.Citi Group và những nghiên cứu của CitiGroup về rủi ro và quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 26 - 28)

Tập đồn Citi Group là một cơng ty dịch vụ tài chính rất nổi tiếng ngày nay với khoảng 200 triệu tài khoản khách hàng (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp) ở hơn

100 quốc gia khác nhau. Nó là một đại gia đình được hợp nhất bởi các thành viên sau: Bank Handlowy W Warszawie SA, Citibank N.A, European American Bank, Golden State Bancorp Inc. & California Federal Bank, Grupo Financiero Banamex, Salomon Brothers, Schroder & Co Inc, Smith Barney, The Associtaes, Primerica. Tập đồn này có những thương hiệu rất nổi tiếng dưới hình ảnh của “Chiếc dù đỏ” như là Citi Cards, CitiFinancial, CitiMortgage, CitiInsurance, Primerica, Diners Club, The Citigroup Private Bank và CitiCapital. Sản phẩm dịch vụ của Citi Group rất đa dạng và bao hàm nhiều lĩnh vực như: dịch vụ ngân hàng, hối đối, thẻ tín dụng, cho vay, quản lý vốn, đầu tư, thương mại quốc tế, cầm cố tái định cư, mơi giới, cho th tài chính, bất động

sản, động sản và bảo hiểm, dịch vụ cho người về hưu…Trong đó, sản phẩm thương

Theo các nhà quản trị của Citi Group, sản phẩm thương mại quốc tế luôn

tiềm ẩn nhiều rủi ro và các rủi ro này gồm rủi ro tín dụng, rủi ro quốc gia và rủi ro

khác.

Rủi ro tín dụng (Credit Risk). Rủi ro này liên quan đến khách hàng, phản ánh

khả năng hoàn thành nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng được thể hiện qua việc ngân hàng phải gánh chịu toàn bộ rủi ro trong suốt chu trình thực hiện giao dịch bằng cách cấp tín dụng cho khách hàng, mở rộng tín dụng và/hoặc sản phẩm nhạy cảm cần tín dụng (bao gồm cả cho vay và cho vay vượt hạn mức), và bao hàm cả rủi ro trực tiếp lẫn đột xuất. Trong đó, rủi ro tín dụng trực tiếp là rủi ro mà

nghĩa vụ của khách hàng khơng được thực hiện đúng hạn cịn rủi ro tín dụng đột xuất

là rủi ro mà nghĩa vụ tiềm năng của khách hàng trở thành nghĩa vụ thật sự và nghĩa vụ

này không được thực hiện đúng hạn.

Rủi ro quốc gia (Country Risk). Rủi ro này liên quan đến quốc gia mà ngân

hàng có phát sinh giao dịch. Nó phản ánh tình trạng khó khăn của ngân hàng trong việc thu hồi vốn tài trợ cũng như thực hiện các giao dịch nhận và chi trả tiền hàng do gặp phải những bất ổn nội bộ của quốc gia. Rủi ro quốc gia gồm có:

- Về chính trị (Political): rủi ro xảy đến do bởi những hành động của Chính phủ cầm quyền (như: tịch thu, sung cơng hoặc quốc hữu hóa tài sản) hay những biến cố độc lập của quốc gia (như: chiến tranh, bạo động, nổi loạn dân sự) làm ảnh hưởng đến khả năng của khách hàng ở quốc gia đó trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ đối với ngân hàng.

- Về tính chuyển đổi (Convertibility): rủi ro xảy đến do bởi những rào chắn

pháp lý có thể ngăn chặn nhà nhập khẩu chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đồng tiền tệ được ấn định trong giao dịch thương mại quốc tế.

- Về việc chuyển tiền (Transfer): rủi ro xảy đến từ việc nhà nhập khẩu khơng thể chuyển ngoại tệ thanh tốn cho nhà xuất khẩu do bởi những rào chắn pháp lý của quốc gia.

Rủi ro khác (Other Risk). Rủi ro này gồm có những rủi ro cụ thể sau:

- Về hình ảnh (Image): uy tín của ngân hàng có thể bị tổn hại do bởi những hoạt

động khơng thích ứng.

- Về sản phẩm (Product): rủi ro phát sinh do bởi tính khơng thích ứng hay sự khiếm khuyết của một sản phẩm thương mại nhất định.

- Về thực hiện nghiệp vụ (Operation): rủi ro gắn chặt với các chức năng của sản phẩm thương mại.

- Về tính pháp lý (Legal/Regulatory): rủi ro phát sinh do không phù hợp với luật lệ và qui định được áp dụng trong thực tế. Khi đó, ngân hàng có thể phải đối mặt với các thủ tục tố tụng dân sự, hình sự và hành chính.

- Về thiết lập, ký kết chứng từ (Doumentation): rủi ro phát sinh do khơng có những chứng từ pháp lý, các thỏa ước hay điều lệ cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi

của ngân hàng khi tiếp nhận và thực hiện các giao dịch.

Tại Citi Group, các rủi ro được xác định, đánh giá và kiểm soát một cách

cụ thể tùy theo mỗi phương thức thanh toán:

Trong phương thức thanh toán Nhờ thu, đặc biệt là Nhờ thu chứng từ, dù với vai trò là ngân hàng nhờ thu (Remitting bank) hay ngân hàng thu hộ (Collecting bank), ngân hàng đều có thể gặp phải những rủi ro thuộc nhóm “Rủi ro khác”. Do đó, việc quản lý rủi ro gắn liền với việc nhận thức và hành động thích ứng với từng loại rủi ro trong nhóm rủi ro này.

Trong phương thức thanh toán L/C (gồm Commercial và Standby L/C), rủi ro xảy đến cho ngân hàng là rất lớn và đa dạng tùy thuộc vào vai trò thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng. Chẳng hạn: Ở vai trò của ngân hàng phát hành (Issuing Bank), ngân

hàng phải đối mặt với “Rủi ro tín dụng” và “Rủi ro khác”. Ở vai trị của ngân hàng

thơng báo (Advising Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank) hay ngân hàng thanh tốn (Paying Bank), ngân hàng có thể gặp phải nhóm “Rủi ro khác”. Trong khi

đó, ở vai trị của ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng phải sẵn sàng đối

phó với “Rủi ro tín dụng”, “Rủi ro quốc gia” và “Rủi ro khác”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 26 - 28)