Nhóm giải pháp liên quan đến quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam (Trang 87 - 89)

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư

3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến quy trình nghiệp vụ

Về cơ bản có thể nói việc tách quy trình tín dụng bán bn và bán lẻ là một bước

đi hoàn toàn đúng và phù hợp của BIDV trong điều kiện mơ hình hoạt động mới và

thơng lệ quốc tế. Hai quy trình bán bn 4275 và bán lẻ 4321 đang được áp dụng hiện nay khá chặt chẽ và đầy đủ cả về nội dung và hình thức mẫu biểu trong quá

trình thực hiện. Tuy nhiên để hồn thiện hơn nữa quy trình, nâng cao kiểm sốt rủi ro mà vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh của BIDV trong dịch vụ tín dụng, cần khắc phục và bổ sung một số vấn đề sau:

3.2.2.1.Giải pháp chung cho cả 2 quy trình

Giải pháp chung cho cả 2 quy trình ở đây là cần phân định rõ trách nhiệm của 2 bộ phận Quan hệ khách hàng và Quản trị tín dụng trong khâu giải ngân, cụ thể như sau:

- Bộ phận Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ chứng từ giải ngân, chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân (kiểm sốt bề mặt) Ỉ lập biên bản giao nhận hồ sơ giữa ngân hàng và khách hàng Ỉ chuyển giao toàn bộ hồ sơ chứng từ và biên bản giao nhận hồ sơ cho Bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện các bước tiếp theo của quy trình giải ngân.

- Bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt như các điều kiện về chính sách khách hàng (chính sách tài sản bảo đảm, lãi suất, …), kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân về tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng mua bán,… nếu

đầy đủ, đúng theo quy định thì tiến hành giải ngân khoản vay cho khách hàng. Để đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng theo chuẩn mực, có thể quy định thời

gian thực hiện công việc của cả 2 bộ phận trong quy trình và các sản phẩm tương

Mơ hình này nâng cao trách nhiệm của bộ phận Quản trị tín dụng đúng với

những quy định về mơ hình tổ chức hoạt động theo mơ hình TA2, vì bộ phận Quản trị tín dụng là một phịng độc lập chứ khơng phải là một bộ phận thuộc phịng Quan hệ khách hàng (mơ hình cũ là Phịng tín dụng ) như trước kiạ Tách bạch rõ trách nhiệm và công việc giữa 2 bộ phận “Front office” và “Back office” để nâng cao hiệu quả hoạt động cho từng bộ phận: bộ phận QHKH sẽ giảm được thời gian cho các

công việc sau khi hồ sơ đã được duyệt và tập trung đầu tư nhiều hơn cho hoạt động tiếp thị và thẩm định hồ sơ vay, bên cạnh đó nâng cao tính độc lập và trách nhiệm của bộ phận QTTD, thực hiện đúng nghĩa vai trò “back office” trong việc kiểm tra, kiểm sốt rủi ro tín dụng.

3.2.2.2. Giải pháp cho quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp

Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của bộ phận QLRR so với quy định hiện tạị Trách nhiệm của bộ phận QLRR đối với nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng phải gắn liền việc kiểm tra, kiểm soát rủi ro của mình cho cả vịng đời của một khoản vay từ lúc phát sinh cho đến lúc thanh lý hợp đồng tín dụng.

Để phát hiện và xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề cần quy định cụ thể hơn

nữa những công việc cần thiết mà bộ phận QLRR phải thực hiện ở giai đoạn Giám sát và kiểm soát khoản vay như:

- Quản lý, giám sát danh mục tín dụng tại đơn vị, trên cơ sở đó thường xun

cập nhật và phân tích các thơng tin, diễn biến thị trường, dấu hiệu rủi ro có liên quan

đến ngành nghề, lĩnh vực của khách hàng trong danh mục, từ đó đánh giá được rủi

ro tiềm ẩn của các khách hàng và đưa ra những cảnh báo và cả giải pháp kịp thời cho bộ phận QHKH trong quá trình cho vaỵ

- Cập nhật liên tục các điều kiện của khách hàng từng thời điểm về hạn mức tín dụng, so sánh dư nợ và tổng giới hạn tín dụng của một khách hàng, tài sản đảm

bảo,… và thông báo cho bộ phận QHKH ngay đối với các trường hợp vượt quy định - Quy định việc đưa ra các giải pháp trong quá trình xử lý thu hồi nợ là trách nhiệm chính của bộ phận QLRR. Khi một khoản vay đã chuyển sang nợ xấu, bộ phận QLRR phải phối hợp với QHKH tìm hiểu nguyên nhân, đi thực tế tiếp xúc

khách hàng để đưa ra biện pháp xử lý. Bộ phận QHKH cũng đưa ra biện pháp xử lý

để QLRR tham khảo và kết hợp thực hiện nếu được đánh giá khả thị

- Quy định trong việc kiểm tra sau khi giải ngân, bộ phận QLRR cũng thường xuyên hoặc đột xuất phối hợp với bộ phận QHKH để kiểm tra tình hình hoạt động

sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay của khách hàng để nắm được thực tế tình

hình hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như thực trạng hoạt động tín dụng của đơn vị.

3.2.2.3. Giải pháp cho quy trình cấp tín dụng bán lẻ

Quy trình cấp tín dụng bán lẻ hiện tại lược bỏ bước thẩm định rủi ro trong quá trình xét duyệt khoản vay, về mặt tích cực thì điều này giảm bớt thời gian xét duyệt khoản vay tăng khả năng phục vụ khách hàng, tuy nhiên xét ở một góc độ khác thì làm tăng rủi ro trong quá trình cho vaỵ Vì vậy, để tăng khả năng kiểm soát rủi ro song vẫn đảm bảo hài hòa chất lượng dịch vụ ở mức cao, đối với những khoản vay cá nhân có số tiền vay cao ( có thể từ mức 2 tỷ đồng trở lên ) thì cần phải qua thẩm

định rủi ro, áp dụng như quy trình cấp tín dụng của doanh nghiệp.

Về kiểm tra giám sát quá trình giải ngân, bổ sung quy định theo dõi, kiểm tra,

đánh giá khách hàng vay trong quy định cấp tín dụng bán lẻ chung, quy định đơn vị

kinh doanh tăng cường kiểm soát rủi ro trong các trường hợp khách hàng có dấu hiệu bất thường khi giải ngân, như: chuyển khoản đến tài khoản không liên quan,

chuyển tiền khơng rõ so với mục đích sử dụng vốn, chuyển khoản/rút tiền mặt giá trị lớn bất thường, chuyển tiền nhiều lần trong ngày…

Về quy định xử lý nợ, bổ sung quy định khâu xử lý thu hồi nợ quá hạn trong quy

định cấp tín dụng bán lẻ như quy trình cấp tín dụng của doanh nghiệp để các đơn vị

có cơ sở thực hiện khi tiến hành xử lý các khoản nơ vay có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)