Các quan điểm khác về lợi thế từ thuế của việc vay nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống thuế thu nhập đến cấu trúc vốn các công ty cổ phần bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 29 - 30)

1.5.1. Quan điểm lý thuyết về tác động của thuế thu nhập

1.5.1.2. Các quan điểm khác về lợi thế từ thuế của việc vay nợ

Chúng ta dễ nhận thấy kết luận thứ nhất của M&M là thái quá, nên các nhà nghiên cứu sau M&M đã cân nhắc thêm về vấn đề chi phí sử dụng nợ. Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra các lu ận điểm ủng hộ và bổ sung cho mơ hình trên của M&M như Jensen và Meckling (1976;1986) với Lý thuyết đại diện, Myers và Majluf (1984) về Bất cân xứng thông tin, Harris và Raviv (1991), DeAngelo và Masulis (1980), Haugen và Senbet (1986), …Theo Kraus và Litzenberger (1973), Scott (1976) các công ty đánh đổi lợi ích từ thuế TNDN của việc sử dụng nợ với chi phí sử dụng nợ bằng cách lựa chọn một cấu trúc vốn tối ưu mà không sử dụng đến mức 100% tài trợ bằng nợ. Các kết luận cơ bản mà những nhà nghiên cứu này tìm thấy là :

- Sự khích lệ tài trợ bằng nợ vay tăng lên theo thuế suất thuế TNDN. Điều này suy ra rằng, nếu các yếu tố khác là như nhau, các công ty chịu mức thuế suất khác nhau sẽ có tỷ lệ nợ vay tối ưu khác nhau. Các cơng ty khác nhau có thể có các tỷ lệ nợ vay tối ưu khác nhau, tùy thuộc vào chi phí sử dụng vốn vay và lợi ích từ việc vay nợ, tức là tùy thuộc vào các đặc điểm riêng của mỗi công ty.

- Nếu các yếu tố khác là không đổi, đối với các doanh nghiệp chịu thuế TNDN, GTDN càng tăng lên khi cơng ty càng có sử dụng nợ (lên đến mức mà tại đó chi phí biên của việc vay nợ bằng với lợi ích biên của việc vay nợ). - Thuế TNCN cao đánh trên tiền lãi từ cho vay sẽ khơng khuyến khích các

cơng ty sử dụng nợ vay. Tổng nguồn tài trợ bằng nợ vay thì chịu ảnh hưởng bởi cả thuế TNDN và thuế TNCN.

Auerbach (1979), Bradford (1981), King (1977), Poterba và Summer (1985) thì lại cho rằng cổ đơng phải gánh chịu gánh nặng thuế do thuế thu nhập đánh vào cổ tức. Thậm chí khi cơng ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư thì lợi nhuận tạo ra từ việc tái đầu tư đó rồi cũng sẽ bị đánh thuế thu nhập cổ tức trong tương lai. Thuế đánh trên cổ tức được vốn hóa vào giá trị doanh nghiệp bất kể cơng ty có chi trả hay khơng chi trả cổ tức. Theo quan điểm này thì việc giảm thuế thu nhập cổ tức sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp gia tăng đầu tư, dẫn đến tăng GTDN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống thuế thu nhập đến cấu trúc vốn các công ty cổ phần bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)