Phân tích về việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh an giang (Trang 27 - 33)

Chương 4 : KẾT QUẢ

4.2 Phân tích chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu

4.2.1 Phân tích về việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến

ngành thủy sản nhằm quản lý được chất lượng, VSATTP của hàng hóa thủy sản nói chung.

Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh thú y; hệ thống tiêu chuẩn thuốc thú y; chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y bao gồm: tiêu chuẩn Việt Nam; tiêu chuẩn ngành; tiêu chuẩn cơ sở; tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam. Nội dung của Pháp lệnh còn liên quan đến vấn đề phòng, chữa bệnh và kiểm dịch động vật. Trong đó, trách

nhiệm quản lý nhà nước về thú y đối với ngành thủy sản được Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Kèm theo pháp lệnh này, Chính phủ cịn ban hành nghị định số 33/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

một số điều của Pháp lệnh Thú y về: phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết

20

mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; hành nghề thú y.

Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN do Bộ NN&PTNT ban hành kèm theo

Quy chế quy định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra và chứng nhận chất lượng, VSATTP hàng hóa thủy sản; cùng trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong kiểm tra và chứng nhận CL, VSATTP hàng hóa thủy sản. Khoản 1, 2, điều 5 của quy chế này có quy định rõ cơ quan kiểm tra chịu trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận chất lượng, VSATTP. Các cơ quan, đơn vị được Sở NN&PTNT giao

nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng, VSATTP thủy sản thực hiện kiểm tra và chứng nhận chất lượng, VSATTP đối với hàng hóa thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa. Các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiquaved) kiểm tra và chứng nhận chất lượng, VSATTP

đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu; hàng hóa thủy sản nhập khẩu để chế biến,

triệu hồi và bị trả về. Ngành chế biến thủy sản An Giang do Nafiquaved vùng 6 quản lý và kiểm tra chất lượng; trụ sở được đặt tại Cần Thơ. Định kỳ 6 tháng,

Nafiquaved tới kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa thủy sản.

Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chế

quy định trình tự, thủ tục kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản

đủ điều kiện đảm bảo VSATTP; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên

quan. Điều 5 của quy chế này quy định Nafiquaved chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và công nhận đối với các cơ sở sau: tàu chế biến thủy sản xuất khẩu; cơ sở làm

sạch và cung ứng nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống; kho lạnh độc lập có bảo quản thủy sản; cơ sở lưu giữ, đóng gói thủy sản có sản phẩm xuất khẩu; cơ sở chế biến thủy

sản có sản phẩm xuất khẩu. Cứ định kỳ 6 tháng, Nafiquaved tới nhà máy kiểm tra,

đánh giá điều kiện sản xuất và xếp loại A,B,C để quyết định cho các cơ sở tiếp tục

sản xuất chế biến hay tạm dừng sửa chữa, nâng cấp đến khi đạt tiêu chuẩn

VSATTP.

Quyết định số 56 /2008/QĐ-BNN ban hành Quy chế quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký; kiểm tra và chứng nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững (BMP, GAP, CoC). Các cơ quan kiểm tra, cơ quan chứng nhận được chỉ định và quản lý bởi Nafiquaved nếu

đạt yêu cầu theo điều 13 của quy chế này.

Về vấn đề xử lý vi phạm, Chính phủ đã ban hành nghị định số 128/2005/NĐ- CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Có hai hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo và phạt tiền. Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với những vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ. Hình thức phạt

tiền với các mức phạt tiền khác nhau được quy định cụ thể tùy theo tính chất, mức

độ của hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, nghị định này cịn đặt ra các hình thức xử

phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm. Ngoài ra, các đối tượng vi phạm cịn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại nguyên trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi trường sống, lây

22

lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; tái chế hoặc buộc tiêu hủy vật phẩm, vật nuôi, cây trồng gây hại đến sức khỏe con người, động vật, thực vật thủy

sản và gây ô nhiễm môi trường. Thẩm quyền xử phạt được trao cho thanh tra viên, chánh thanh tra của Sở NN&PTNT.

Tuy nhiên, các quy định, tiêu chuẩn theo pháp luật ban hành chỉ quy định chung cho ngành thủy sản nên rất khó áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể. Nhà

nước vẫn chưa có một quy trình quản lý chất lượng, VSATTP chuẩn hóa riêng cho cả chuỗi giá trị của các ngành hàng hóa thủy sản khác nhau, đặc biệt là ngành cá da trơn. Trong chuỗi giá trị cá da trơn, các doanh nghiệp chế biến thực hiện chủ yếu theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP và tuân theo bộ tiêu chuẩn ngành số 28 TCN 117:1998 "Sản phẩm thủy sản đông lạnh - Cá ba sa phi lê" quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật như cảm quan, hóa sinh, vi sinh, ký sinh trùng, v.v. Người nuôi cá hiện đang được Chi cục Thủy sản tuyên truyền, tập huấn và khuyến khích áp

dụng quy trình quản lý vùng ni, phương pháp thực hành nuôi thủy sản tốt GLOBALGAP (EUREPGAP)7; cùng tiêu chuẩn SQF 1000CM, nhưng nhà nước chưa bắt buộc người nuôi phải tuân thủ. Tiêu chuẩn SQF 1000CM được chia ra thành 3 cấp chứng nhận: cấp 1 - Các nền tảng an toàn thực phẩm, cấp 2 - Các kế hoạch an toàn thực phẩm dựa trên HACCP được công nhận, cấp 3 - Phát triển hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm toàn diện. Mỗi cấp được thiết kế để cho thấy giai đoạn phát triển hệ thống quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm của

7 Xem phụ lục 7

nhà sản xuất. Một nhà sản xuất có thể lựa chọn một cấp mà nó được chấp nhận bởi khách hàng và sự đạt được một cấp nào đó sẽ cho biết giai đoạn phát triển hệ thống SQF 1000CM của nhà sản xuất. Chương trình SQF cịn khá mới mẻ và tương đối

khó hiểu so với trình độ chung của người ni, do đó cơng việc tập huấn cho người ni và hỗ trợ cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM cần nhiều thời

gian. Do có nhiều chuyên đề nên thời gian học khá dài và liên tục nên việc tập hợp

được học viên tham gia lớp huấn luyện SQF 1000CM là rất khó khăn. Hồ sơ chứng

nhận SQF 1000CM rất nghiêm ngặt với nhiều qui trình, biểu mẫu phải đạt tiêu

chuẩn, mà trình độ người ni cá cịn thấp nên hộ ni khơng có khả năng hoàn thành được đầy đủ hồ sơ chứng nhận. Người ni cá cũng chưa có thói quen ghi

chép nên quá trình đánh giá chứng nhận SQF 1000CM cho hộ ni gặp rất nhiều khó khăn.

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Việt Nam trước đây có đề cập trong Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện

đảm bảo VSATTP ban hành kèm theo quyết định số 117/2008/QĐ-BNN. Điều 23,

mục g, khoản 1: xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại cơ sở đảm bảo nguyên tắc “một bước trước, một bước sau”. Năm 2004,

NAFIQUAVED được Bộ Thủy sản (cũ) giao nhiệm vụ xây dựng Quy định tạm thời về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và danh mục tên thương mại thủy sản Việt Nam theo các thị trường nhập khẩu chính. Trong thời gian này, NAFIQUAVED triển khai áp dụng thí điểm mơ hình truy xuất nguồn gốc theo chuỗi sản xuất thủy sản cho 3 mặt hàng chính tại Bến Tre (tôm sú), An Giang (cá da

24

trơn) và Khánh Hòa (cá ngừ). Năm 2008 – 2009, dự án Posma hỗ trợ NAFIQUAVED thuê chuyên gia tư vấn xây dựng nâng cấp Quy định tạm thời về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; thuê chuyên gia hỗ trợ đào tạo các đơn vị liên quan

đến thực hiện và kiểm soát thực hiện truy xuất nguồn gốc (như cơ quan thẩm quyền,

cơ sở khai thác/ nuôi trồng thủy sản, đại lý cung cấp nguyên liệu, nhà máy chế biến, v.v); xây dựng thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm tôm và cá nuôi tại 3 tỉnh Bến Tre, An Giang và Cà Mau. Để việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm

được thực hiện đầy đủ và chính xác thì địi hỏi sự phối hợp đồng bộ của tất cả các

công đoạn trong chuỗi sản xuất thủy sản với phương pháp thực hiện thống nhất trên cơ sở pháp lý phù hợp.

Hình 4.2: Văn bản áp dụng cho các công đoạn sản xuất trong chuỗi

Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa đủ về số lượng và chất lượng. Hệ thống văn bản, quy định chưa kịp thời, chưa rõ ràng, dẫn đến rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh an giang (Trang 27 - 33)