Phân tích các điểm nguy hại tới hạn trong chuỗi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh an giang (Trang 46 - 49)

Chương 4 : KẾT QUẢ

4.2 Phân tích chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu

4.2.3 Phân tích các điểm nguy hại tới hạn trong chuỗi:

Sử dụng hệ thống quản lý các mối nguy hại tới hạn (HACCP) để đánh giá ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu nhằm xác định các điểm nguy hại tới hạn thật sự.

Bắt đầu từ khâu đầu vào bao gồm cá giống, thức ăn thủy sản và thuốc thú y thủy sản cho đến các hộ nuôi cá thương phẩm và cơng ty chế biến sẽ có những mối nguy tiềm ẩn cần nhận biết như sau:

Sản xuất cá giống phải trải qua một q trình ni từ cá bố mẹ → cá bột → cá hương → cá giống. Trong chuỗi giá trị cấu thành sản phẩm thì con giống có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong chuỗi giá trị sản

xuất (khoảng 10-20% cơ cấu trong chi phí ni cá thương phẩm13) nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng nuôi. Chọn con giống tốt là biện pháp loại từ đầu một trong những rủi ro trong q trình ni, là điều kiện bắt buộc để đảm

bảo hiệu quả sản xuất. Thực trạng chất lượng cá giống thối hóa, khơng kiểm sốt

được là mối nguy hại ảnh hưởng đến khâu sản xuất cá thương phẩm và chế biến

xuất khẩu không chỉ trong ngắn hạn, mà còn trong dài hạn.

Theo quy định hiện hành, chất lượng thức ăn thủy sản do các công ty sản

xuất tự công bố, tự điều chỉnh. Cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm hậu

kiểm tính chính xác về chất lượng so với nội dung đã công bố khi sản phẩm lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu nhân sự, trang thiết bị cần thiết, việc kiểm tra thường xun và có hiệu quả là khơng thể. Hậu quả là hàng giả

13 Nguồn: Lê Xuân Sinh và Lê Lệ Hiền, 2008

kém chất lượng vẫn còn phổ biến. Với chất lượng thức ăn kém như vậy, thời gian

nuôi cá đạt tiêu chuẩn trọng lượng sẽ kéo dài, làm tăng chi phí sản xuất. Thêm vào

đó, nhà nước cũng chưa kiểm sốt được giá cả của thức ăn thủy sản nên việc giá

thức ăn thay đổi thất thường và tăng cao khiến cho xu hướng người nuôi cá quay lại sử dụng thức ăn tự chế. Điều này tiềm ẩn mối nguy hại gia tăng ơ nhiễm nguồn

nước, khó kiểm soát chất lượng cá thương phẩm.

Tương tự, thực trạng cơng tác kiểm sốt chất lượng thuốc thú y thủy sản kém hiệu quả và việc thuốc không rõ nguồn gốc, nhãn mác nhập lậu tràn lan như hiện nay tiềm ẩn mối nguy hại làm tăng khả năng dịch bệnh cá nuôi, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Đối với hộ nuôi cá thương phẩm, phần lớn còn chưa áp dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào nuôi trồng, vẫn theo kinh nghiệm, nhất là ứng dụng quy trình ni sạch GLOBALGAP và theo tiêu chuẩn SQF 1000CM cịn rất thấp. Để có chứng

nhận GLOBALGAP không phải là dễ dàng đối với các vùng ni vì chi phí cao và việc quản lý ao ni, cơ sở sản xuất phức tạp. Hạn chế lớn nhất là các vùng ni có quy mơ nhỏ lẻ, dẫn đến khó khăn về nguồn nước, kiểm sốt dịch bệnh, v.v. Theo kết quả điều tra, có 58,67% hộ ni có hệ thống xử lý nước thải, trong đó có một số cách xử lý gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường cục bộ ở một số vùng nuôi. Quy

định chế tài về quỹ đất dùng để xử lý nước thải cịn gặp nhiều khó khăn đối với

những hộ ni nhỏ lẻ hiện nay. Vì thế, khâu này là mối nguy có ý nghĩa quan trọng cần chú ý đặc biệt.

40

Các doanh nghiệp chế biến tuy khẳng định rằng sản phẩm của họ đã được

chế biến theo đúng quy trình của HACCP và được cơ quan giám định an toàn thủy sản khu vực Nafiquaved kiểm tra và chứng nhận trước khi xuất sang thị trường các nước nhưng sản phẩm của họ vẫn bị nước nhập khẩu từ chối theo kết luận của cơ quan giám định nước đó (ví dụ: ở Mỹ do FDA quyết định chất lượng hàng hóa thủy sản). Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn về chất lượng của cá da trơn để làm chuẩn mực giới thiệu và định giá sản phẩm trong thương mại nhưng nhà nhập khẩu thì biết rõ các thành phần, tố chất trong sản phẩm cá da trơn nên họ luôn ở thế chủ động

trong việc đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm chế biến từ cá da trơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chuỗi giá trị cá da trơn xuất khẩu tỉnh an giang (Trang 46 - 49)