Cán cân thương mại 2004-2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp việt nam (Trang 32 - 33)

2.1.1 .Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng trưởng

2.1.1.3. Cán cân thương mại 2004-2008

Trong năm 2008 kim ngạch của cả hai hoạt động XK và NK đều tăng so với cùng kỳ năm 2007. Với tổng kim ngạch XK hàng hóa của cả nước năm 2008 đạt trên 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước trong khi giá trị NK lên tới 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2007, khiến kim ngạch nhập siêu chạm mức 17,5 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2007.

Bảng 2.5: Giá trị cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2004 - 2008

Đơn vị tính: Tỷ USD

Khoản mục 2004 2005 2006 2007 2008

Kim ngạch xuất khẩu 26 32.23 39.6 48.4 62.9

Kim ngạch nhập khẩu 31.52 36.88 44.4 60.8 80.4 Cán cân thương mại -5.52 -4.65 -4.8 -12.4 -17.5

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Từ năm 2004 đến 2008, Việt Nam ln trong tình trạng nhập siêu và xu hướng ngày càng gia tăng. Khả năng hạn chế thâm hụt thương mại thông qua giảm đà NK là

không thực tế, đặc biệt là trong ngắn hạn. Do cơ cấu NK của Việt Nam hiện nay chủ yếu là hàng NK phục vụ cho sản xuất, phần lớn trong số đó là để XK (nhập khẩu tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%). Mặc dù hiện nay giá ngun vật liệu có giảm do suy thối

nhưng về dài hạn sẽ tiếp tục tăng vì đây là xu hướng tất yếu trên thế giới bởi nguồn cung có hạn và nhu cầu tăng mạnh bởi nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn nữa XK cũng cần thời gian để có được hiệu ứng tăng trưởng từ NK (qua việc nhập hàng hóa cho sản xuất). Cho nên kết quả giảm thâm hụt thương mại chỉ có thể được giải quyết trong trung và dài hạn.

Nhập siêu năm 2008 là năm nhập siêu cao nhất trong 5 năm qua, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007. Tuy đạt mục tiêu kiềm chế đề ra từ đầu năm 2008 (dưới 20 tỷ USD) nhưng đây là mức thâm hụt thương mại cao nhất từ trước đến nay, ảnh hưởng đến cán cân thanh tốn và ổn định vĩ mơ.

Ngun nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu tiếp tục tăng mạnh trong những năm

gần đây xuất phát chính từ cơ cấu kinh tế và mơ hình tăng trưởng theo định hướng hiện nay của Chính phủ. Cụ thể, để phát triển nền kinh tế cần có sự phát triển đồng bộ từ

nguồn nguyên vật liệu đầu vào do các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước cung cấp tới các khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phụ trợ trong nước chưa được đầu tư và phát triển đồng bộ, chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sản phẩm thay thế nhập khẩu có sức cạnh tranh kém vì vậy nhập khẩu là sự lựa chọn duy nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)