.Về các ngân hàng có liên quan trong việc thực hiện giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 73 - 86)

3.3 .Các giải pháp

3.3.1.1.3 .Về các ngân hàng có liên quan trong việc thực hiện giao dịch

* Ưu tiên chọn lựa thực hiện giao dịch với các ngân hàng đại lý, đặc biệt là các

ngân hàng đại lý chính tùy theo từng thời kỳ hoặc với các ngân hàng không phải là ngân hàng đại lý nhưng thường xuyên giao dịch và quan hệ giao dịch tốt.

* Hạn chế thực hiện tài trợ đối với các giao dịch có liên quan đến các ngân hàng

ở những quốc gia có sự rào chắn khắt khe về thương mại quốc tế, ngoại hối hoặc bị

cấm vận, khủng hoảng kinh tế.

* Lưu ý kiểm tra và kịp thời thông báo cho khách hàng ngưng thực hiện giao dịch mua bán quốc tế đối với các ngân hàng thuộc danh mục lưu ý về rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo…

3.3.1.2.Thực hiện chuẩn xác các nghiệp vụ thanh tốn theo thơng lệ quốc tế và tuân thủ các qui định của Chính phủ:

3.3.1.2.1. Đối với thanh tốn xuất khẩu:

Khi thông báo L/C/bảo lãnh:

* Khi thực hiện nghiệp vụ thông báo các L/C xuất khẩu (gồm cả L/C thương mại và L/C dự phòng) và các bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài, phải kiểm tra tính xác thực cũng như phải thận trọng với các điều kiện và điều khoản thanh toán của các L/C và bảo lãnh nhằm tránh bị giả mạo, nhất là đối với những L/C/bảo lãnh được mở bằng thư và/hoặc từ những thị trường mới, lạ.

* Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình đối với việc thơng báo các sửa đổi “hủy bỏ L/C/bảo lãnh” và/hoặc “thay đổi tên của người thụ hưởng của các L/C/bảo lãnh” bằng cách thu hồi ngay bản gốc L/C/bảo lãnh để lưu trữ hoặc giao lại cho các đối tượng thích hợp nhằm tránh bị lợi dụng.

Khi xác nhận L/C/bảo lãnh:

* Khi thực hiện nghiệp vụ xác nhận chữ ký theo yêu cầu của người hưởng lợi

đối với các L/C dự phòng/bảo lãnh được phát hành bằng thư mà người thụ hưởng nhận

trực tiếp từ đối tác của mình, phải tra sốt (tốt nhất là bằng điện Swift) với ngân hàng phát hành L/C dự phòng/bảo lãnh để chắc rằng chúng không bị giả mạo.

* Khi tiếp nhận yêu cầu xác nhận L/C dù theo yêu cầu của ngân hàng phát hành hay của người thụ hưởng, vấn đề cốt lõi là phải xác định được khả năng thanh tốn của ngân hàng phát hành ở các khía cạnh: có quan hệ đại lý/tài khoản thanh tốn, có tình

Khi kiểm tra chứng từ nhờ thu hoặc theo L/C:

Đối với chứng từ nhờ thu, cần lưu ý về số lượng và chủng loại chứng từ. Dù

ngân hàng khơng có trách nhiệm trong việc kiểm tra nội dung chứng từ nhưng ngân hàng cũng nên quan tâm đến các chi tiết cơ bản bất hợp lý để có sự điều chỉnh kịp thời nhằm tránh mất thêm thời gian và chi phí tái lập chứng từ. Chẳng hạn: kiểm tra kỹ hình thức nhờ thu là trả ngay hay trả chậm, kỳ hạn nhờ thu trên các chứng từ và thư ủy

nhiệm nhờ thu có đồng nhất hay không, hối phiếu chỉ được ký phát địi tiền người mua do bởi việc xuất trình hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng thu hộ là vi phạm luật địa phương, chứng từ vận tải được lập theo lệnh của người gửi hàng hoặc chứng từ bảo

hiểm hàng hóa có được ký hậu đầy đủ hay khơng…Ngồi ra, cũng cần kiểm tra “tên và

địa chỉ của ngân hàng thu hộ” từ danh mục ngân hàng thế giới nhằm phòng tránh bị lừa đảo do ngân hàng thu hộ khơng có thực.

Đối với chứng từ theo L/C, cần kiểm tra chứng từ một cách cẩn thận nhất phù

hợp với hướng dẫn của UCP500 và tài liệu bỗ trợ ISBP645 cũng như căn cứ vào các qui định cụ thể của L/C (Ghi chú: đề tài này không đi vào phần kiểm tra cụ thể chứng

từ theo L/C).

* Nếu các sai sót có thể sửa chữa được, kịp thời thông báo và lưu ý với khách hàng về việc sửa chứng từ trong thời hạn xuất trình chứng từ được qui định trong L/C nhằm tránh tình trạng chứng từ bị từ chối thanh tốn do xuất trình trễ hạn.

* Nếu chứng từ có các sai biệt quan trọng khơng thể hiệu chỉnh, ví dụ như giao hàng trễ hạn so với qui định của L/C, cần thiết nêu cụ thể sai biệt này để xác định rõ trách nhiệm kiểm tra chứng từ của một ngân hàng thương lượng. Tư tưởng “cứ phớt lờ sai biệt và xác nhận chứng từ hợp lệ nhằm để cho ngân hàng phát hành xác định tình trạng chứng từ” khơng được xem là một cách xử lý tốt, thậm chí cịn bị đánh giá thấp về trình độ nghiệp vụ và vị thế của ngân hàng. Cách tốt nhất trong việc xử lý các bộ chứng từ bất hợp lệ là điện thông báo các sai biệt cho ngân hàng phát hành để đạt được sự chấp nhận từ người yêu cầu mở L/C trước khi gửi chứng từ đi đòi tiền nhằm tránh các bước thương lượng với người yêu cầu mở L/C về sau cũng như các chi phí liên quan đến việc gửi đi và gửi trả lại chứng từ trong trường hợp người yêu cầu mở L/C từ chối thanh toán.

* Nếu bộ chứng từ có q nhiều sai biệt khơng thể hiệu chỉnh và không thể liệt kê cụ thể, cần lưu ý với khách hàng để chuyển sang thanh tốn theo hình thức nhờ thu chứng từ theo L/C. Để phòng tránh rủi ro, xin phân biệt rõ sự khác biệt cơ bản giữa hình thức nhờ thu chứng từ theo L/C (On Approval Basis) được điều chỉnh theo

UCP500 và phương thức thanh toán nhờ thu chứng từ (On Collection Basis) được điều chỉnh theo URC522.

Khi chứng từ phù hợp với L/C bị từ chối:

* Xem xét kỹ lý do từ chối và có sự phản biện kịp thời nếu lý do từ chối không hợp lệ bằng cách kiểm chứng lại thời hạn thông báo từ chối chứng từ, đối chiếu các sai biệt được nêu bởi ngân hàng phát hành với các qui tắc, qui định và hướng dẫn trong

UCP500, ISBP645, L/C, Case Study.

* Nếu lý do từ chối của ngân hàng phát hành hợp lệ và có liên quan đến việc gửi thiếu chứng từ hoặc chứng từ có những lỗi có thể hiệu chỉnh, cần thông báo ngay cho khách hàng để kịp thời gửi bổ sung chứng từ thiếu hoặc hiệu đính chứng từ sai trong thời hạn hiệu lực xuất trình chứng từ. Trong trường hợp khách hàng không thể bổ sung chứng từ thiếu hoặc khơng thể hiệu đính chứng từ sai, cần lưu ý với khách hàng về việc

Khi địi tiền Ngân hàng hồn trả theo chỉ định của L/C:

Việc địi tiền ngân hàng hồn trả theo chỉ định của ngân hàng phát hành phải được thực hiện theo đúng qui định của L/C. Cụ thể:

* Lập thư yêu cầu thanh toán gửi cho ngân hàng hoàn trả kể cả trong trường hợp chứng từ bất hợp lệ đã được chấp nhận nếu L/C không cho phép đòi tiền bằng điện. * Lập điện địi tiền ngân hàng hồn trả kể cả trong trường hợp chứng từ bất hợp lệ được chấp nhận nếu L/C cho phép địi tiền bằng điện hoặc khơng cấm đòi tiền bằng

điện.

* Ký phát hối phiếu địi tiền ngân hàng hồn trả nếu L/C u cầu.

* Trong trường hợp ngân hàng hoàn trả khơng thanh tốn vì lý do nào đó, chẳng hạn như: Ủy quyền hồn trả khơng được gửi đi hoặc bị hủy bỏ bởi ngân hàng phát

hành, phải xúc tiến ngay thủ tục đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc thông báo ngay cho ngân hàng phát hành để có hướng xử lý tiếp theo.

Khi tài trợ xuất khẩu dưới dạng cho vay hoặc chiết khấu chứng từ:

* Khi thẩm định cho vay, tài trợ xuất khẩu trên cơ sở các L/C bản gốc dựa vào quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, cần phải xem xét kỹ các điều kiện của L/C để tránh rơi vào bẫy và bị mất vốn.

* Mạnh dạn áp dụng chiết khấu miễn truy đòi đối với các bộ chứng từ hợp lệ theo các L/C được phát hành bởi các ngân hàng có quan hệ tài khoản với NHNT, hoặc theo các L/C có chỉ định ngân hàng hồn trả là một ngân hàng thứ ba có uy tín trên thế giới.

Chỉ thực hiện chiết khấu có truy địi đối với các bộ chứng từ được lập theo các L/C được chuyển nhượng/giáp lưng hoặc theo các L/C xuất khẩu hàng Thủy sản có

qui định “Tiền hàng chỉ được thanh tốn khi hàng hóa được cho phép thơng quan bởi các cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu” khi người thụ hưởng có quan hệ tốt với NHNT, có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu.

* Đối với các L/C có điều khoản “Available with the issuing bank by payment” (L/C trả ngay) và “Available with the issuing bank by deffered payment” (L/C trả

* Trên nguyên tắc, NHNT không thực hiện chiết khấu đối với các bộ chứng từ nhờ thu trả chậm D/A. Tuy nhiên, có thể xét duyêt chiết khấu đối với chứng từ thanh toán dạng này theo từng giao dịch cụ thể nhưng với mức chiết khấu thấp và chỉ dành cho các khách hàng đã được xét cấp giới hạn tín dụng, hoặc với mức chiết khấu cao khi có Bảo lãnh thanh tốn của ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Trong tương lai, khi có sự xuất hiện của sản phẩm Bảo hiểm xuất khẩu được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu hội nhập, việc chiết khấu chứng từ nhờ thu trả sau có thể được mở rộng ra với mức chiết khấu cao hơn nếu như các khách hàng có mua Bảo hiểm xuất khẩu.

Đối với phương thức nhờ thu chứng từ trả ngay D/P, chỉ chiết khấu với tỷ lệ cao

các bộ chứng từ có đặc điểm như: tồn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua ngân hàng, ngân hàng thu hộ có quan hệ đại lý với NHNT, khách hàng ủy nhiệm nhờ thu có quan hệ tốt với NHNT và đã được cấp giới hạn tín dụng bởi NHNT, hàng hóa dễ tiêu thụ

trên thị trường, nước nhập khẩu khơng có rủi ro quốc gia về chính trị, kinh tế, ngoại hối…

Đối với các khoản chuyển tiền đến theo phương thức chuyển tiền, cần kiểm tra, đối chiếu kỹ các thông tin liên quan đến số tiền, số hiệu và tên tài khoản của người

hưởng lợi nhằm phịng tránh việc ghi có sai số tiền hoặc ghi có cho một bên khác với người hưởng lợi được qui định trong lệnh chuyển. Đối với những lệnh chuyển tiền có sai sót, nhất thiết phải tra soát với ngân hàng chuyển tiền. Trong trường hợp lệnh chuyển tiền có sai sót, chỉ chấp nhận “ghi có ngay” khi có cam kết hồn trả của người hưởng lợi (cùng với việc xuất trình chứng từ chứng minh quyền thụ hưởng số tiền này)

đối với người hưởng lợi là khách hàng có uy tín của NHNT, đặc biệt là khách hàng đã được cấp giới hạn tín dụng.

Đối với các khoản địi tiền theo L/C và nhờ thu chứng từ, một mặt, cần theo dõi

và kịp thời nhắc nhở ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng được chỉ định) và ngân

hàng thu hộ thanh toán đúng hạn, đầy đủ theo các qui định trong UCP500, URR525,

L/C, URC522, mặt khác, thườmg xuyên đối chiếu với các tài khoản Nostro của NHNT tại các ngân hàng đại lý chính nhằm tránh việc treo trễ các khoản trả tiền cũng như hạn chế chi phí và thời gian tra sốt khơng cần thiết.

3.3.1.2.2. Đối với thanh toán nhập khẩu:

Theo phương thức chuyển tiền

* Khi tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra hồ sơ, đối chiếu kỹ với các qui định trong các Thông tư về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước để chắc rằng các giao dịch này thuộc chuyển tiền trả trước hay trả ngay/sau khi nhận hàng; chuyển tiền trả sau ngắn hạn (từ một năm trở xuống kể từ ngày nhận hàng) hay trung dài hạn (trên một năm kể từ ngày nhận hàng); có xuất trình văn bản đăng ký với Ngân hàng nhà nước đối với các khoản chuyển tiền trung dài hạn; có khai báo hàng hóa và được Hải quan Việt Nam chứng thực về tình trạng hàng hóa cũng như nộp thuế hàng hóa (đối với chuyển tiền trả sau), và có giao nộp các tờ khai hải quan một cách đầy đủ, đúng hạn và chính xác theo

đúng cam kết lúc yêu cầu chuyển tiền (đối với chuyển tiền trả trước); các sửa chửa trên

tờ khai hải quan đã được chứng thực bởi Hải quan; thật sự lưu ý đối với các khoản

chuyển tiền có dấu hiệu rửa tiền và/hoặc tài trợ khủng bố.

* Khi thực hiện việc chuyển tiền: cẩn thận trong thao tác và tuân thủ mẫu điện chuyển tiền MT103 hoặc MT202 của hệ thống Swift nhằm tránh việc chuyển sai số

Nói thêm về rửa tiền và tài trợ khủng bố: Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc

tế IMF, hàng năm có từ khoảng 2% đến 5% của tổng sản phẩm quốc nội tồn cầu (tức, ít nhất là 600 tỷ USD) liên quan đến hoạt động tài chính của bọn tội phạm thông qua

các giao dịch rửa tiền và tài trợ khủng bố. Với việc tự do hóa tài chính theo u cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có thể nằm trong tầm ngắm của bọn tội phạm quốc tế trong việc mở rộng hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố, và điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại, trong đó có NHNT, phải sáng suốt trong việc chọn lựa và thực hiện giao dịch.

Rửa tiền là cách nói ẩn dụ của việc “Làm sạch đồng tiền” phù hợp theo luật

pháp. Nó được xác định như quá trình che đậy sự tồn tại của các nguồn thu nhập bất hợp pháp hoặc che đậy việc sử dụng các khoản thu nhập có được từ các hoạt động tội

phạm, và ngụy trang chúng dưới dạng những nguồn thu hợp pháp thông qua các giao dịch hợp pháp. Nói một cách dễ hiểu, rửa tiền là việc biến đồng tiền phạm pháp mà có

được thành đồng tiền hợp pháp để sử dụng. Tức là, sau khi rửa tiền, bọn tội phạm tiếp

tục đầu tư vào những công việc làm ăn hợp pháp và những khoản tiền này lại được

dùng để cung cấp vốn cho các hoạt động tội ác, và quy trình này cứ thế lặp đi lặp lại. Theo dữ liệu điều tra của IMF, bọn tội phạm thực hiện các giao dịch rửa tiền bằng cách mở các tài khoản nhân danh các tập đoàn kinh tế lớn như Shell hoặc đứng danh nghĩa là các công ty đầu tư cá nhân, thực hiện các giao dịch chuyển tiền có bề ngồi rất hợp

pháp, hoặc chuyển tiền điện tử bằng đồng ngoại tệ USD đi khắp nơi trên thế giới

thông qua các trung tâm toàn cầu.

Trong khi đó, các giao dịch gắn liền với hoạt động tài trợ khủng bố thường có trị

giá nhỏ và không nhất thiết là liên quan đến hoạt động tội phạm. Tiền được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động khủng bố có thể có được từ cả hoạt động khơng hợp pháp lẫn hợp pháp.

Để có thể phịng ngừa, né tránh các giao dịch rửa tiền và tài trợ khủng bố, việc

- Người khởi tạo hoặc người thụ hưởng của giao dịch đó là ai (?): cơng ty

thương mại, công ty xuất nhập khẩu, công ty đầu tư, công ty đầu tư cá nhân, công ty

đươc chỉ định, cá nhân có ý đồ chính trị, ngành cơng nghiệp có độ rủi ro, nguy hiểm

cao, các đối tượng thuộc diện giám sát khác.

- Các giao dịch đó thuộc những quốc gia nào (?): các nước hoặc vùng lãnh thổ không hợp tác, các quốc gia tài trợ khủng bố, các quốc gia rửa tiền, các quốc gia tham nhũng, phạm vi bí mật ngân hàng, những địa điểm ở ngồi khơi.

- Các giao dịch có thể có dấu hiệu “những lá cờ đỏ”: chuyển tiền đi qua nhiều phạm vi quản lý khác nhau; địa chỉ của người yêu cầu chuyển tiền nằm ngoài phạm vi của ngân hàng phục vụ người yêu cầu chuyển tiền hoặc địa chỉ của người hưởng lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương việt nam và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)