(FX interbank market)
Nguồn: FXCM.
Cùng thời gian này, JPY đã tăng giá mạnh so với USD. Cặp tiền USD/JPY cao nhất đạt khoảng 124 tháng 7/2007, hiện tại cặp tiền này còn khoảng 92. Như vậy, JPY đã tăng giá khoảng 34% so với USD.
Từ ngày 17/12/2008 - 5/03/2009, đồng JPY cũng ở vào trong giai đoạn hiệu chỉnh sau một thời gian mất giá đến 11.7% so với USD. Đặc biệt là vào ngày 18/03/2009, việc FED quyết định bơm thêm 1.200 tỷ USD bằng cách mua lại trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ khiến tỷ giá USD/JPY điều chỉnh mạnh từ mức 98.29 xuống còn 96.18.
Biểu đồ 2.15: Sự hiệu chỉnh của tỷ giá USD/JPY
Nguồn: VietstockFinance
Hướng đi của tỷ giá JPY/VND.
Về mặt nguyên tắc, khơng có tỷ giá trực tiếp giữa JPY/VND mà được tính thơng qua trung gian bằng đồng USD theo cơng thức JPY/VND = USD/VND:USD/JPY. Do đó, hướng đi của cặp tiền JPY/VND phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Biến động tỷ giá đối với cặp USD/VND: Như đã phân tích ở phần trên, năm
2008, VND có biến động rất mạnh so với đồng USD. Trên thị trường tự do, VND đã mất giá 7.3% so với USD và thậm chí có thời điểm lên đến 19,000 VND/USD. Động thái
nâng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/- 5% cho thấy Chính phủ có thể đang cho phép VND giảm giá dần so với USD.
Biến động tỷ giá đối với cặp USD/JPY: Nhiều dự báo cho rằng, tỷ giá USD/JPY
có thể giao dịch từ mức 96-112 khi kết thúc năm 2009. Có 4 lý do để cho rằng đồng JPY sẽ mất giá trở lại so với đồng USD:
Thứ nhất, sự can thiệp của Chính phủ Nhật: Cũng vào ngày 18/3/2009, sau khi
đồng Yên tăng giá mạnh bởi thông báo bơm 1.200 tỷ USD của FED, BOJ (Ngân hàng
Nhật) “đáp trả” bằng thông báo sẽ mua lại 18,3 tỷ USD mỗi tháng trái phiếu chính phủ từ các NHTM nhằm hạ lãi suất trái phiếu dài hạn. Đây này là một nhân tố làm đồng Yên Nhật (JPY) mất giá trở lại.
Thứ hai, sự suy yếu của nền kinh tế Nhật: Năm 2008, JPY không chỉ tăng 23%
37
Bloomberg). Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá của JPY là do thị trường chứng khốn
tồn cầu sụp đổ đã tạo nên tâm lý hoảng loạn. Các nhà đầu tư sau đó đã thực hiện thốt khỏi nghiệp vụ carry trade (unwinding carry trade) bằng cách bán tháo các chứng khoán, trái phiếu và hồi trả các khoản vay bằng JPY. Khi cuộc khủng hoảng tài chính mới diễn ra, nhiều người cho rằng JPY vẫn tiếp tục là “nơi trú ngụ an toàn” trong bối cảnh thị trường tồn cầu suy thối vì tin tưởng vào sức bám trụ của nền kinh tế Nhật, thương mại thặng dư, dự trữ ngoại hối khổng lồ và có tài sản lớn ở nước ngoài (các quỹ hỗ tương
Nhật có khoảng 214 tỷ USD tài sản nước ngồi vào cuối tháng 1/2009, theo Inventment Trust Association (Nhật)).
Nhưng từ khi nền kinh tế Nhật rơi vào suy thoái vào quý 4/2008, mọi thứ đã đảo ngược. Ngày 9/3/2009, khi Chính phủ Nhật thơng báo xuất khẩu tháng 1 của Nhật giảm 46% tạo nên mức thâm hụt lần đầu tiên trong vòng 13 năm qua (1.8 tỷ USD) là nguyên nhân khiến JPY mất giá so với nhiều đồng tiền khác, trong đó có cả USD. Các trader
ngoại hối cho rằng JPY sẽ tiếp tục giảm giá khi nền kinh tế Nhật lún sâu vào suy thoái.
Thứ ba, làn sóng mua lại tài sản ở nước ngoài sẽ làm giảm nhu cầu chuyển đồng
JPY về nước: Nhiều công ty Nhật sử dụng đồng JPY để mua lại các tài sản vốn đang trở nên rất rẻ ở khắp nơi trên thế giới. Năm 2008, các công ty Nhật đã chi các khoản tiền
khổng lồ cho các thương vụ M&A ở nước ngoài. Chẳng hạn như vụ Công ty môi giới Nomura Holding Inc đã bỏ ra 2 tỷ USD để mua lại một bộ phận của Lehman Brothers vào tháng 10/2008. Theo hãng tin Bloomberg, tổng giá trị các vụ M&A ở nước ngoài của Nhật đã tăng hơn 3 lần trong năm 2008, từ mức 23 tỷ USD của năm 2007 lên 76.8 tỷ
USD. Dự báo trong thời gian tới, xu hướng này vẫn tiếp tục. Không những thế, các nhà
đầu tư Nhật cũng hướng đến việc nắm giữ trái phiếu chính phủ của các nước đang phát
triển vốn đang có lợi suất cao như Brazil hay Mexico... Tính đến ngày 31/1/2009, các nhà
đầu tư Nhật đã mua 10,3 tỷ USD các chứng khoán và trái phiếu quốc tế.
Trong tháng 12/2008, cặp tiền USD/JPY đã rớt xuống mức thấp nhất khoảng 87, mức thấp nhất trong vòng gần 15 năm qua. Mức 87 này được thử lại vào tháng 1/2009 và bật lên, đặc biệt sau khi có những động thái về sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương
vào tỷ giá đối với đồng JPY. Xuất khẩu của nước này bị ảnh hưởng tiêu cực vì đồng JPY tăng giá. Đến tháng 2/2009, 87 vẫn là mức hỗ trợ mạnh với cặp tiền USD/JPY. Điều này có nghĩa rằng sự mạnh lên của đồng JPY đối với đồng USD đã chạm ngưỡng cản và JPY
đang có sự điều chỉnh giảm.
Thơng qua những biến động của cặp tiền USD/JPY và USD/VND đã dẫn đến vệc JPY đã tăng giá mạnh với VND trong năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh tới báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là PPC. JPY/VND đã tăng từ 142,34 thời điểm 31/12/2007 lên 184,96 vào 31/12/2008, tương ứng mức tăng xấp xỉ 30%. Có thể nói
năm 2008 là năm PPC bị ảnh hưởng xấu nhất từ yếu tố tỷ giá. Những ảnh hưởng của tỷ giá JPY/VND đối với Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau.
2.1.2.3. Diễn biến tỷ giá EUR/VND năm 2008.
Tháng 4/2008, khi USD chạm ngưỡng 18.000 USD/VND tại Việt Nam, đồng EUR vọt lên mức 30.000 EUR/VND. Tháng 3/2009, có lúc USD cũng xấp xỉ 18.000 VND/USD nhưng EUR dường như vẫn đứng ở mức hơn 23.000 EUR/VND. Tại quê
hương của đồng EUR, trong năm 2008, đồng tiền chung của 16 nước châu Âu này cũng liên tục mất giá so với nhiều ngoại tệ mạnh khác và chỉ “le lói” phục hồi trong vài thời
điểm. Tại Việt Nam, đồng EUR cũng đang rơi vào tình trạng trên.
Tại EU, khơng chỉ chính quyền mà cả giới đầu tư cũng đang tìm cách ngăn cho đồng tiền chung khơng tăng giá. Ngồi lý do chủ yếu này thì việc EUR mất giá cịn do
những thơng tin kinh tế của khu vực châu Âu xấu hơn mức dự báo, trong khi tình hình tại Mỹ theo chiều ngược lại. Theo nhóm tư vấn tiền tệ Eximbank nhận định đồng EUR đã
trượt giá so với đồng USD trong thời gian qua là do sự suy yếu của niềm tin tiêu dùng.
Đã có lúc niềm tin tiêu dùng của dân Châu Âu rơi xuống mức thấp nhất trong
vòng gần một thập kỷ qua. Còn niềm tin trong kinh doanh tại Đức (IFO) rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm qua đã tác động tiêu cực đến tâm lý của giới đầu tư. Từ đó các nhà sản xuất Châu Âu e ngại nhu cầu về các loại hàng hóa và dịch vụ giảm làm doanh số sụt mạnh.
Người tiêu dùng lại lo ngại về tình trạng thất nghiệp có thể tiếp tục gia tăng nên họ bắt đầu giảm chi tiêu và để dành tiền nhiều hơn. Với diễn biến trên thì khơng có gì lạ khi
đồng EUR chỉ bật lên lại một vài ngày trong chuỗi mất giá nhiều tháng so với USD cùng
các ngoại tệ mạnh khác. Tình hình trên cũng đang làm EUR không thể “nhảy” lên như
39
Tỷ trọng ngoại thương giữa Việt Nam và EU ngày càng lớn, nên đồng EUR có
ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó thì cho đến nay, dù đã có mặt tại Việt Nam gần 10 năm, đồng tiền
từng được kỳ vọng sẽ mạnh hơn USD này vẫn có vị trí khá khiêm tốn. Cho dù doanh
nghiệp kêu ca và NHNN hạn chế, nhưng tỷ giá giữa VND với EUR chủ yếu vẫn được
tính chéo với tỷ giá của USD/VND và EUR/USD. Do vậy, tỷ giá của EUR/VND biến
động hoàn toàn gắn với sự biến động của tỷ giá giữa EUR/USD và ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp XNK Việt Nam:
Khi đồng EUR tăng giá so với đồng USD: Các DN đã nhập khẩu hàng hóa từ
EU chưa thanh tốn hết bằng EUR sẽ lâm vào hồn cảnh mất cả lãi và thâm hụt vốn nếu giá EUR tăng quá, khi đồng tiền này được các DN lựa chọn làm đồng tiền thanh tốn hàng hóa với đối tác. Các DN xuất khẩu còn bị nợ tiền bằng USD cũng thiệt hại không
nhỏ. Việc đồng USD mất giá sẽ làm lợi cho các nước giao dịch chủ yếu bằng đồng tiền này đặc biệt là các nước xuất khẩu lớn vào châu Âu.
Khi đồng EUR mất giá so với đồng USD: các doanh nghiệp có các khoản nợ,
hợp đồng nhập khẩu phải thanh toán bằng EUR thì được lợi, đó là các DN nhập khẩu
thiết bị xi măng, dầu khí, chế biến hoa quả, hoá chất... từ thị trường một số quốc gia ở châu Âu sử dụng EUR. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu nào có nguồn thu bằng EUR khi tính đổi ra VND thì bị thiệt. Tuy vậy, do khi xuất khẩu, các DN Việt Nam phần lớn đều
đề nghị thanh tốn bằng USD, cịn khi nhập khẩu và trả nợ thì các doanh nghiệp gặp
nhiều rủi ro. Cũng có các DN đã tìm đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá quyền chọn ngoại tệ của các NHTM nên ảnh hưởng cũng không nhiều so với các doanh nghiệp không sử dụng quyền chọn.
Ví dụ: Trường hợp Cơng ty Thương mại và Chế biến thực phẩm Thông Tấn: Công ty vay 135.000 USD ở Việt Nam để nhập vật tư từ Trung Quốc, khách hàng trả lại bằng Euro, chúng tôi phải chịu chênh lệch lãi suất khi bán EUR giá thấp và mua USD giá cao trên thị trường tự do để trả nợ cho ngân hàng. Do đó, cơng ty bị thiệt hại hơn 300 triệu
đồng vì chênh lệch tỷ giá, cơ sở sản xuất tạm ngừng hoạt động nửa tháng nay khiến
công nhân phải nghỉ việc.
Việc lên xuống trong tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền lớn là USD và EUR không phải là hiếm. Thế nhưng bất cứ lần thay đổi nào của hai đồng tiền này đều dẫn tới những biến động trong đầu tư, thương mại quốc tế. Kể từ ngày ra đời, đồng EUR đã tranh giành
ảnh hưởng với đồng USD trong giao dịch quốc tế, cả hai đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn
trên thế giới này đã nhiều lần thay đổi nhau nắm giữ vị thế bá chủ.
Đồng USD tăng giá cũng khiến việc NK, mua vào của các nước trên thế giới trở
nên đắt đỏ hơn: Thị trường sắt, thép quốc tế mới hạ nhiệt được giờ đây lại trở nên đắt hơn do đồng USD tăng giá các nhà NK phải chi nhiều tiền hơn cho các hợp đồng thanh toán bằng USD.
Biểu đồ 2.16: Diễn biến tỷ giá EUR/VND 2008.
Nguồn:
http://finance.yahoo.com/charts?s=EURVND=X#chart2:symbol=eurvnd=x;range=20080101,20081229 ;indicator=split+volume;charttype=line;crosshair=off;ohlcvalues=1;logscale=on
Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng EUR mạnh. Một mặt các nguyên liệu đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng USD, vì thế mà một đồng EUR mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng EUR cao sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng EUR có giá cao sẽ làm
41
cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định. Hiện nay, tỷ trọng ngoại thương giữa Việt Nam và EU ngày càng lớn, đây được xem là một trong ít thị trường
XK chính của Việt Nam nên đồng EUR có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2008 là năm thị trường ngoại hối Việt Nam bị tác động mạnh từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khơng nằm ngồi xu hướng chung khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ đã có nhiều biến động lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Dưới đây chúng ta
sẽ xem xét một vài DN bị tác động từ tỷ giá hối đối điển hình.
2.1.3. Một vài trường hợp điển hình.
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến động của tỷ giá hối đoái trong
năm 2008 là Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại , sẽ phân tích dưới đây.
2.1.3.1. Phân tích ảnh hưởng biến động của tỷ giá JPY/VND đến doanh
nghiệp điển hình nhất là CTCP Nhiệt điện Phả Lại.
Năm 2008, CTCP Nhiệt Điện Phả Lại (mã PPC) nếm phải trái đắng do những biến động trên thị trường ngoại hối. Mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty rất ấn tượng khi lợi nhuận trước thuế (chưa tính đến lỗ tỷ giá) đạt 1,074 tỷ đồng, tương ứng với mức sinh lợi khoảng 25% so với vốn chủ sở hữu nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp khoản lỗ tỷ giá 1,543 tỷ đồng.
Bảng 2.17: Kết quả kinh doanh của PPC từ 2005 – 2008
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của PPC từ 2005 – 2008
Khoản lỗ tỷ giá bắt nguồn từ việc đồng JPY tăng giá 23% so với đồng USD trong năm 2008. Trong khi đó, VND lại mất giá 3.6% (tính theo giá niêm yết của các ngân hàng thương mại) so với đồng USD dẫn đến VND rớt giá mạnh so với JPY. Tính tại thời điểm ngày 31/12/2008, tỷ giá JPY/VND là 184.96 và so với mức giao dịch 142.34 vào cuối năm 2007, VND đã mất giá gần 30% so với JPY. Do không tiến hành phòng ngừa rủi ro cho khoản vay hơn 36 tỷ JPY, PPC buộc phải hạch toán khoản chênh lệch đánh giá lại tỷ giá 1,543 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và bị lỗ gần 469 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ giá là một trong những nhân tố ảnh hưởng thậm chí cịn lớn hơn nhiều so với các lợi ích khác, chẳng hạn như tác động từ việc tăng giá bán điện. Mặc dù Chính phủ đã phê duyệt phương án tăng giá bán điện bán lẻ lên 948.5 đồng/kwh nhưng việc PPC có hưởng lợi được bao nhiêu từ việc tăng giá bán điện cịn tùy thuộc vào khả năng đàm phán với “Ơng độc quyền” EVN (hiện mỗi năm PPC bán 5,900 triệu kWh điện cho EVN ở mức giá là 622.5 đồng/kWh). Theo một ước tính của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, doanh thu của CTCP Nhiệt điện Phả Lại có thể tăng thêm 96 tỷ đồng từ việc tăng giá bán điện. Nếu so với khoản lỗ tỷ giá thì con số này vẫn quá bé. Thậm chí, lợi ích từ việc tăng giá bán điện có thể ít đi do từ đầu tháng 3/2009, Tập đồn Cơng nghiệp-Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiến hành tăng 27% giá bán than cho các nhà máy nhiệt điện trong nước theo lộ trình tăng giá điện, trong đó có cả PPC. Đối với PPC, điều này sẽ gây ra tác động khơng nhỏ vì than chiếm 50% trong giá vốn hàng bán (trước đây, công ty đang hưởng lợi do giá than cung ứng cho ngành điện bằng 48% giá xuất khẩu).
Trong khi đó, với khoản dư nợ vay bằng Yên Nhật là 36 tỷ JPY, thì chỉ cần 1% biến động trong tỷ giá VND/JPY so với cuối năm 2008, PPC có thể phải trích lập thêm hoặc hồn nhập gần 66.5 tỷ đồng. Đây quả là một mức rủi ro rất lớn đối với PPC mà hiện nay bản thân doanh nghiệp này cũng tìm kiếm các đối tác để bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá nhưng chưa ai dám nhận (hoặc đưa ra mức phí quá cao nên PPC cũng khơng chấp nhận).
Chính vì ảnh hưởng quá lớn của tỷ giá nên khi JPY đảo chiều so với đồng USD, cổ phiếu PPC trên TTCK cũng chuyển sang “bắt theo” tín hiệu tỷ giá. Ngày 17/12/2008,