Phân bổ chi phí đầu tư dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện đăkre, tỉnh quãng ngãi , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 42)

Vốn đầu tư 2010 2011 2012 Cộng Cơng trình 208,484 398,100 377,686 984,270

Thiết bị 105,080 170,750 161,990 437,820

Đền bù, tái định cư 36,500 - - 36,500

Tổng cộng 350,064 568,850 539,676 1,458,590

Nguồn: Báo cáo tóm tắt cơng trình thủy điện Đăkre [1]

- Chi phí vận hành và bảo trì của cơng trình thủy điện bao gồm tiền lương cơng nhân, chi phí duy trì bảo dưỡng cơng trình, thiết bị và các chi phí khác, được tính bằng 0,5% vốn đầu tư vào cơng trình, thiết bị, đường dây, trạm7

8.

- Thuế tài nguyên được tính là 2% trên tổng doanh thu bán điện, đây là phí do sử dụng tài nguyên là nước để sản xuất điện.8

9

- Khấu hao cơng trình và thiết bị được tính theo phương pháp đường thẳng, với mức khấu hao đối với cơng trình là 20 năm, đối với thiết bị là 10 năm. Thiết bị được thay mới hoàn toàn trong năm thứ 25 và 26 khi dự án đi vào hoạt động. Theo tính tốn việc thay thế thiết bị không ảnh hưởng lớn đến điện lượng. Những tổn thất do giảm điện lượng cung ứng trong năm thay thế đã được lượng hóa nên trong q

trình tính tốn khơng đề cập đến phần tổn hao này.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: dự án thủy điện Đăkre thuộc danh mục nhóm C,

do đó sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập, cụ thể miễn thuế thu nhập 4

                                                            

8 Nguồn: Quyết định 2014/QĐ-BCN ban hành ngày 13/6/2007 [5] 

năm đầu tiên sau khi dự án bắt đầu có lãi, 9 năm tiếp theo được hưởng mức thuế

12,50%, sau đó chịu mức thuế suất là 25%.

4.3 Ngân lưu và các kết quả

Dự án thủy điện Đăkre có sản phẩm đầu ra là điện và chủ yếu sản xuất vào mùa khô nên sản phẩm đầu ra của dự án sẽ được bán hết cho các đơn vị mua điện vì địa

phương nói riêng và nền kinh tế nói chung rất khan hiếm điện vào mùa khô. Đây là cơ sở tạo ra nguồn thu tài chính cho dự án. Báo cáo thu nhập tài chính chi tiết của dự án được trình bày trong Phụ lục 4.

4.3.1 Ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư

Từ các thông số của dự án, sử dụng phương pháp dòng tiền chiết giảm để xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C của dự án. Qua phân tích tính tốn, kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư được trình bày ở Hình 4.1 và Bảng 4.2.

(800,000) (600,000) (400,000) (200,000) 0  200,000  400,000  1 6 11 16 21 26 31 36 41 Triệu đồng Năm Ngân lưu dự án

Hình 4.1: Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư Bảng 4.2: Kết quả phân tích tài chính (Tổng đầu tư) Bảng 4.2: Kết quả phân tích tài chính (Tổng đầu tư)

TT Kết quả tính theo giá thực Kết quả tính theo giá danh nghĩa

1 NPV (tỉ đồng) 133.654 133.654

2 IRR (%) 6.95% 15,51%

4 DSCR 1,12

Kết quả chi tiết ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư dự án được trình bày ở Phụ lục 5.

Nhận xét: Từ biểu đồ ngân lưu dự án, ta nhận thấy dự án có dịng ngân lưu âm trong 3 năm đầu ứng với thời gian thi công dự án và trong các năm sau khi dự án đi vào hoạt động và đã có doanh thu bán điện thì dịng ngân lưu dương. Vào năm thứ 25 và 26 khi dự án đi vào hoạt động ta thấy ngân lưu dự án âm, điều này xảy ra là do dự

án đầu tư thay mới thiết bị. Sau khoảng thời gian thay mới thiết bị thì dịng ngân lưu của dự án dương.

Suất sinh lợi nội tại thực (IRR) của dự án bằng 6,95% cao hơn chi phí vốn của dự án là 5,91%. Giá trị hiện tại ròng thực (NPV) của dự án bằng 133,654 tỉ đồng > 0; tỉ số lợi ích - chi phí B/C = 1,10 > 1. Từ kết quả trên cho thấy, theo quan điểm của tổng đầu tư thì việc thực hiện dự án thủy điện Đăkre có hiệu quả về mặt tài chính. Hệ số an tồn trả nợ (DSCR): qua kết quả thẩm định trên quan điểm tổng đầu tư,

với cơ cấu vốn vay hiện có, DSCR có giá trị bình quân bằng 1,11. Đối với dự án thủy điện Đăkre, trong 2 năm đầu đi vào hoạt động (từ năm 2013 đến 2014), tiền

mặt sẵn có khơng đủ đáp ứng nghĩa vụ trả nợ. Nguyên nhân DSCR trong những

năm này thấp là do dự án mới đi vào hoạt động. Bắt đầu từ năm 2015, DSCR lớn

hơn 1 và có xu hướng tăng dần trong các năm về sau, dẫn đến là trong khoảng thời gian qui định trả nợ vay, dự án vẫn có thể đáp ứng được vấn đề trả nợ vay. Tuy

nhiên, trên quan điểm của tổ chức cho vay, dự án có mức độ rủi ro tài chính cao.

Để khắc phục tình trạng này, chủ đầu tư và các tổ chức cho vay cần thay đổi hình

thức cho vay hoặc thay đổi cơ cấu huy động vốn cho dự án, cụ thể như sau:

- Chủ đầu tư có thể cam kết bù đắp cho các khoản thiếu hụt tài chính trong q trình hồn trả nợ vay. Như vậy, để đảm bảo hoàn trả đủ nợ vay, chủ đầu tư phải đóng góp thêm vốn trong những năm mà tiền mặt sẵn của dự án không đủ đáp ứng

tăng thêm 5%, khi đó cơ cấu vốn sẽ là 35% vốn chủ sở hữu, 65% là vốn vay. Trong trường hợp này, hệ số an toàn trả nợ của dự án có giá trị bình qn là 1,21 >1,2, từ

đó làm gia tăng mức độ an toàn trả nợ của dự án.

- Ngoài ra, xét trên tổng thể suất sinh lợi nội tại thực của dự án cao hơn chi phí vốn bình quân của dự án, có nghĩa là dự án có khả năng hồn vốn. Xem xét ngân lưu, tình trạng này xảy ra lý do là nợ gốc phải trả đều trong một kỳ hạn không đủ dài nên nghĩa vụ trả nợ trong những năm đầu quá lớn. Để khắc phục trục trặc này,

chủ đầu tư và tổ chức cho vay xem xét tăng thời gian ân hạn, tăng kỳ hạn. Những

điều chỉnh này đều sẽ có lợi cho chủ đầu tư và bất lợi cho tổ chức tài chính cho vay.

Do vậy, lãi suất của khoản vay sẽ phải tăng lên để bù đắp cho bên cho vay. Giả định trường hợp này, thời gian trả nợ của khoản vay tăng lên thành 12 năm, lãi suất tăng lên 14%/năm (với các điều khoản khác khơng đổi), thì DSCR bình qn các năm trả nợ bằng 1,25 > 1,2 từ đó làm gia tăng mức độ an toàn trả nợ của dự án.

4.3.2 Ngân lưu dự án theo quan điểm chủ đầu tư

Qua phân tích tính tốn, kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư được trình bày ở Hình 4.2 và Bảng 4.2. (400,000) (200,000) 0  200,000  1 6 11 16 21 26 31 36 41 Triệu đồng Năm

Ngân lưu chủ sở hữu

 

Bảng 4.3 : Kết quả phân tích tài chính (chủ đầu tư)

TT Kết quả tính theo giá thực Kết quả tính theo giá danh nghĩa

1 NPV (tỉ đồng) 130,960 130,960

2 IRR (%) 8,18% 16,84%

3 B/C 1,30 1,30

Kết quả chi tiết các ngân lưu của dự án bao gồm ngân lưu chủ sở hữu thực, danh nghĩa, nợ vay được trình bày ở Phụ lục 6.

Nhận xét: Từ biểu đồ ngân lưu chủ sở hữu, ta nhận thấy dự án có dịng ngân lưu âm trong 5 năm đầu ứng với thời gian thi công dự án và phải trả nợ vay của chủ sở hữu, trong các năm sau đó khi dự án đi vào hoạt động và đã có doanh thu bán điện thì

dịng ngân lưu dương.

Suất sinh lợi nội tại thực (IRR) của chủ sở hữu bằng 8,18% cao hơn suất chiết khấu thực của chủ sở hữu là 6,48%. Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án bằng 130,960 tỉ đồng > 0; tỉ số lợi ích- chi phí B/C = 1,30 > 1. Từ kết quả trên cho thấy, theo quan điểm của chủ đầu tư thì thực hiện dự án thủy điện Đăkre có hiệu quả về mặt tài chính.

Tóm lại, phân tích tài chính dự án thủy điện Đăkre theo các quan điểm khác nhau dựa vào các thông số đầu vào của dự án như chi phí đầu tư, chi phí vận hành, doanh thu hàng năm đã cho kết quả IRR cao hơn chi phí vốn của dự án, NPV > 0, B/C > 1. Vì vậy, việc thực hiện dự án có hiệu quả về mặt tài chính.

8CHƯƠNG 5

PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

5.1 9Phân tích kinh tế

Phân tích kinh tế nhằm đánh giá hiệu quả dự án đối với toàn nền kinh tế của đất

nước. Nếu kết quả phân tích tài chính và phân tích kinh tế của dự án cho kết quả trái

ngược nhau thì vấn đề đặt ra là các nhà quản lý cần có những điều chỉnh chính sách kịp thời (thông qua thuế, trợ cấp…) để khắc phục các yếu kém của thị trường.

5.2 1 0Nội dung phân tích kinh tế

Dự án có qui mơ nhỏ, nên dự án không làm thay đổi giá thị trường của các yếu tố

đầu vào. Vì vậy, giá kinh tế và giá tài chính của dự án khác biệt chỉ do các biến

dạng của thị trường như (thuế, trợ cấp), phí thưởng ngoại hối.

Các thơng số chi phí và lợi ích kinh tế được điều chỉnh hợp lý từ phân tích tài chính theo nguyên tắc của kinh tế học phúc lợi, trong đó, giá kinh tế được tính bằng giá tài chính nhân với hệ số chuyển đổi.

5.2.1 Phân tích mơ hình cơ sở

Dự án thủy điện Đăkre là dự án do tư nhân đầu tư, sản lượng của dự án nhỏ không làm thay đổi mức giá điện cân bằng trên thị trường điện. Đặc thù của ngành điện là

quản lý độc quyền, giá mua điện của EVN theo tính tốn của chủ đầu tư tính bằng USD, do vậy giá bán điện của dự án không phản ánh được mức độ sẵn lòng chi trả của người dùng điện. Để xác định đúng nhu cầu sử dụng điện hiệu quả, phải xác định đúng với mức độ tiêu dùng điện hiệu quả, đó chính là mức độ sẵn lòng chi trả

cho điện năng tiêu thụ của người dùng điện. Hiện nay có nhiều cách tính khác nhau

để tìm ra giá kinh tế mua điện. Như nước ta hiện nay cũng đang phải nhập khẩu

khoảng 12% tổng nhu cầu sử dụng điện từ Trung Quốc với giá mua là 0,045

USD/Kwh. Tuy nhiên, thực tế mặt hàng điện được xem là mặt hàng phi ngoại

tham khảo. Cách thứ hai là khảo sát, tính tốn thực tế mức sẵn lịng chi trả của người dân, tuy nhiên trong khoảng thời gian giới hạn của đề tài không thể thực hiện khảo sát được. Vì vậy, có thể xem xét thêm một cách xác định khác là áp dụng mức sẵn lòng chi trả đã được ngân hàng thế giới tính tốn trong quá trình thực hiện thẩm

định dự án nhiệt điện Phú Mỹ là 0,075 USD/Kwh9

10.

Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên được xem là khoản chuyển giao giữa các nhóm lợi ích trong nền kinh tế, nên khi phân tích kinh tế, khoản thuế thu nhập doanh nghiệp khơng tính đến.

Biến dạng của giá: ngân lưu kinh tế của dự án bị biến dạng do thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, phí thưởng ngoại hối bởi chi phí đầu vào có thể ngoại thương như chi phí đầu tư xây dựng (xi măng, thép…), chi phí thiết bị (thiết bị cơ khí thủy cơng, cơ điện, chi phí lắp đặt thiết bị, thử nghiệm…).

5.3 1 1Xác định các hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế

Trong phân tích kinh tế, chi phí đầu tư được chuyển đổi từ giá tài chính sang giá

kinh tế, giá kinh tế được điều chỉnh để loại ra các yếu tố khơng phản ánh giá trị thật của hàng hóa. Các yếu tố này có thể do tác động của các quy luật cung cầu, thuế, trợ giá của Nhà nước…Các hệ số chuyển đổi giá tài chính được xác định như sau: - Đối với các thiết bị nhập khẩu

Các thiết bị được sử dụng trong dự án theo “Báo cáo tóm tắt cơng trình thủy điện

Đăkre” do Cơng ty tư vấn điện 3 lập hồn tồn là thiết bị nhập khẩu. Do nhu cầu

thiết bị của dự án là hồn tồn khơng làm ảnh hưởng đến lượng cung và cầu trên thị trường (Wd < WS) nên bất kỳ tác động nào của dự án về lượng cung cầu của hàng ngoại thương cũng sẽ không làm thay đổi số lượng tiêu thụ nội địa của những mặt

hàng đó. Do đó, ta có thể xác định WS = 1, Wd = 0.

                                                            

10 Nguồn: World Bank, (2002) , Việt Nam Phu My 2 Phase 2 Power Project [9]

Ta có giá kinh tế của thiết bị nhập khẩu: Pe = WS.PS + Wd.Pd = PS

=> CFCIF = Pe/PS = 1 - Đối với cơng trình

Theo thu thập từ các số liệu do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 lập, thì đối với hạng mục cơng trình có thể xác định như là các nhập lượng phi ngoại thương. Theo lý thuyết tính tốn chi phí kinh tế của các nhập lượng, ta có:

PS = Pm, Pd = Pm(1+t).

Trong đó Pm là giá thị trường chưa thuế, t là thuế giá trị gia tăng.

Với giả thuyết lượng cung cầu trên thị trường là Wd = WS = 0,5 và t = 10%, ta có: Pe = WS.PS + WD.PD = 0,5*Pd/(1+t) + 0,5*Pd

Pe = 0,5*Pd(1+1/(1+t))

=> CFCIF = Pe/Pd = 0,5 * (1+ 1/1,1) = 0,9545 - Phí thưởng ngoại hối

Việc tính tốn phí thưởng ngoại hối cần nhiều số liệu mà trong giới hạn thực hiện

đề tài không thể thực hiện tính tốn được. Do vậy, trong phân tích kinh tế, phí

thưởng ngoại hối được lấy bằng 5%1 0

11, tương đương với số liệu thường được sử

dụng của các cơ quan nghiên cứu và tư vấn. - CF Giá bán điện kinh tế

Với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay, xem mức giá sẵn lòng chi trả của dự án nhiệt điện Phú Mỹ như giá kinh tế của dự án. Khi đó chỉ số CF dự án sẽ là:

CF = Giá kinh tế điện / Giá tài chính điện = 0,075/0,051 = 1,471

                                                            

11 Nguồn: Huỳnh Thế Du, Joseph Tham và Nguyễn Xuân Thành (2009), Nghiên cứu tình huống Liên doanh

- CF Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản chuyển giao giữa các chủ thể trong nền kinh tế do dó CF = 0.

- CF chi phí vận hành

Chi phí vận hành bao gồm chi phí tiền lương, chi phí mua sắm thiết bị, các chi phí cho cơng tác bảo dưỡng cơng trình, xây dựng thiết bị và chi phí khác. Theo các chuyên gia kỹ thuật của công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3, chi phí duy tu bảo dưỡng thường chiếm một nữa trong chi phí vận hành. Vì vậy, trong phân tích kinh tế giả định chi phí duy tu bảo dưỡng là 50% chi phí vận hành, với thuế suất nhập

khẩu là 20%, tỉ lệ có thể ngoại thương là 70%, thuế giá trị gia tăng là 10%. Các khoản chi khác như chi tiền lương ta xem như giá kinh tế bằng với giá tài chính. Từ các giả định thơng số ta có các hệ số CF của chi phí vận hành như sau:

CF các khoản mục duy tu bảo dưỡng thường xuyên: 0,863 CF các khoản mục khác: 1

CFchi phí vận hành: 50%*1 + 50%*0.863 = 0,931 - CF chi phí đền bù tái định cư

Chi phí đền bù tái định cư của dự án được công ty cổ phần tư vấn điện 3 tính tốn dựa trên các qui định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của địa phương, trong đó giá trị rừng tại khu vực dự án được tính tốn theo các quy định của nhà nước là khoảng 30 triệu đến 40 triệu. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu về định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện đăkre, tỉnh quãng ngãi , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)