Kiến nghị về việc lựa chọn phần mềm kế toán cho tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Kiến nghị về việc lựa chọn phần mềm kế toán cho tương lai

lai

Đề tài này trình bày về cách thức quản lý thành cơng một q trình lựa chọn phần mềm kế toán, từ khi bắt đầu cho đến khi đưa ra quyết định.

Quá trình lựa chọn phần mềm kế toán gồm 5 bước sau:

Bước 1. Xác định các động cơ: tại sao, cái gì, khi nào, ai và như thế nào.

Việc lựa chọn phần mềm kế toán phải xem như là một dự án và xác định đúng động cơ lựa chọn. Để xác định được động cơ cần trả lời được các câu hỏi:

− Tại sao chúng ta lại làm việc này? Phải tìm ra càng nhiều nguyên nhân càng tốt cho câu hỏi này.

− Chi phí đầu tư là bao nhiêu? Chi phí này phải được xem xét cả các chi phí phát sinh như chi phí phần mềm (tạo mới, sửa đổi,...); chi phí phần cứng (máy tính, mạng, dịch vụ,...); chi phí triển khai (đào tạo nhân viên, chuyển đổi số liệu cũ,...) và chi phí hỗ trợ sau đào tạo.

− Khi nào chúng ta sẽ bắt đầu quá trình lựa chọn? Tốt nhất là 6 tháng trước khi triển khai và tránh bắt đầu vào đầu năm mới hoặc cuối năm. Phải xác định rõ các thời điểm: bắt đầu quá trình lựa chọn, quyết định lựa chọn, bắt đầu triển khai, kết thúc triển khai.

− Những lợi ích gì chúng ta mong muốn từ hệ thống mới? Liệt kê danh sách các lợi ích đạt được khi sử dụng hệ thống mới như thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời, giảm bớt chi phí hàng tồn kho, quản lý cơng nợ và dịng tiền tốt hơn,...

− Những ai sẽ bị tác động bởi hệ thống mới? Liệt kê các bộ phận, cá nhân sẽ bị ảnh hưởng khi áp dụng, triển khai hệ thống mới.

− Quá trình lựa chọn sẽ được quản lý như thế nào? Kinh phí đầu tư, các nguồn lực, cách thức tiến hành sẽ phụ thuộc vào quá trình lựa chọn được quản lý như thế nào. Chúng ta có thể tự làm và có một người lãnh đạo chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Chúng ta cũng có thể thuê các nhà tư vấn.

Bước 2. Cơ sở cho sự lựa chọn: đội ngũ, phương pháp, công cụ.

Đội đề án, phương pháp lựa chọn, công cụ quản lý là cơ sở cho q trình lựa chọn. Đội đề án thường có các thành viên sau:

− Người đỡ đầu đề án (có thể là giám đốc hoặc phó giám đốc tài chính)

− Phụ trách đề án

− Chuyên gia về phân tích hệ thống thơng tin

− Các nhà tư vấn bên ngoài

Bước 3. Xây dựng tài liệu mời thầu

Tài liệu mời thầu dùng để xác định các nhà cung cấp phần mềm đáp ứng các yêu của đề án đặt ra.

Tài liệu mời thầu giúp ta tin chắc là tất cả các nhà cung cấp đều lựa chọn dựa trên cùng một tiêu chuẩn và các bảng trả lời sẽ giúp ta dễ dàng theo dõi và so sánh.

Tài liệu mời thầu cần có đầy đủ các nội dung sau: 1. Giới thiệu về đề án

2. Yêu cầu về công nghệ

3. Yêu cầu chung về các phần hành nghiệp vụ 4. Các yêu cầu nghiệp vụ đặc thù

5. Các yêu cầu về triển khai thực hiện 6. Bảng giá

Mỗi mục này thường không được quá một trang giấy.

Bước 4. Xây dựng các ví dụ kiểm tra

Sau khi đã chọn được 2-3 nhà cung cấp dựa vào các tài liệu tham gia thầu ta phải xây dựng các ví dụ kiểm tra dùng cho xem xét cụ thể hơn khả năng của từng phần mềm. Các ví dụ kiểm tra nên xây dựng dựa trên một q trình nghiệp vụ khép kín và có thể liên quan đến nhiều phần hành nghiệp vụ. Ý tưởng ở đây là kiểm tra phần mềm về quá trình xử lý số liệu chứ không phải là các chức năng. Các ví dụ kiểm tra khơng chỉ dừng lại ở các q trình kế tốn mà cả ở các q trình quản lý hệ thống phần mềm, cơng nghệ, quá trình hỗ trợ ra quyết định.

Cần chú ý là các quá trình xử lý, các chức năng trong phần mềm thường đã được kiểm tra bởi nhà phát triển phần mềm, nên các ví dụ kiểm tra khơng nên gói gọn trong các nghiệp vụ thường ngày mà nên tập trung kiểm tra các nghiệp vụ đặc trưng của bệnh viện. Ví dụ như mua, bán, xuất, nhập, thanh lý điều chuyển y dụng cụ; thanh toán các loại phí khám, chữa bệnh,…

Bước 5. Lựa chọn nhà cung cấp

Lập ra bảng đánh giá cho mỗi sản phẩm của từng nhà cung cấp và xem xét đánh giá vào bảng này. Lập bảng để có cơ sở và dễ dàng so sánh các nhà cung cấp và các sản phẩm khác nhau.

Ngoài ra cũng cần liên lạc với các khách hàng cũ của từng nhà cung cấp để nhận được thông tin phản hồi khách quan hơn. Liên lạc có thể trực tiếp hoặc qua email, điện thoại, khi đó các câu hỏi nên đưa ra là:

− Điểm hay nhất của phần mềm kế tốn này là gì? Điểm gì khơng đạt u cầu?

− Các chức năng x, y, z có đáp ứng được yêu cầu không?

− Việc hỗ trợ như thế nào? Trong bao lâu thì có hỗ trợ sau khi có thơng báo? Cán bộ hỗ trợ có đáp ứng được u cầu khơng?

− Khi áp dụng chương trình có phải nâng cấp phần cứng không?...

Dựa trên các bảng đánh giá và kiểm tra tại các khách hàng ta có thể lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp nhất với yêu cầu của bệnh viện.

Kết luận chương 3

Sau khi xem xét thực trạng và nghiên cứu mục tiêu phát triển của bệnh viện, chương này đề xuất các giải pháp từ lựa chọn phần mềm kế toán cho tương lai đến những cải tiến phù hợp cho hiện tại. Những giải pháp được đề cập xuất phát từ quy trình nghiệp vụ kế tốn cần thay đổi để tăng tính nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, xuất phát từ ứng dụng cơng nghệ thơng tin để tăng tính an tồn, bảo mật, hạn chế rủi ro. Do tác giả không chuyên về công nghệ thông tin nên các giải pháp về công nghệ thông tin không được nêu đầy đủ chi tiết kỹ thuật, nếu triển khai các giải pháp đề tài đã đề nghị vào thực tế thì cần thêm sự hỗ trợ của các chuyên gia công nghệ thông tin.

KẾT LUẬN

Trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó thơng tin là hàng hóa quý giá nhất. Công tác kế tốn khơng thể thực hiện theo phương thức thủ công, vừa kém hiệu quả vừa dễ mắc phải sai sót. Từ đó việc sử dụng phần mềm kế toán là điều càng trở nên hiển nhiên. Tuy nhiên hiện nay (năm 2010), các phần mềm kế toán như “trăm hoa đua nở”, làm cho bộ phận lãnh đạo và các nhân viên kế toán cảm thấy phân vân không biết chọn và sử dụng hệ thống phần mềm kế toán nào là phù hợp và hiệu quả nhất.

Bệnh viện chấn thương chỉnh hình là một đơn vị hành chính sự nghiệp cũng khơng nằm ngồi vịng xoay đó. Mặc dù đã được Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu và cung cấp một phần mềm kế toán nhằm phục vụ cơng tác kế tốn tại bệnh viện nhưng hiệu quả sử dụng như thế nào vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.

Đề tài được tác giả đặt ra nhằm điền vào chỗ cịn khuyết đó. Nội dung đề tài đã đạt được là nghiên cứu về hệ thống thơng tin kế tốn trong điều kiện tin học hóa cơng tác kế toán tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình nhằm đưa ra giải pháp tổ chức sử dụng phần mềm kế toán hiệu quả nhất. Đồng thời đề tài đưa ra một số nhận xét và đề xuất giải pháp tổ chức thiết kế phần mềm kế toán cho bệnh viện. Ngồi ra tác giả cịn kiến nghị Nhà nước, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ để triển khai mới hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán.

Tuy nhiên, dù cố gắng hết sức để thực hiện đề tài này một cách khoa học, nghiêm túc và để có thể áp dụng trong thực tiễn nhưng với trình độ hạn chế của tác giả nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu của đọc giả để tác giả có thể hồn thiện hơn đề tài này.

Tác giả chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Ngọc Tánh đã giúp đỡ trong quá trình sơ khai của đề tài.

Tác giả đặc biệt cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Dược đã hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài thành công.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC về Chế độ kế toán đơn vị

hành chính sự nghiệp, NXB Lao động – Xã hội

2. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

3. Th.S Đinh Thế Hiển (2002), Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin quản lý, NXB Thống kê, TP.HCM

4. TS. Trần Phước (2001), Xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp cho việc thiết kế phần

mềm kế toán theo hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Đại

học Kinh tế TP.HCM

5. TS. Trần Phước (2007), Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng

phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế

TP.HCM

6. Tập thể tác giả Khoa Kế toán – Kiểm tốn (2004), Hệ thống thơng tin kế tốn, NXB Thống kê, TP.HCM

7. Tập thể tác giả Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2007), Kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp, NXB Lao động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)