2.1.1 .Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng trưởng
2.2.1. Mô tả hai cuộc khảo sát về việc thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoá
2.2.1.2. Khảo sát nhận định của NHTM về vấn đề quản trị RRTG của
doanh nghiệp Việt Nam.
Để thu thập thông tin về việc cung cấp các sản phẩm phái sinh của các NHTM. Đồng thời thu thập các nhận định và đánh giá của các NHTM về việc thực sử dụng các
giao dịch phái sinh để thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp. Một bảng câu hỏi phỏng vấn gồm có 08 câu (phụ lục số 2) đã được gửi đến các Chi
nhánh của các NHTM Việt Nam. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.21: Số lượng khảo sát ngân hàng
TT CHI TIẾT SỐ LƯỢNG
(ngân hàng)
TỶ LỆ (%)
1 Số lượng chi nhánh các ngân hàng phản hồi 37 100%
2 Số phản hồi nhận được từ lãnh đạo ngân hàng 11 29,7% Số phản hồi nhận được từ nhân viên ngân hàng 25 67,6% 3
Trong đó số phản hồi từ nhân viên phòng ngoại hối. 13 52% Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp.
2.2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp.
2.2.2.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát, có 95% doanh nghiệp sử dụng đồng USD trong hoạt động thanh tốn XNK, cịn lại một ít là dùng EUR. Điều này cho thấy tỷ giá USD/VND và EUR/VND biến động sẽ có nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DN. Vậy
các DN có sử dụng biện pháp gì để phịng ngừa RRTG hay không được đưa ra khảo sát tiếp theo.
Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi được chính thức cho phép
thực hiện từ đầu năm 1998 như đến nay việc sử dụng các loại hợp đồng này để phòng ngừa rủi ro vẫn chưa được các doanh nghiệp sử dụng nhiều.
Hợp đồng giao sau đã được sử dụng từ lâu ở các nước phát triển trên các loại thị trường như thị trường hàng hóa, thị trường chứng khốn và thị trường ngoại hối, nhưng ở Việt Nam, cho đến nay hợp đồng này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ cũng được một số NHTM đi đầu trong lĩnh vực
phát triển sản phẩm mới như VCB, ACB, Eximbank, và Techcombank đã đưa vào giao dịch trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia mức độ giao dịch loại hợp đồng này trên thực tế còn rất hạn chế.
Để có bằng chứng thống kê về nhận định trên, nghiên cứu này cũng đã khảo sát
thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp dồng tương lai, hợp đồng quyền chọn của các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.22: Mức độ hiểu hiết và sử dụng các sản phẩm phái sinh của DN
Tổng
cộng SL % SL % SL % SL
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) 5 10.9% 27 58.7% 14 30.4% 46
Hợp đồng tương lai (Futures) 15 32.6% 28 60.9% 3 6.5% 46
Hợp đồng hoán đổi (Swaps) 14 30.4% 29 63.0% 3 6.5% 46
Hợp đồng quyền chọn (Options) 6 13.0% 28 60.9% 12 26.1% 46
Loại cơng cụ sử dụng
Hồn tồn chưa biết
Có biết nhưng chưa hoặc ít khi sử dụng
Thường xuyên sử dụng
49
Qua số liệu khảo sát có thể thấy hợp đồng kỳ hạn được sử dụng thường xuyên
nhất, kế đến là hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng hoán đổi và hợp đồng tương lai có mức
độ sử dụng thường xuyên là thấp nhất.
Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát xem các DN có sử dụng các kỹ thuật hoạt động trong lý thuyết quản trị rủi ro hối đoái giao dịch để quản lý rủi ro cho doanh
nghiệp hay không thông qua câu hỏi mở để DN tự do trình bày : “Nếu doanh nghiệp Quý vị chưa từng sử dụng các giải pháp trên đây thì để phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá hối đối thì tại doanh nghiệp thường sử dụng giải pháp gì để hạn chế rủi ro?”
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát nhận được, hơn 80% DN được khảo sát đều cho biết họ thường chấp nhận rủi ro chứ chưa biết thực hiện giải pháp gì để phịng ngừa rủi ro, họ thường mua hoặc bán ngoại tệ với tỷ giá giao ngay. Kết quả khảo sát cũng chưa thấy có DN nào trình bày biện pháp quản trị rủi ro hối đoái bằng các kỹ thuật hoạt động như: tự bảo hiểm qua hoá đơn tiền tệ, tự bảo hiểm qua trả nợ sớm và chậm trả, tạo mạng rủi ro hối đoái.
2.2.2.2. Kết quả khảo sát từ ngân hàng thương mại.
Đối với việc khảo sát các NHTM về thực trạng sử dụng các giải pháp phịng ngừa
RRTG hối đối của các doanh nghiệp Việt Nam thì sẽ khảo sát các đại diện ngân hàng
hai vấn đề thông qua hai câu hỏi sau:
Bảng 2.23: Các sản phẩm phái sinh của một số ngân hàng lớn.
Các sản phẩm cung cấp
TT
Ngân hàng cung
cấp dịch vụ Forwards Futures Swaps Options
1 Eximbank X X X 2 Vietcombank X X X X 3 Viettinbank X X X 4 SCB X X 5 ACB X X 6 BIDV X X X X 7 GPBank X X X 8 Sacombank X X X 9 Techcombank X X X X 10 DongAbank X 11 Military bank X X X
Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp
Câu hỏi thứ nhất: “Hiện tại ngân hàng Q vị có cung cấp các cơng cụ phịng
ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng chưa? Nếu có thì hiện tại ngân hàng đang cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá nào cho khách hàng?”.
Với câu hỏi này, kết quả khảo sát từ đại diện các ngân hàng và từ kết quả kiểm tra
đối chiếu thông tin trên website các ngân hàng, hiện nay các cơng cụ phịng ngừa rủi ro
tỷ giá hối đoái được các NHTM cung cấp sản phẩm như trên.
Qua đó thấy được mức độ cung cấp các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn (Forwards), hợp đồng hoán đổi (Swaps), Hợp đồng quyền chọn (Options) ở các NHTM rất phổ biến và đặc biệt là hợp đồng kỳ hạn thì tất cả các ngân hàng đã khảo sát được đều cung cấp sản phẩm này. Chỉ riêng hợp đồng tương lai (Futures) thì chỉ có 3 trong số 11 ngân hàng khảo sát được có cung cấp sản phẩm này.
Câu hỏi thứ hai là: “ Theo Quý vị mức độ giao dịch phổ biến các công cụ phái
sinh giữa doanh nghiệp với ngân hàng như thế nào?”. Kết quả khảo sát từ đại diện các ngân hàng như sau:
+ 67% số người được hỏi đều cho rằng đến nay, các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá dù đã được nhiều ngân hàng cung cấp nhưng ít khi được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên.
+ 33% đại diện các ngân hàng được phỏng vấn tin rằng các công cụ này được
doanh nghiệp sử dụng thường xuyên nhất là hợp đồng kỳ hạn (Forwards).
2.2.2.3. Tổng kết thực trạng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá doanh nghiệp.
Hai cuộc khảo sát hoàn toàn độc lập nhau với hai đối tượng được phỏng vấn khác nhau (doanh nghiệp và ngân hàng) nhưng cho kết quả khảo sát có những điểm tương đồng về thực trạng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa sử dụng nhiều các công cụ
phái sinh đã được ngân hàng cung cấp để phòng ngừa RRTG trên thị trường ngoại hối
cho hoạt động kinh doanh của mình. Khi khơng sử dụng các cơng cụ phái sinh thì kết quả khảo sát cũng không thấy doanh nghiệp đề cập đến việc sử dụng các kỹ thuật hoạt động như tự bảo hiểm qua hoá đơn tiền tệ, tự bảo hiểm qua trả nợ sớm và chậm trả, tạo mạng rủi ro hối đoái để quản trị rủi ro hối đoái giao dịch. Gần như tất cả các DN được khảo sát mà hiện nay chưa từng sử dụng các công cụ phái sinh để phịng ngừa RRTG thì họ cũng khơng biết sử dụng các giải pháp gì khác để phịng ngừa rủi ro, họ thường mua ngoại tệ với tỷ giá giao ngay và chấp nhận rủi ro.
51
Vậy vấn đề đặt ra là thật sự doanh nghiệp có nhu cầu cần phải quản trị RRTG hối
đối nhằm giảm thiểu RRTG hay khơng? Vấn đề này sẽ được khảo sát tiếp; đồng thời
khảo sát luôn vấn đề doanh nghiệp gặp những trở ngại gì và những nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế sử dụng các cơng cụ phịng ngừa RRTG.
2.2.3. Khảo sát nhu cầu sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp Việt Nam.
2.2.3.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp.
Để có thơng tin về vấn đề này, bảng câu hỏi phỏng vấn đã đưa ra cho các doanh
nghiệp câu hỏi: “Quý vị nghĩ như thế nào về nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Việt Nam?”. Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 53% số doanh nghiệp
được hỏi cho rằng hiện tại ở Việt Nam đã có nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa
rủi ro tỷ giá, chỉ có khoảng 20% là cho rằng chưa có nhu cầu. Còn lại 27% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng bây giờ chưa có nhưng tương lai các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
2.2.3.2. Kết quả khảo sát từ ngân hàng thương mại.
Để thu thập ý kiến về nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá,
bảng câu hỏi phỏng vấn có đưa ra câu hỏi: “Quý vị đánh giá nhu cầu của khách hàng
trong việc sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá thế nào?”, chia ra thành 5 mức
độ: Hoàn toàn chưa có nhu cầu, có nhu cầu nhưng chưa nhiều, có nhu cầu ở mức trung
bình, có nhu cầu nhiều và có nhu cầu rất lớn.
Kết quả khảo sát ý kiến đại diện cho các chi nhánh ngân hàng cho thấy:
Bảng 2.24: Đánh giá của ngân hàng về nhu cầu DN sử dụng công cụ phái sinh
Mức độ nhu cầu Số lượng Tỷ lệ %
Khách hàng có nhu cầu sử dụng 15 41%
Nhu cầu của khách hàng ở mức trung bình 12 32%
Khách hàng có nhu cầu nhiều 5 14%
Khách hàng có nhu cầu rất lớn 4 8 %
Khách hàng hồn tồn khơng có nhu cầu 2 5%
Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp
Kết quả trả lời khảo sát từ hai phía doanh nghiệp và ngân hàng cho thấy doanh nghiệp hiện nay cũng đã có nhu cầu sử dụng các giải pháp để quản trị RRTG hối đoái.
2.2.4. Khảo sát đánh giá khả năng áp dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá.
2.2.4.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp.
Để thu thập ý kiến của đại diện các doanh nghiệp về khả năng sử dụng các giải
pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán
đổi và hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam như thế nào, bảng câu hỏi phỏng vấn đã đưa ra
câu hỏi: “Quý vị nghĩ như thế nào về khả năng áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Việt Nam?”.
Kết quả khảo sát ý kiến về vấn đề này cho thấy ý kiến nổi bật là hơn phân nửa số người được phỏng vấn đều trả lời rằng mặc dù trước nay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp họ chưa bị thiệt hại nhiều do biến động tỷ giá hối đoái nhưng khi môi trường kinh doanh nhiều biến động như năm 2008 vừa qua và thị trường ngày cạnh tranh hơn thì bảo hiểm cần phải trở thành một thói quen được quan tâm hàng đầu nên các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể áp dụng nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Chỉ có khoảng 21% số người được phỏng vấn cho rằng chưa thể áp dụng các giải
pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Việt Nam.
2.2.4.2. Kết quả khảo sát từ ngân hàng thương mại.
Tương tự, bảng câu hỏi phỏng vấn với đại diện các NHTM cũng đưa ra câu hỏi:
“Quý vị nghĩ như thế nào về khả năm áp dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa RRTG ở Việt Nam?”.
Khi khảo sát ý kiến của đại diện các NHTM thì phần lớn ý kiến của các đại diện ngân hàng được phỏng vấn đều cho rằng các giải pháp phịng ngừa rủi ro tỷ giá có thể áp dụng nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Kết quả khảo sát này
cũng trùng hợp với phần lớn ý kiến của các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát chi tiết như sau:
53
Bảng 2.25: Đánh giá của ngân hàng về khả năng áp dụng công cụ phái sinh
để bảo hiểm rủi ro của các doanh nghiệp XNK
Kết quả trả lời phỏng vấn Số lượng Tỷ trọng
Các giải pháp phòng ngừa RRTG chưa thể áp dụng tại Việt Nam
3 8,1%
Các giải pháp phịng ngừa RRTG áp dụng được và khơng cần điều chỉnh
9 24,3%
Có thể áp dụng được các giải pháp phòng ngừa nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn Việt Nam
25 67,6%
Tổng cộng 37 100%
Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp
2.2.5. Khảo sát những khó khăn, nguyên nhân hạn chế việc sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.
Kết quả khảo sát trên thì vẫn cịn một số người cho rằng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá chưa thể áp dụng ở Việt Nam. Một số khác lại cho rằng có thể áp dụng nhưng phải có điều chỉnh cho phù hợp.Vậy những trở ngại nào để các doanh nghiệp đánh giá rằng các công cụ phái sinh chưa thể áp dụng ở Việt Nam để phòng ngừa RRTG sẽ được tiếp tục khảo sát ý kiến từ hai phía đại diện các doanh nghiệp và các ngân hàng.
2.2.5.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp.
Nhằm thu thập ý kiến về những trở ngại khiến các doanh nghiệp chưa thể sử dụng rộng rãi các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bảng câu hỏi phỏng vấn có đưa ra ba câu hỏi: “ Theo Quý vị doanh nghiệp thường gặp những trở ngại nào khi sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá?”. Câu hỏi sử dụng hình thức câu hỏi mở với một số ý kiến gợi ý, người được phỏng vấn có thể chọn sẵn nếu các câu gợi ý trùng với ý kiến của họ và họ cũng có thể bổ sung ý kiến khác vào phần để mở hoặc không chọn phần gợi ý mà hồn tồn có ý kiến riêng. Với cấu trúc câu hỏi này nhằm mục tiêu thu thập càng nhiều ý kiến của doanh nghiệp càng tốt.
Trong số 46 đại diện các dooanh nghiệp tham gia trả lời có nhiều ý kiến trùng lập nhau. Nhìn chung theo ý kiến đại diện cho các doanh nghiệp, khi sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá doanh nghiệp thường gặp những trở ngại như sau:
Pháp lý của các sản phẩm phái sinh chưa rõ ràng.
Chi phí cho việc sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro thường q cao, đặc
biệt là chi phí mua quyền chọn.
Doanh nghiệp thiếu thông tin về các sản phẩm hay công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ
giá mà ngân hàng cung cấp. Thiếu hướng dẫn chi tiết và tư vấn từ các chuyên viên của ngân hàng. Thiếu thông tin cần thiết liên quan đến định giá sản phẩm và dự báo tỷ giá
Các sản phẩm hay các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá do ngân hàng cung cấp
chưa đa dạng nên chưa có nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gặp khó khăn vì chưa có hướng dẫn hạch tốn kế toán liên quan
đến nghiệp vụ phát sinh khi sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh.
Do tâm lý ngại trách nhiệm của các lãnh đạo điều hành DN, tâm lý lời thì khơng
ai khen nhưng lỗ thì hội đồng quản trị hoặc chủ doanh nghiệp kỷ luật.
2.2.5.2. Kết quả khảo sát từ ngân hàng thương mại.
Để thu thập ý kiến đại diện cho các chi nhánh ngân hàng về những trở ngại liên
quan đến sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá, bảng câu hỏi phỏng vấn đã đưa ra câu hỏi:
Câu hỏi thứ nhất: “ Dưới góc độ ngân hàng, theo đánh giá của Quý vị, doanh nghiệp thường gặp những trở ngại nào khi sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá dẫn đến việc doanh nghiệp ít sử dụng hoặc không sử dụng?”.
Thứ hai: “ Quý vị đánh giá những khó khăn, trở ngại khi sử dụng các công cụ