẽ tiếp tục phải nhập

khẩu trên 0.4 triệu tấn đường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết ngành thực phẩm giai đoạn 2005 2009 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)