Cơ sở sản xuất cung cấp cá giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh an giang (Trang 33 - 35)

Chương 4 : KẾT QUẢ

4.2 Phân tích chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu

4.2.2.1 Cơ sở sản xuất cung cấp cá giống

Trong giai đoạn 2001-2007, số lượng các cơ sở ương dưỡng và sản xuất cá

giống của cả vùng ĐBSCL tăng nhanh liên tục, từ 82 cơ sở (2001) lên đến 5.171 cơ sở

Người sản xuất cá da trơn Công ty

chế biến Xuất khẩu

Trại giống Thức ăn Thuốc TYTS - Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN - Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN - Tiêu chuẩn ngành số 28 TCN 117:1998 - Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL- UBTVQH11 - Nghị định số 33/2005/NĐ-CP Quyết định số 56 /2008/QĐ-BNN Quyết định số 130/2008/QĐ-BNN Nghị định số 128/2005/NĐ-CP Nghị định số 59/2005/NĐ-CP Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT

Quy định tạm thời về truy xuất nguồn gốc sản phẩm

26

(2007), tăng gấp 63 lần; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 80,76%/năm8. Phần lớn các cơ sở sản xuất giống là hộ nuôi, các trung tâm sản xuất giống ở các tỉnh chưa

đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về giống. Điều này làm cho tình trạng suy giảm về chất

lượng cá giống diễn ra khá trầm trọng. Do chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất cá giống đã sử dụng đàn cá bố mẹ kém chất lượng do lai tạo nhiều và rút ngắn tuổi sinh sản; cung cấp thức ăn thiếu dinh dưỡng trong q trình ni vỗ và lạm dụng thuốc kích dục tố để tăng cường độ sinh sản (5-6 lứa/năm) nên chất lượng cá bột thấp.9 Chất lượng và cách sử dụng cá bố mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tỷ lệ sống của cá bột, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng cá giống rồi đến chất lượng cá thương

phẩm thu hoạch.

Qua tìm hiểu thơng tin cho thấy tình trạng các cơ sở ương giống tự phát, chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật sản xuất giống rất phổ biến nên hiệu quả sản

xuất chưa cao. Điều kiện nguồn nước chưa được đảm bảo về kỹ thuật và an tồn vệ sinh. Bên cạnh đó, các cơ sở này còn sử dụng thức ăn tự chế làm nước bị ô nhiễm

và tiềm ẩn các loại bệnh, ký sinh trùng. Nhà nước chưa quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung, cứ để các cơ sở sản xuất giống nhỏ lẻ phát triển tràn lan.10 Kết quả

điều tra thủy sản ở An Giang năm 2009 cho thấy bình qn diện tích sản xuất chưa đến 0,4 ha/1 hộ.

Theo đánh giá trong Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến 2020 – Bộ NN&PTNT (2008): đối với

8 Nguồn: Bộ NN&PTNT (2008), Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

9 Xem trang web: http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/79/79/18866/Default.aspx

10 Xem trang web: http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=10229&Page=2

các hộ ương giống, nguồn cá giống đầu vào được mua trôi nổi trên thị trường, chất lượng được kiểm định chủ yếu qua kinh nghiệm nên chất lượng không được đảm

bảo, tỷ lệ hao hụt cao. Công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này tỏ ra lỏng lẻo: khơng kiểm sốt được chất lượng nguồn cá giống nguyên liệu, thiếu kiểm tra và xử lý tính chấp hành các qui định đối với cơ sở ương giống. Lực lượng thanh tra kiểm sốt cịn q mỏng, trình độ và trang thiết bị cịn nhiều hạn chế, do đó tỉ trọng lượng giống được kiểm tra, kiểm soát trong tổng nhu cầu giống nuôi rất thấp.

Qua trao đổi với chuyên gia ở Chi cục Thủy sản An Giang cho biết: về sản phẩm cá giống đầu ra, ý thức chấp hành kiểm dịch giống của các cơ sở chưa cao, đa số cơ sở không kiểm dịch trước khi xuất bán. Quy định mỗi lô giống khi lưu thông ra thị trường bắt buộc phải công bố chất lượng và ghi nhãn hàng hóa thường khơng

được chấp hành nghiêm chỉnh. Một trong những nguyên nhân đó là việc chứng

nhận chất lượng con giống chưa được quy định chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh an giang (Trang 33 - 35)