Dựa trên nghiên cứu của Stanley Nollen52, một trong những nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi tại sao Ấn Độ, Trung Quốc có những bước tiến thần tốc trong ngành công nghiệp gia công và sản xuất phần mềm. Qua việc nghiên cứu bộ dữ liệu của 119 công ty phần mềm Ấn Độ và 60 công ty phần mềm Trung Quốc, ông đã rút ra được những nhận định được trình bày lại dưới đây để rút ra bài học cho Việt Nam.
Biến phụ thuộc là sự tăng trưởng doanh thu xuất khẩu ròng năm 2002 của ngành CNpPM Ấn Độ, Trung Quốc. Danh sách các biến độc lập trong hai mơ hình gồm lao động và kỹ năng quản lý, quản lý hiệu quả, năng suất lao động và chi phí, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, công nghệ, mối liên kết quốc tế, thị trường cạnh tranh, các tổ chức quốc gia, chính sách của CP.
Ấn Độ khơng có được ưu thế về sự khổng lồ của thị trường nội địa như Trung Quốc và các quốc gia Bắc Mỹ. Ấn Độ bắt buộc phải chọn con đường sản xuất và gia công phần mềm xuất khẩu. Ấn Độ được xem là một trong những quốc gia thâm canh trong lĩnh vực gia công và xuất khẩu phần mềm. Các sản phẩm phần mềm của Ấn Độ là đa số phục vụ cơng nghiệp.53
Trung Quốc có lợi thế thị trường trong nước khổng lồ với dân số xấp xỉ 1/6 dân
số thế giới. Trung Quốc được coi là một thị trường béo bở của mọi quốc gia sản xuất. Do đó ngay từ ban đầu CP Trung Quốc đã định hướng ngành CNpPM phát triển theo định hướng chiếm lĩnh thị trường trong nước trước và dần dần hướng ra xuất khẩu. Ngành CNpPM của Trung Quốc cân bằng giữa sản xuất và dịch vụ, theo định hướng phát triển thị trường trong nước. Doanh thu từ thị trường nội địa của ngành này khoảng 90% trong 2004.
3.4.1 Nhận xét các nhân tố tác động đến doanh thu xuất khẩu ròng của ngành
CNpPM Trung Quốc và Ấn Độ dựa theo kết quả hồi quy của Stanley Nollen Về lao động
Kết quả hồi quy cho thấy, Ấn Độ là nước giàu lao động tay nghề, sử dụng tốt tiếng Anh, chi phí thấp hơn so với Trung Quốc. Do đó giải thích tạo sao các doanh nghiệp Ấn Độ thành công trong việc hướng ra các thị trường phương Tây, Bắc Mỹ, Canada…Mặt khác các chuyên gia của Ấn Độ chiếm tỷ lệ khá cao trong các doanh nghiệp, 69% với số năm đào tạo là trên 17 năm. Các nhà quản lý của Ấn Độ đa phần có kinh nghiệm từ nước ngồi và có chiều dài kinh nghiệm khá cao hơn hẳn Trung Quốc.
Về quản lý
Các công ty Ấn Độ có tỷ lệ chứng chỉ CMM rất cao 47% (năm 2005), trong khi Trung Quốc chỉ là 7%, hiện nay Ấn Độ đạt khoảng 90%. Như vậy, việc Ấn Độ giao
thoa được với các yêu cầu của thế giới là điều hết sức dễ dàng khi mà Ấn Độ có đội ngũ lập trình viên có tay nghề, sử dụng tiếng Anh rất tốt. Ngược lại, Trung Quốc theo mơ hình tập trung vào thị trường khổng lồ trong nước và chủ trương bảo tồn quốc ngữ nên việc người Trung Quốc sử dụng tiếng Anh thành thạo là điều khó thấy hơn ở Ấn Độ.
Về công nghệ
Kết quả hồi quy cho thấy, Ấn Độ đầu tư vào R&D thấp hơn Trung Quốc. Do đó, tỷ lệ sản phẩm mới cơng bố ra thị trường thấp hơn Trung Quốc cũng là điều đương nhiên. Tuy nhiên, cần nhớ đây là nghiên cứu về Ấn Độ và Trung Quốc trong những năm 2002-2005, giai đoạn mà Ấn Độ tập trung gia công xuất khẩu những đơn hàng lớn rất nhiều. Hiện nay, Ấn Độ đã chuyển hướng sang sản xuất phần mềm đóng gói khá bài bản. Do đó, chắc chắn rằng tỷ lệ đầu tư cho R&D giai đoạn này cũng đã và đang thay đổi đáng kể.
Về liên kết quốc tế
Ấn Độ hết sức thành công trong việc tạo dựng các liên kết quốc tế, với hàng loạt công ty đại diện và đội ngũ kỹ sư Ấn Độ làm việc ngồi nước có liên kết chặt chẽ với q hương. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức họ quay trở về Ấn Độ và trở thành nguồn lợi vô giá của ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ54. Ngồi ra, các cơng ty Ấn Độ cịn ln tìm cách liên minh với nhau để cùng thực hiện một dự án lớn, một trong những cách lấy lòng tin của khách hàng bên ngồi.
Do chính sách của Trung Quốc chú trọng thị trường nội địa, nên tỷ lệ các cơng ty Trung Quốc có văn phịng đại diện ở nước ngoài rất thấp, chỉ khoảng 11,9% (năm 2005). Điều này cũng lý giải phần nào quy mô ngành của Trung Quốc và Ấn Độ ngang nhau nhưng Trung Quốc lại xuất khẩu thấp hơn hẳn.55
3.4.2 Bài học dành cho Việt Nam
Việt Nam khơng có các thế mạnh về thị trường trong nước khổng lồ như Trung Quốc, do đó ngành CNpPM Việt Nam nên sớm được định hướng theo mơ hình phát triển xuất khẩu như Ấn Độ. Do đó, nhìn các kết quả hồi quy của Ấn Độ năm 2002, giai đoạn mà quốc gia này có những điểm tương đồng như Việt Nam hiện nay thì rõ ràng nhân lực, trình độ quản lý và các mối liên kết quốc tế có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng doanh thu xuất khẩu ròng của ngành. Như vậy, để phát triển các ngành CNpPM, CP Việt Nam phải ưu tiên giải quyết các vấn đề nêu trên.