Mối quan hệ giữa Nhà nước và DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 27 - 33)

Kinh tế học vi mô đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của CP trong mọi nền kinh tế. Ngay cả nền kinh tế thị trường thì khi gặp thất bại vẫn cần có bàn tay của CP can thiệp để thị trường vận động hiệu quả hơn.

Nếu CP và các DN trong ngành, cụ thể là ngành CNpPM khơng có sự liên kết với nhau, hay nói cách khác Nhà nước khơng quyết tâm đẩy mạnh phát triển thì việc ngành phát triển tự phát và chưa hợp lý như hiện nay là điều khơng có gì bàn cãi. Tuy nhiên, CP Việt Nam rất nỗ lực trong việc phát triển ngành CNpPM nhưng ngành vẫn ở trong tình trạng doanh thu chưa cao, nhân lực cịn thiếu và yếu. Như vậy, chỉ có tâm huyết của CP khơng thì chưa đủ mà phải có sự quyết tâm phối hợp của các DN trong ngành. Nghĩa là, CP và các DN phải tham gia vào một trò chơi hợp tác.

Đối tượng tham gia

Hai đối tượng tham gia là CP và DN. Cả hai đều cố gắng tối ưu hóa lợi ích của mình. Nếu hai bên không hợp tác với nhau trong việc tuân thủ các chính sách, mà hoạt động độc lập, tự phát thì càng ngày tính cạnh tranh của DN càng giảm trên trường quốc tế và Việt Nam không thể có một nền CNpPM mũi nhọn như mong muốn. Ngược lại, nếu hai bên sát cánh với nhau trong việc thực thi các chính sách cất cánh tồn ngành thì sẽ cùng đạt được lợi ích.

Về phía CP thì “hợp tác” có nghĩa là CP ln thực hiện đầy đủ các chính sách đã cam kết dành cho ngành. Cịn “bất hợp tác” có nghĩa là CP khơng thực hiện đúng những cam kết, chính sách ưu đãi đã ban hành.

Về phía DN thì “hợp tác” có nghĩa là thực hiện theo đúng các chính sách chỉ đạo của CP để hịa vào sức sống của tồn ngành, tạo thế cạnh tranh lớn mạnh và ổn định hơn trong việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Và “bất hợp tác” có nghĩa là khơng đi theo các định hướng, quy định, chính sách dành cho ngành của CP. Thậm chí gây áp lực buộc CP phải rút lại các chính sách ngành đã ban hành.

Kết cục trò chơi

CP và DN cùng “hợp tác” tuân thủ các chính sách mà Nhà nước ban hành dành riêng cho việc phát triển ngành CNpPM Việt Nam. CP “được” lợi ích vì củng cố lại được uy tín trong vai trị là kim chỉ nam cho nền kinh tế. Nếu các DN tuân thủ các chính sách và hoạt động tốt thì CP được “lợi” từ các DN và khi đó vị thế của CP sẽ nâng cao trên bản đồ kinh tế thế giới. CP sẽ tăng được thế cạnh tranh cho ngành và các DN trên bản đồ ngành phần mềm thế giới. Một khi các DN này hợp tác và cạnh tranh tốt ở các thị trường nước ngồi thì sẽ mang về các đơn hàng có giá trị lớn, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia. Còn DN “được” khi hưởng các ưu đãi chung dành riêng cho ngành từ phía Nhà nước, thơng qua đó nâng cao chất lượng hoạt động góp phần xây dựng tính cạnh tranh ổn định của ngành CNpPM. DN được “lợi” khi CP tuân thủ, vì DN tận dụng các chính sách ưu đãi để tiết kiệm được trong chi phí sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận.

CP “hợp tác”, nhưng DN “bất hợp tác”. CP “ thiệt” vì mất đi chi phí vơ ích, tổn thất vào ngành một số nguồn lực mà vẫn khơng tạo được tính cạnh tranh. Đặc biệt, sự lớn mạnh của một ngành xuất khẩu khác một cách thái quá, có thể gây áp lực lên tỷ giá, gây ra căn bệnh Hà Lan và tạo thêm khó khăn cho các ngành CNpPM. DN “được” phát triển theo con đường riêng nhưng sẽ gặp nhiều sức ép cạnh tranh và chi phí tìm

kiếm khách hàng cao hơn. Thêm vào đó, DN cũng “thiệt” vì khơng được hưởng các chính sách dành riêng cho ngành như vốn, cũng như các hoạch định chiến lược giá trị.

CP “bất hợp tác”, DN “hợp tác”. CP “được” rất ít vì có thể tiết kiệm một số chi phí nhỏ nhưng “thiệt” rất nhiều do mất lịng tin của DN. Ngồi ra, CP có thể khơng có được một ngành CNpPM phát triển đúng hướng và xứng tầm. Thêm vào đó, nền kinh tế khơng được hưởng lợi ích từ một ngành cơng nghiệp có giá trị ngoại tác cao. Trong trường hợp này, DN thiệt khi không hưởng được các lợi ích từ các chính sách như mong đợi và mất đi các cơ hội phát triển riêng.

CP “bất hợp tác”, DN “bất hợp tác”. Trong trường hợp này, cả hai bên đều thiệt vì khơng hưởng được lợi ích tương tác lẫn nhau. CP mất đi chi phí vơ ích do đầu tư vào các chính sách mà các DN khơng thực thi đúng lộ trình nhằm nâng cao năng lực chung của ngành và còn làm thay đổi tính kỷ luật của ngành theo chiều hướng xấu. DN thiệt vì khơng được hưởng các ưu đãi trực tiếp của nhà nước để tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh với các DN khác trên thế giới.

Như vậy, rõ ràng sự lựa chọn tốt nhất trong trò chơi này là “hợp tác”, tuân thủ để cả đôi bên cùng có lợi. Mặt khác, đây là trị chơi được lặp lại nhiều lần. Vì vậy “hợp tác” ngay từ đầu là điểm cân bằng tối ưu của trò chơi. Sau một vài lần tham gia trị chơi thì cân bằng có thể thay đổi. Vì khi các DN tham gia hợp tác với CP mà họ không thu lại lợi nhuận như mong muốn, họ sẽ ngay lập tức trả đũa bằng việc thay đổi chiến lược hành động.

Cho nên CP phải có những chính sách trừng phạt mạnh mẽ cho các lần chơi mà các DN bất hợp tác. Điều này sẽ đưa trò chơi vào đúng khn khổ của nó. Bên cạnh đó, CP cần theo dõi động thái của các DN thông qua số liệu cụ thể về tình hình kinh doanh, cách DN hợp tác ngành, cách DN tận dụng các thế mạnh được ưu đãi của mình để bổ sung các chính sách hợp lí. Cuối cùng, Nhà nước cần có một cơ chế điều tiết, quản lý các gói chính sách hỗ trợ ngành nhằm đảm bảo tính cơng bằng cho các DN cùng trong ngành và toàn nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH NGÀNH CƠNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM 3.1 Bức tranh toàn cảnh ngành CNpPM Việt Nam giai đoạn 1998-2009

Tồn ngành CNpPM hiện nay có 5 DN đạt chứng nhận quy trình sản xuất phần mềm hướng đến xây dựng một hệ thống tích hợp (CMMI) mức 5, và khoảng 50 DN đạt CMMI-4, CMMI-3 hoặc ISO-9001. Đa số các DN hoạt động với quy mô 100-150 lao động, trong đó có một số DN đạt ngưỡng hơn 1000 lao động như các FPT, TMA, CSC, Vina Corp25.

Doanh thu ngành công nghiệp phần mềm

Việt Nam giai đoạn 1998-2009

0 200 400 600 800 1000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tr i u U S D

Tổng doanh thu Xuất khẩu Nội địa

Hình 3.1: Doanh thu ngành CNpPM Việt Nam, giai đoạn 1998-2009.

“Nguồn: Tổng hợp từ bộ số liệu của HCA 2009”.

Tăng trưởng doanh thu ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 1998-2009(%) 0 10 20 30 40 50 60 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 nh t he o %

Tăng trưởng doanh thu ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 1998-2009(%)

Hình 3.2: Tăng trưởng doanh thu ngành CNpPM Việt Nam giai đoạn 1998-2009.

“Nguồn: Tổng hợp từ bộ số liệu của HCA 2009”

Mặc dù chiếm tỷ trọng khơng lớn trong GDP26 nhưng trong vịng hơn 10 năm từ 1998-2009, doanh thu ngành CNpPM Việt Nam tăng 18,5 lần với mức tăng trung bình 35%/năm27. Tuy nhiên từ giai đoạn 2007 đến nay, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tăng trưởng của ngành CNpPM Việt Nam có xu hướng chậm lại28. Nhưng với các thế mạnh vốn có và sự quyết tâm của CP cũng như các DN thì ngành CNpPM được tin sẽ phát triển thành một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn- đóng góp lớn cho GDP, tạo ra nhiều cơng ăn việc làm, có khả năng cạnh tranh với các quốc gia sừng sỏ như Trung Quốc và Ấn Độ là hoàn tồn có thể xảy ra.

26 Doanh thu xấp xỉ 0,4% GDP cả nước năm 2009

27 Tính tốn từ bộ dữ liệu doanh thu ngành CNpPM Việt Nam giai đoạn 1998-2009. Xem thêm hình 3.1

Nếu đường cong nụ cười áp dụng cho ngành CNpPM thì rõ ràng có thể nhận thấy các DN Việt Nam đang nằm trong vùng hoạt động trũng, giá trị gia tăng thấp, đây cũng là khó khăn chung của những nước đang phát triển. Tỷ phần giá trị cao nằm ở hai vùng thượng nguồn và hạ nguồn với những hoạt động liên quan đến phát minh công nghệ mới, cũng như các hoạt động liên quan đến sự tham gia thực tế với người sử dụng sau cùng sẽ liên quan đến bí quyết cụ thể từng DN. Do đó, chúng là những hoạt động thâm dụng tri thức và tiềm ẩn giá trị sở hữu riêng cao.

Hình 3.3: Đường cong nụ cười Stan Shih.

“Nguồn: Ed. Steinfeld (2010), “Chương 4: Nền cơng nghiệp tồn cầu: Một nền công nghiệp đang đi lên hay một đất nước đang kích hoạt chủ nghĩa tư bản”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh.”.

Cao Thấp L ợ i nhu ậ n R&D Ý tưởng sản phẩm Thiết kế sản phẩm Chế tạo sản xuất Nhãn hiệu Tiếp thi phân phối Dịch vụ khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp phần mềm việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)