2.1.1 .Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng trưởng
2.1.3. Một vài trường hợp điển hình
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến động của tỷ giá hối đoái trong
năm 2008 là Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại , sẽ phân tích dưới đây.
2.1.3.1. Phân tích ảnh hưởng biến động của tỷ giá JPY/VND đến doanh
nghiệp điển hình nhất là CTCP Nhiệt điện Phả Lại.
Năm 2008, CTCP Nhiệt Điện Phả Lại (mã PPC) nếm phải trái đắng do những biến động trên thị trường ngoại hối. Mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty rất ấn tượng khi lợi nhuận trước thuế (chưa tính đến lỗ tỷ giá) đạt 1,074 tỷ đồng, tương ứng với mức sinh lợi khoảng 25% so với vốn chủ sở hữu nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp khoản lỗ tỷ giá 1,543 tỷ đồng.
Bảng 2.17: Kết quả kinh doanh của PPC từ 2005 – 2008
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của PPC từ 2005 – 2008
Khoản lỗ tỷ giá bắt nguồn từ việc đồng JPY tăng giá 23% so với đồng USD trong năm 2008. Trong khi đó, VND lại mất giá 3.6% (tính theo giá niêm yết của các ngân hàng thương mại) so với đồng USD dẫn đến VND rớt giá mạnh so với JPY. Tính tại thời điểm ngày 31/12/2008, tỷ giá JPY/VND là 184.96 và so với mức giao dịch 142.34 vào cuối năm 2007, VND đã mất giá gần 30% so với JPY. Do khơng tiến hành phịng ngừa rủi ro cho khoản vay hơn 36 tỷ JPY, PPC buộc phải hạch toán khoản chênh lệch đánh giá lại tỷ giá 1,543 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và bị lỗ gần 469 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ giá là một trong những nhân tố ảnh hưởng thậm chí cịn lớn hơn nhiều so với các lợi ích khác, chẳng hạn như tác động từ việc tăng giá bán điện. Mặc dù Chính phủ đã phê duyệt phương án tăng giá bán điện bán lẻ lên 948.5 đồng/kwh nhưng việc PPC có hưởng lợi được bao nhiêu từ việc tăng giá bán điện còn tùy thuộc vào khả năng đàm phán với “Ông độc quyền” EVN (hiện mỗi năm PPC bán 5,900 triệu kWh điện cho EVN ở mức giá là 622.5 đồng/kWh). Theo một ước tính của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, doanh thu của CTCP Nhiệt điện Phả Lại có thể tăng thêm 96 tỷ đồng từ việc tăng giá bán điện. Nếu so với khoản lỗ tỷ giá thì con số này vẫn quá bé. Thậm chí, lợi ích từ việc tăng giá bán điện có thể ít đi do từ đầu tháng 3/2009, Tập đồn Cơng nghiệp-Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiến hành tăng 27% giá bán than cho các nhà máy nhiệt điện trong nước theo lộ trình tăng giá điện, trong đó có cả PPC. Đối với PPC, điều này sẽ gây ra tác động khơng nhỏ vì than chiếm 50% trong giá vốn hàng bán (trước đây, công ty đang hưởng lợi do giá than cung ứng cho ngành điện bằng 48% giá xuất khẩu).
Trong khi đó, với khoản dư nợ vay bằng Yên Nhật là 36 tỷ JPY, thì chỉ cần 1% biến động trong tỷ giá VND/JPY so với cuối năm 2008, PPC có thể phải trích lập thêm hoặc hồn nhập gần 66.5 tỷ đồng. Đây quả là một mức rủi ro rất lớn đối với PPC mà hiện nay bản thân doanh nghiệp này cũng tìm kiếm các đối tác để bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá nhưng chưa ai dám nhận (hoặc đưa ra mức phí quá cao nên PPC cũng khơng chấp nhận).
Chính vì ảnh hưởng q lớn của tỷ giá nên khi JPY đảo chiều so với đồng USD, cổ phiếu PPC trên TTCK cũng chuyển sang “bắt theo” tín hiệu tỷ giá. Ngày 17/12/2008, khi tỷ giá USD/JPY bật dậy từ mức 87.4 lên 93.96 vào ngày 6/1/2009 (tức JPY đã mất giá 7.5% so với USD), thì PPC cũng bật dậy 15,700 lên 19,800, đánh dấu một sự hồi phục 26.1%.
43
Biểu đồ 2.18: Diễn biến tỷ giá USD/JPY
Nguồn: VietstockFinance
Biểu đồ 2.19: Diễn biến tỷ giá USD/VND.
Nguồn: VietstockFinance.
Trong những phiên giao dịch từ đầu năm 2009 đến nay, sự mất giá của đồng JPY so với VND đã tạo nên lực đỡ giúp cho PPC khơng bị mất giá theo đà chung của tồn thị trường. Trong thời gian này, đồng JPY đã giảm giá 4.8% so với USD (xem biểu đồ 2.6)
trong khi VND chỉ mất giá 1% so với đồng USD (xem biểu đồ 2.7) khiến JPY mất giá
2.6% so với VND (tỷ giá VND/JPY giảm từ 194 xuống còn 189, theo yết giá của Vietcombank).
Mặc dù là nguồn vay trung, dài hạn nhưng hàng năm vẫn phải trả dần một phần gốc, lãi và phải chịu áp lực rủi ro tỷ giá. Ông Sơn – Tổng giám đốc CTCP Nhiệt điện
Phả Lại cho biết, để đối phó với rủi ro này, Bộ Tài chính u cầu doanh nghiệp khấu trừ lợi nhuận của nhà máy để bù đắp.
Cụ thể, khi xác định giá trị tài sản doanh nghiệp tại thời điểm vay 147 JPY/VND
nhưng nếu khi tỷ giá lên tới 181 JPY/VND thì doanh nghiệp phải lấy 34 đồng lợi nhuận cộng thêm vào phần tài sản doanh nghiệp để... chống rủi ro tỷ giá.
Lâu nay Việt Nam chưa thực hiện tự do tỷ giá mà vẫn neo theo đồng USD. Chẳng hạn, muốn biết tỷ giá giữa VND và JPY (hoặc với một ngoại tệ bất kỳ) bao nhiêu thì
động tác đầu tiên là lên các chợ ngoại tệ quốc tế tham khảo tỷ giá giữa USD và JPY. Sau đó, dựa trên tỷ giá giữa VND và USD để tính tỷ giá VND và JPY.
Thực tế này đã xuất hiện bất cập, ở chỗ: mỗi đồng tiền đều có một bản chất rủi ro riêng, chưa kể việc định giá VND so với USD trên thực tế là chưa chính xác do phần lớn là để hỗ trợ xuất khẩu chứ không phải theo mối tương quan thương mại giữa Việt Nam với thị trường sử dụng đồng tiền thanh toán là USD. Do vậy, DN sẽ rất khó đánh giá mức
độ rủi ro tỷ giá đến đâu khi một trong các đồng tiền thanh toán bị tăng giá.
Hiện tại, mặc dù các ngân hàng trong nước, kể cả ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam có cung cấp một số sản phẩm phái sinh về tỷ giá nhưng với khoản nợ quá lớn thì cũng với mức giá bảo hiểm quá cao và khó chịu nổi mức chi phí này.
2.1.3.2. Một số doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá
USD/VND.
Phía sau những biến động mạnh của tỷ giá USD/VND là những khoản thiệt hại
lớn của nhiều doanh nghiệp XNK. Bên cạnh tác động của lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao, một khó khăn lớn đối với nhiều doanh nghiệp XNK là những biến động mạnh và bất thường của tỷ giá USD/VND.
45
Tháng 5 và 6/2008, thị trường chứng kiến sự leo thang của giá đồng USD so với VND. Doanh nghiệp NK phải mua vào với giá phổ biến từ 18.000 – 19.000 USD/VND; có thời điểm lên đến gần 20.000 VND. Trước biến động bất thường của tỷ giá, chỉ riêng Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh mỗi tháng nhập khẩu từ 2.500 – 3.000 tấn nguyên liệu cũng đã mất đứt 5 tỷ đồng trong tháng 5 và 6/2008.
Trong thời điểm đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam thiệt hại tới khoảng 50 tỷ đồng do chênh lệch giữa giá USD thu từ xuất khẩu bán cho các NHTM và giá USD mua phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không ký hợp đồng NK thiết bị với một
doanh nghiệp là 5 triệu USD cho thị trường Việt Nam và khách hàng chỉ trả bằng VND theo tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, theo tính tốn của doanh nghiệp, mức lãi suất là 5% và họ sẽ bán với giá 5,25 triệu USD. Với điều kiện đó, nếu hợp đồng được
thực thi thì phải thanh tốn cho đối tác nước ngoài với số tiền lên đến 95 tỷ đồng (mức tỷ giá 19.000 VND phổ biến trong đợt biến động hồi tháng 5 và 6/2008), trong khi đó khách hàng sẽ thanh toán cho họ là 86,6 tỷ đồng (theo tỷ giá 16.500 mà Ngân hàng Nhà nước
quy định). Tức là sau khi thực hiện xong hợp đồng, họ khơng những khơng có lãi mà cịn lỗ hơn 8 tỷ đồng.
Đó là lý do trong thời gian qua có hiện tượng ứ đọng hàng của các doanh nghiệp
tại Cảng. Hàng hóa được nhập về nhiều nhưng DN không làm thủ tục thông quan; nhiều DN phải “ngậm ngùi” chấp nhận bị phạt hợp đồng trong nước, hợp đồng nước ngồi và chi phí cho việc tái xuất hàng hóa trả lại người bán.
Tổng cơng ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho biết, những biến động của tỷ giá đã tác động mạnh đến chi phí giá vốn nhập khẩu xăng dầu. Từ đầu năm đến cuối
tháng 3/2008, ngân hàng thừa cung ngoại tệ, hạn chế mua của các DN xuất khẩu; tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá công bố trên thị trường liên ngân hàng nhưng doanh nghiệp lại không thể mua trực tiếp theo tỷ giá thấp đó. Và với Petrolimex, mỗi lít xăng dầu bị tăng thêm từ 300 – 400 đồng khi mua theo tỷ giá của ngân hàng.
Năm 2008 là năm tương đối đặc thù để có thể cho thấy rõ chính sách điều hành tỷ giá có ảnh hưởng lớn khơng chỉ đến kết quả kinh doanh của DN, mà còn tạo áp lực lớn
ngoại tệ bất ngờ đảo chiều và biến động quá mạnh, doanh nghiệp XK không bán,
nguồn cung thiếu, ngân hàng không đủ nguồn lực để gia tăng hạn mức tín dụng ngoại tệ mở L/C do giá xăng dầu tăng quá cao. Tỷ giá cộng hết biên độ dẫn đến chênh lệch tỷ giá phát sinh thời điểm NK đến thời điểm thanh tốn với nước ngồi tăng mạnh, từ
40 đồng/lít bình qn q 1/2008 lên tới trên 500 đồng/lít ở thời điểm tháng 7 và
8/2008, làm giá thành xăng dầu tăng thêm từ 2% - 3%.
Về lý thuyết, DN có thể sử dụng các cơng cụ bảo hiểm tỷ giá của các ngân hàng, nhưng thực tế với tình hình bất ổn của tỷ giá như thế, mức phí mà các ngân
hàng đưa ra DN lại khơng thể chịu nổi.
Tóm lại có thể thấy rằng, biến động của tỷ giá hối đoái trong năm 2008 đã ảnh hưởng rất lớn đế hoạt động và kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Do đó càng khẳng định vấn đề quản trị RRTG hối đoái rất cần thiết đối các DN đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh XNK chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của DN. Nếu DN quan tâm đến vấn đề quản trị RRTG và sử dụng các cơng cụ phịng ngừa thì sẽ kiểm soát được rủi ro, giảm thiểu việc biến động tỷ giá
đến kết quả kinh doanh của DN. Vậy thực trạng quản trị RRTG hối đoái của các DN
hiện nay như thế nào, chúng ta sẽ làm các cuộc khảo sát.
2.2.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
2.2.1.Mô tả hai cuộc khảo sát về việc phịng ngừa rủi ro tỷ giá hối đối
của doanh nghiệp Việt Nam.
2.2.1.1. Khảo sát đối với doanh nghiệp.
Để thu thập thông tin về việc thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các DN
và những khó khăn, trở ngại của các DN trong khi tiếp cận với các cơng cụ phái sinh phịng ngừa RRTG, một bảng câu hỏi phỏng vấn gồm có 09 câu (phụ lục số 1) đã
47
Bảng 2.20: Số lượng khảo sát doanh nghiệp
TT CHI TIẾT
SỐ LƯỢNG
(doanh nghiệp)
TỶ LỆ (%)
1 Số lượng doanh nghiệp phản hồi 46 100%
2 Số phản hồi nhận được từ lãnh đạo doanh nghiệp 15 32,6%
Số phản hồi nhận được từ nhân viên doanh nghiệp 31 67,4%
3
Trong đó số phản hồi từ nhân viên phụ trách XNK, ngoại thương, nhân viên phụ trách kế toán.
19 61,3%
Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp.
2.2.1.2. Khảo sát nhận định của NHTM về vấn đề quản trị RRTG của
doanh nghiệp Việt Nam.
Để thu thập thông tin về việc cung cấp các sản phẩm phái sinh của các NHTM. Đồng thời thu thập các nhận định và đánh giá của các NHTM về việc thực sử dụng các
giao dịch phái sinh để thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp. Một bảng câu hỏi phỏng vấn gồm có 08 câu (phụ lục số 2) đã được gửi đến các Chi
nhánh của các NHTM Việt Nam. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.21: Số lượng khảo sát ngân hàng
TT CHI TIẾT SỐ LƯỢNG
(ngân hàng)
TỶ LỆ (%)
1 Số lượng chi nhánh các ngân hàng phản hồi 37 100%
2 Số phản hồi nhận được từ lãnh đạo ngân hàng 11 29,7% Số phản hồi nhận được từ nhân viên ngân hàng 25 67,6% 3
Trong đó số phản hồi từ nhân viên phòng ngoại hối. 13 52% Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp.
2.2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp.
2.2.2.1. Kết quả khảo sát từ doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát, có 95% doanh nghiệp sử dụng đồng USD trong hoạt động thanh tốn XNK, cịn lại một ít là dùng EUR. Điều này cho thấy tỷ giá USD/VND và EUR/VND biến động sẽ có nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DN. Vậy
các DN có sử dụng biện pháp gì để phịng ngừa RRTG hay khơng được đưa ra khảo sát tiếp theo.
Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hốn đổi được chính thức cho phép
thực hiện từ đầu năm 1998 như đến nay việc sử dụng các loại hợp đồng này để phòng ngừa rủi ro vẫn chưa được các doanh nghiệp sử dụng nhiều.
Hợp đồng giao sau đã được sử dụng từ lâu ở các nước phát triển trên các loại thị trường như thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối, nhưng ở Việt Nam, cho đến nay hợp đồng này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ cũng được một số NHTM đi đầu trong lĩnh vực
phát triển sản phẩm mới như VCB, ACB, Eximbank, và Techcombank đã đưa vào giao dịch trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia mức độ giao dịch loại hợp đồng này trên thực tế còn rất hạn chế.
Để có bằng chứng thống kê về nhận định trên, nghiên cứu này cũng đã khảo sát
thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp dồng tương lai, hợp đồng quyền chọn của các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.22: Mức độ hiểu hiết và sử dụng các sản phẩm phái sinh của DN
Tổng
cộng SL % SL % SL % SL
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) 5 10.9% 27 58.7% 14 30.4% 46
Hợp đồng tương lai (Futures) 15 32.6% 28 60.9% 3 6.5% 46
Hợp đồng hoán đổi (Swaps) 14 30.4% 29 63.0% 3 6.5% 46
Hợp đồng quyền chọn (Options) 6 13.0% 28 60.9% 12 26.1% 46
Loại cơng cụ sử dụng
Hồn tồn chưa biết
Có biết nhưng chưa hoặc ít khi sử dụng
Thường xun sử dụng
49
Qua số liệu khảo sát có thể thấy hợp đồng kỳ hạn được sử dụng thường xuyên
nhất, kế đến là hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng hốn đổi và hợp đồng tương lai có mức
độ sử dụng thường xuyên là thấp nhất.
Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát xem các DN có sử dụng các kỹ thuật hoạt động trong lý thuyết quản trị rủi ro hối đoái giao dịch để quản lý rủi ro cho doanh
nghiệp hay không thơng qua câu hỏi mở để DN tự do trình bày : “Nếu doanh nghiệp Quý vị chưa từng sử dụng các giải pháp trên đây thì để phịng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá hối đối thì tại doanh nghiệp thường sử dụng giải pháp gì để hạn chế rủi ro?”
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát nhận được, hơn 80% DN được khảo sát đều cho biết họ thường chấp nhận rủi ro chứ chưa biết thực hiện giải pháp gì để phịng ngừa rủi ro, họ thường mua hoặc bán ngoại tệ với tỷ giá giao ngay. Kết quả khảo sát cũng chưa thấy có DN nào trình bày biện pháp quản trị rủi ro hối đoái bằng các kỹ thuật hoạt động như: tự bảo hiểm qua hoá đơn tiền tệ, tự bảo hiểm qua trả nợ sớm và chậm trả, tạo mạng